1.2.1. Nhân tố quốc tế
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai diễn ra từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX đã đẩy nhanh xu thế quốc tế hóa trên quy mô khu vực và toàn cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sự hòa nhập của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với cuộc cách mạng thông tin và viễn thông tiên tiến đã làm cho lực lợng sản xuất mà trong đó khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt lên một bớc phát triển mới về chất. Chính điều này đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vợt ra khỏi ranh giới địa - chính trị chật hẹp truyền thống, góp phần gia tăng quy mô và tốc độ quốc tế hóa trên nền sản xuất xã hội của các quốc gia và khu vực. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, quá trình quốc tế hóa phát triển ngày càng sâu rộng đã đạt tới một quy mô mới, to lớn hơn và ở một trình độ cao hơn - đó là toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan, không cỡng lại đợc và diễn ra với nhịp độ rất nhanh chóng, không lờng trớc đợc. Đồng thời đây cũng là một xu thế chứa đựng nhiều nhiều cơ hội và thách thức to lớn đặt ra cho
toàn bộ thế giới nói chung, đặc biệt là các nớc đang phát triển nói riêng. Nói cách khác toàn cầu hóa trở thành một trong những sự thực cơ bản nhất trong đời sống của thời đại ngày nay và nó có tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trờng... của xã hội. Toàn cầu hóa đã có tác động không nhỏ tới việc hoạch định đờng lối phát triển của mỗi quốc gia cả về đối nội lẫn đối ngoại, bứt phá đi lên hay tụt hậu tùy thuộc vào đờng lối chính sách của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn cho mình một con đờng đi trong trào lu chung đó. Toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề mà thông qua đó các nớc phải gắn kết với nhau.
Thực tế là trong buổi đầu tồn tại với t cách là một quốc gia độc lập, nhiệm vụ cơ bản đợc đặt ra là bảo đảm sự sống còn của mình với tính cách là một chỉnh thể chính trị và kinh tế thống nhất. Nói cách khác, những việc mà nó cần làm là tạo công ăn việc làm, bảo đảm cho dân có đủ nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, nền công nghiệp, các lực lợng vũ trang, hệ thống giáo dục và các dịch vụ y tế, văn hóa - tức là tất cả những gì mà một quốc gia bình thờng cần có. Trong quá trình đó, do sự kết hợp của các yếu tố, Singapore đã có đợc một tập hợp các tố chất làm cho nó trở thành có khả năng cạnh tranh và sẵn sàng đi vào toàn cầu hóa. Chẳng hạn, do thị trờng trong nớc không lớn, Singapore buộc phải phát triển các ngành công nghiệp định hớng vào xuất khẩu, và cũng do trong nớc không có đủ vốn, công nghệ tại chỗ và điều kiện tiếp thị, Singapore đã buộc phải dựa vào các tập đoàn đa quốc gia và hợp tác với họ. Chính cái đó đã dẫn Singapore bớc vào thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Để bổ sung và duy trì khu vực sản xuất, Singapore cũng đã phát triển khu vực dịch vụ, là khu vực hiện đã là bộ phận quan trọng bậc nhất của nền kinh tế đất nớc. Nh vậy, Singapore hiện đã là một nớc có khả năng cạnh tranh trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay mà đặc trng là các kênh luân chuyển nhanh chóng và trên quy mô to lớn dịch vụ và vốn qua biên giới.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa đang đặt ra cho Singapore cũng nh nhiều nớc khác trên thế giới nhiều vấn đề không đơn giản, và nớc này đang cố gắng đa ra những câu trả lời cho những thách thức của toàn cầu hóa. Và có đợc những câu trả lời tơng hợp cho những thách thức, Singapore có thể trở thành một thành viên chính thức tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và rút ra đợc từ đó cái lợi cho mình. Rõ ràng nhân tố quốc tế cũng đóng góp một phần cho sự “cất cánh” của nớc cộng hòa Singapore.
Ngoài xu thế toàn cầu hóa thì trong giai đoạn này trên bình diện chính trị thế giới còn chứng kiến sự phân chia thành hai phe, hay nói một cách khác đó là trật tự thế giới hai cực do Xô và Mĩ cầm đầu. Rõ ràng toàn cầu hóa ít nhiều đã làm thế giới thống nhất hơn, nhng sự đối lập về ý thức hệ thì cần có một thời gian dài mới có thể dung hòa chung sống hòa bình đợc. Vì thế một thách thức không nhỏ đối với các quốc gia vừa mới giành đợc độc lập là phải lựa chọn cho mình một con đờng phát triển thích hợp cho dù ngả về phe nào cũng là điều không tốt cho sự phát triển của mình vì điều đó luôn đồng nghĩa với sự phụ thuộc vào nớc ngoài. điều này buộc các nhà lãnh đạo Singapore mà đứng đầu là Thủ tớng Lý Quang Diệu cần phải đa ra những chính sách đối nội đặc biệt là chính sách đối ngoại thích hợp để hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu.
1.2.2. Nhân tố khu vực
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hầu hết các quốc gia
đông Nam á đều đã giành đợc độc lập dới các hình thức khác nhau. Sau khi giành đợc độc lập, bộ máy nhà nớc của một số quốc gia có khuynh hớng phát triển t bản chủ nghĩa ở đông Nam á bắt đầu đợc cũng cố. Chính phủ các nớc này đều chú trọng việc phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và thu đợc những kết quả khả quan. Tuy vậy, đa phần các nớc này đều đứng trớc những thách thức rất lớn về kinh tế và tình hình an ninh chính trị, đồng thời phải giải quyết những khó khăn, thậm chí cả xung đột trong quan hệ giữa họ với nhau và
sức ép từ bên ngoài. Trong tình hình đó, nhu cầu tập hợp nhau lại dới hình thức một tổ chức để đối phó với những thách thức nêu trên càng trở nên cấp bách.
Trong sự phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để bảo vệ quyền lợi từng nớc và khu vực, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát triển. Nhiều tổ chức khu vực xuất hiện: Liên đoàn ả Rập (1950), Tổ chức các nớc Trung Mĩ (1951), Thị trờng chung châu Âu (1957), Tổ chức đoàn kết châu Phi (1963)... Tình hình đó đã tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của các nớc trong khu vực Đông Nam á.
Đây cũng là thời điểm cuộc chiến tranh đông Dơng đang diễn ra hết sức căng thẳng, biến Đông Nam á thành địa điểm tranh giành giữa các nớc lớn. Liên Xô, Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng thông qua việc ủng hộ, giúp đỡ cho một số Đảng cộng sản trong khu vực. Quan hệ phức tạp giữa Mĩ - Xô - Trung và sự giúp đỡ trực tiếp của trung quốc cho các Đảng cộng sản ở Đông Nam á đã gây ra mối lo ngại của chính quyền các nớc này về khả năng lan tràn của chủ nghĩa cộng sản sẽ chiếm lĩnh toàn bộ khu vực, đe dọa trực tiếp đến nền an ninh quốc gia mình. Việc Mĩ tiếp tục tham gia và ngày càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam đã khiến cho một số nớc đông Nam á đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến phải tính toán lại chiến lợc để đối phó với tình hình mới. Các nớc đông Nam á ngày càng nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn nhu cầu hợp tác, liên kết khu vực. tính thống nhất của đông Nam á có căn nguyên lịch sử và vì thế, liên kết khu vực trở thành một nhu cầu tất yếu của chính sự phát triển lịch sử. đông Nam á cần thoát khỏi sự kiềm tỏa của các thế lực bên ngoài để ổn định và phát triển. đông Nam á cần vợt qua mọi nghi ngờ đố kỵ để xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, hợp tác xây dựng đông Nam á thành khu vực hòa bình, thịnh vợng có vị trí quan trọng trên thế giới. Chính vì lẽ đó mà nhiều tổ chức sơ khai của khu vực đã ra đời nh SEAFET (tháng 1/1961), ASA
(tháng 7/1961), MAPHILINDO (tháng 8/1963)... Tuy nhiên, do nhiều lý do chi phối nên các tổ chức này đều không tồn tại theo mong muốn của các nớc, nhng đây chính là tiền đề quan trọng để ngày 8/8/1967, dới sự đồng thuận của năm n- ớc là Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan, Philíppin và Singapore, Hiệp hội các quốc gia đông Nam á, viết tắt là ASEAN mới chính thức ra đời. ASEAN ra đời đánh dấu một bớc phát triển mới trong công tác đối ngoại của khu vực, đặt nền móng cho hợp tác và liên kết khu vực nói riêng, củng cố hòa bình và phát triển kinh tế quốc tế nói chung.
Singapore là một đất nớc nhỏ bé về diện tích, nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, ít ỏi về nhân lực. Cho nên, để có đợc những thành tựu về kinh tế, an ninh, buộc Chính phủ Singapore phải lựa chọn giải pháp bấu víu vào những mối quan hệ mang tính quốc tế, việc lựa chọn gia nhập vào một diễn đàn mang tính thể chế của khu vực là giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề đối ngoại, đồng thời tạo ra một khối đoàn kết giữa các nớc láng giềng để duy trì nền hòa bình. Chính vì vậy, ngay sau khi giành đợc quyền tự chủ, dới sự chỉ đạo của PAP (Đảng Nhân dân hành động), Singapore đã tiến hành phát triển nền kinh tế theo hớng công nghiệp hóa hớng ra xuất khẩu và tăng cờng thu hút đầu t nớc ngoài. với mục tiêu biến Singapore thành một thành phố mở, là trung tâm tài chính, trung tâm công nghệ cao. Chính phủ Singapore không những tăng cờng nội lực mà còn mở rộng quan hệ hợp tác với các nớc khác, đặc biệt là Malaisia và Inđônêsia, hai nớc có mối quan hệ bang giao thân cận nhất, đồng thời cũng là thị trờng cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chính của Singapore. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ Singapore còn muốn gia nhập ASEAN để cùng với các nớc khác bắt tay vào giải quyết vấn đề cộng sản, ngăn chặn và loại bỏ dần các phần tử Maoít đang hoạt động ngầm trong các tổ chức xã hội. Rõ ràng hành động chống phá cộng sản của Singapore đã cho thấy Singapore ủng hộ chính sách của Mĩ tại Đông Nam á. Singapore cần Mĩ , các
nớc phơng Tây và Nhật Bản vì singapore cần vốn đầu t, thiết bị công nghệ mới và hàng loạt các chính sách bảo hộ về an ninh mà các nớc đó ào ạt đổ vào Singapore và các nớc thành viên. đổi lại, Singapore trở thành căn cứ hậu cần, nơi sửa chữa máy bay quân sự cho Mĩ . Chính vì nhận đợc những quyền lợi lớn nh vậy nên Singapore là nớc tích cực thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ASEAN. Điều này đợc thể hiện rõ nhất qua câu trả lời phỏng vấn của Lý Quang Diệu: “Sự đoàn kết của chúng ta (ASEAN) đợc giải thích bằng sự đồng nhất những mục tiêu chung, lâu dài là nhằm sự hạn chế sự lan rộng của cộng sản và sự tranh đua của các cờng quốc vào khu vực chúng ta” [40, tr.35].
Tiểu kết chơng 1
Sự phát triển của Cộng hòa Singapore là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều nhân tố khác nhau: tình hình nội tại của đất nớc, điều kiện tự nhiên, nhân tố chính trị - xã hội, nhân tố lịch sử cũng nh tình hình quốc tế và khu vực.
Là một quốc gia non trẻ, với diện tích khiêm tốn nhất ở đông Nam á. Song Singapore lại có vị trí chiến lợc vô cùng quan trọng, nằm án ngữ trên trục đờng vận tải biển từ á sang Âu, Đông sang Tây, nằm tại một trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lợc của Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm quan trọng trong các lĩnh vực thơng mại, viễn thông và du lịch. Chính vì vậy Singapore là đất nớc đợc xem là “cửa ngỏ” vào Đông Nam á.
Về điều kiện tự nhiên: Singapore không phải là một đất nớc tự nhiên mà là đất nớc do con ngời tạo nên, Singapore cha từng đợc biết đến một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đáng giá để có thể đáp ứng sự phát triển của đất nớc, thậm chí nớc ngọt cũng phải mua từ bên ngoài . đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của Singapore.
Về chính trị - xã hội: kể tự khi giành độc lập, Đảng Nhân dân hành động (PAP) luôn thắng cử và duy trì một hệ thống chính trị ổn định, đây chính là nhân tố cần thiết giúp nớc này tập trung phát triển kinh tế
Đặc điểm nổi bật nhất về mặt xã hội của Singapore là một xã hội đa dân tộc, trong đó ngời Hoa chiếm đa số, đến ngời ấn Độ và Mã Lai. Kể từ lúc độc lập (1965), Thủ tớng Lý Quang Diệu đã nhấn mạnh Singapore không phải là Trung Quốc thứ ba, cũng không phải Malaisia hay ấn Độ, mà là nớc Cộng hòa Singapore. Nỗ lực của Chính phủ nhằm xây dựng một xã hội đa tộc đã hình thành nên bản sắc quốc gia dân tộc Singapore.
Về bối cảnh quốc tế và khu vực: Năm 1965 - thời điểm mà Singapore bắt đầu tách ra phát triển độc lập cùng là thời điểm mà cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới đang bớc vào giai đoạn căng thẳng, sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị xã hội, giữa hai cực Xô - Mĩ rất sâu sắc và toàn diện đợc thể hiện bằng cuộc “chiến tranh nóng” tại Đông Dơng, thời điểm mà Mĩ bắt đầu thực hiện chiến l- ợc “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, đồng thời sử dụng không quân ném bom miền Bắc Việt Nam. Điều này thể hiện tham vọng của Mĩ trong việc gia tăng ảnh hởng tại khu vực đông Nam á, và đã tác động mạnh đến các nớc trong khu vực Đông Nam á, trong đó có Singapore phải xem xét và điều chỉnh chiến lợc của mình trong quan hệ với các cờng quốc cũng nh đối với các quốc gia trong khu vực đông Nam á.
Singapore - một đất nớc nhỏ bé, chiếm một vị trí quan trọng trong khu vực. Rõ ràng Singapore đang đứng trớc những thách thức không nhỏ trong những ngày đầu độc lập, có thể nói sự phát triển của đất nớc, sự ổn định của quốc gia lúc này phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định đờng lối phát triển đúng đắn của Chính phủ Lý Quang Diệu.
Chơng 2:
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, giáo dục singapore dới thời Thủ tớng Lý Quang Diệu (1965 -1990)