Phan Huy ích

Một phần của tài liệu Giáo dục, khoa cử nho học hà tây từ 1075 1802 (Trang 69 - 71)

B Nội dung

3.3.6 Phan Huy ích

Trong số các danh sĩ Bắc Hà ra phục vụ triều Tây Sơn có những đóng góp tích cực cho thời đại thì sau Ngô Thì Nhậm, ngời ta kể tới Phan Huy ích. Phan Huy ích sinh năm 1751 còn có tên là Công Hợi tự là Khiêm Thụ Phủ hiệu Dũ An, nguyên quán Làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc trṍn Nghợ̀ An. Khi lớn lên, theo cha là tiến sĩ Phan Huy Cận chuyển c ra làng Thuỵ Khuê, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây và từ đó mở đầu một dòng họ văn chơng nổi tiếng Phan Huy ở Xứ Đoài.

Xuất thân trong gia đình khoa bảng, thân phụ là Phan Huy Cận, em trai là Phan Huy Ôn đều đỗ tiến sĩ. Năm 1775 ông mới 25 tuổi đã thi đỗ Hội nguyên tiến sĩ, đợc bổ làm Thừa chỉ viện Hàn Lâm, sau làm Tham chính sứ xứ Sơn Nam. Phan Huy ích là học trò Ngô Thì Sĩ, rồi lấy con gái thõ̀y và sau có lẽ chịu ảnh hởng từ ngời em vợ là Ngô Thì Nhậm mà Phan Huy ích đã đi theo Tây Sơn (18,334).

Dới thời Lê - Trịnh Phan Huy ích từng đợc giữ chức Đốc đồng Thanh Hoá, Thiêm sai tri hình ở phủ Chúa, Đốc thị Nghệ An kiêm Tán lý quân vụ Thanh Nghệ. Vào cuối năm 1786 ông đợc Trịnh Bồng cử đi đánh Nguyễn Hữu Chỉnh nhng ông thua trận, bị Chỉnh bắt sống, may nhờ ngời quen xin cho nên mới đợc tha về. Có lẽ đây là sự kiện khá thú vị xảy ra với cuộc đời làm quan của Phan Huy ích vì trớc khi ra trận Phan Huy ích đã sai làm một chiếc trống thật to và nói rằng sẽ bắt đợc Chỉnh rồi chọc thủng mặt trống nhét Chỉnh vào trống khiêng về. Nguyễn Hữu Chỉnh khi tha cho Phan Huy ích về có nói “Cái tội thầy đồ nói

khoác, giết cũng vô ích”.

Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, Phan Huy ích đợc tiến cử và ông đợc phong chức Tả thị lang bộ Hộ, tớc Thuỵ Nham hầu. Nguyễn Huệ rất coi trọng tài năng của ông nên năm 1789 sau chiến thắng quân Thanh, Phan Huy ích từ Phú Xuân đợc gọi ra Bắc Thành cùng Ngô Thì Nhậm làm công việc ngoại giao với nhà Thanh. Năm 1790, Phan Huy ích đợc cử vào đoàn sứ bộ hộ tống vua Quang Trung giả sang Trung Quốc, khi về ông đợc thăng Thị trung ngự sử ở toà Nội Các. Năm 1800, Phan Huy ích đợc cử giữ chức Thợng th bộ Lễ. Năm 1802 ông và Ngô Thì Nhậm bị Nguyễn ánh bắt giam rồi cùng bị đem ra Văn Miếu đánh đòn. Sau Phan Huy ích đợc tha về. Từ đó đến năm Phan Huy ích qua đời (1822) ông khi thì ở Sài Sơn, khi thì về Thiên Lộc day học...

Tác phẩm của Phan Huy ích còn lại khá đồ sộ, về thơ ông có các tập Nam

trình tạp vịnh, Vân sơn khiển hứng, Cẩm trình kỷ hứng, Thang châu lữ hứng, Tinh sà kỷ hành, Cúc thu bách vịnh, Nam trình tục tập, Vân du tuỳ bút đợc tập

hợp lại trong “Dụ Am ngâm lục”. Về văn, Phan Huy ích viết đủ các loại biểu, chiếu, tấu, th, trát, văn tế, tựa, bạt... đợc tập hợp trong bộ “Dụ Am văn tập”

khoảng 400 bài, trong đó có hàng trăm bài bang giao. Phan Huy ích còn là một dịch giả của “Chinh phụ ngâm khúc” thể hiện qua bài thơ “Tân diễn Chinh

phụ ngâm khúc hành ngẫu thuật” (Bài thơ ngẫu thuật khi mới diễn nôm xong

Chinh phụ ngâm khúc) (18,334-335).

Trong văn học thời Tây Sơn, sau Ngô Thì Nhậm có lẽ Phan Huy ích là ngời viết văn chính luận xuất sắc hơn cả. Những văn kiện bang giao do Phan Huy ích viết đã phản ánh đợc đờng lối đối ngoại vừa khôn khéo vừa giữ đợc tinh thần độc lập, tự chủ, tự cờng, vừa thể hiện đợc tính thiện chí, khiêm nhờng, yêu chuộng tình hoà hiếu lân bang của triều Tây Sơn đối với nhà Thanh. Cùng với Ngô Thị Nhậm, Phan Huy ích đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của triều Tây Sơn, đồng thời với những bài biểu, những th từ ngoại giao đợc soạn thảo tinh tế, minh bạch và hùng biện, Phan Huy ích đã để lại cho đời sau một di sản văn học ngoại giao quý giá.

Một phần của tài liệu Giáo dục, khoa cử nho học hà tây từ 1075 1802 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w