Khẳng định quốc thể qua quan hệ bang giao với nhà Thanh

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 84 - 95)

Trong “Lịch triều hiến chơng loại chí”, phần mở đầu Bang giao chí, Phan Huy Chú đã viết: “ Trong việc trị nớc, hoà hiếu với láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù lại rất quan hệ, không thể xem thờng, cho nên nghĩa tu hiếu (sửa việc giao hiếu) chép ở kinh Xuân thu, đại giao lân (giao thiệp với nớc láng giềng) chép ở hiền truyện (chỉ sách Mạnh tử), chính là đem lòng tin thực mà kết giao, ngời có quyền trị nớc phải nên cẩn trọng.

Nớc Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nớc có quy mô riêng, nhng ở trong thì xng đế mà đối ngoại thì x- ng vơng, vẫn chịu phong hiệu, xét lí thế lực phải là nh thế. Cho nên lễ sách phong, lễ cống sinh, việc bang giao các đời đều xem là quan trọng. Kỳ gian thể

lệ có khinh có trọng, có giản có phiền, trớc sau hoặc có khác nhau, không thể không biết cho rõ” [9, 135].

Do vậy, quan hệ nh thế nào cho giữ đợc quốc thể thì vấn đề ở đây phải thông hiểu cái lí của bang giao và mục tiêu cần giữ hay đạt tới trong mối quan hệ đó. Chẳng hạn, sau hai lần nhà Thanh sắc dụ buộc ta công nhận mỏ đồng Tụ Long thuộc lãnh thổ của Trung Hoa nhng trớc thái độ cơng quyết và sự thực lịch sử không thể chối cãi, vua Thanh đã sai viết lại sắc dụ, sai sứ lấy xứ ấy trả cho ta.

Vài nét về các mốc đánh dấu quan hệ giữa nớc ta với nhà Thanh dới thời chúa Trịnh Doanh:

Năm 1741, chánh sứ Nguyễn Kiều, phó sứ Nguyễn Tông Qoai sang cống nhà Thanh.

Năm 1747, chánh sứ Nguyễn Tông Qoai, phó sứ Nguyễn Thế Lập, Trần Văn Hoán sang cống nhà Thanh.

Năm 1753, chánh sứ Vũ Khâm Lân, phó sứ Đào Xuân Hơng sang cống nhà Thanh.

Năm 1760, chánh sứ Trần Huy Bật, phó sứ Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Thụ sang cống nhà Thanh.

Năm 1765, chánh sứ Nguyễn Huy Oánh, phó sứ Lê Doãn Thân và Nguyễn Thởng sang cống nhà Thanh.

Những quan hệ đó đã góp phần vào việc duy trì hoà bình, củng cố quan hệ giữa hai nớc đợc tốt đẹp hơn. Việc bang giao cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng, thái độ ngỡng mộ nhng phải trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, có đi có lại. Chúng ta mang đi nhng chúng ta cũng phải mang về, chúng ta cũng phải đạt đợc những mục đích có lợi cho đất nớc. Qua quan hệ đó, khiến họ phải nể phục.

Năm 1761, khi sứ nhà Thanh sang sách phong là Đức Bảo và Cố Nhữ tu đến. Bấy giờ trong nớc đã yên ổn. Trịnh Doanh cho là Bắc sứ ở phơng xa lại, muốn khoe nhân tài nớc mình nhiều nên những khi tiếp đón đa đều chọn những ngời có tài văn học, khéo ứng đối, bèn sai văn thần Ngô Thì Sĩ lấy danh nghĩa là

cử nhân đến mừng (là dụng ý của chúa) và Nguyễn Phi Sảng, Nguyễn Trọng Hoành đem phu kiệu đón tiếp. Thì Sĩ là ngời học vấn sâu rộng, ứng đáp lanh lợi nên sứ thần nhà Thanh rất trọng. Quốc thể nhờ đó cũng đợc tôn lên.

Ngày xa để tỏ lòng tôn kính, hiếu nghĩa thì trong cách xng hô không nên và không đợc gọi trực diện tên mà phải gọi né trách nh: hiếu với cha mẹ thì con cái trong nhà không gọi tên cha mẹ ra, ngời ngoài thờng lấy tên con (thờng là con đầu) để gọi thay thế tên bố mẹ. Dân không dám gọi tên quan mà gọi theo chức tớc của vị quan đó. Với vua (vua là thiên tử) nên nếu gọi tên vua sẽ mang tội đại bất kính. Điều đấy là bề tôi trong một nớc ai cũng rõ. Vậy nên khi sứ bộ nớc Nam đi qua Ngô Châu, Hiệp trấn họ Lý tiếp đãi đã hỏi tên vua nớc Nam là gì? Lê Quý Dôn muốn tỏ rõ mình là bề tôi trung thành nên đã trả lời: từ xa đến nay, cha bao giờ thấy trong việc tiếp đãi sứ thần lại hỏi tên vua cả. Đại nhân không nên hỏi mà sứ thần cũng không nên trả lời, có nh vậy mới đúng phép bề tôi. Hay, có một lần Lê Quý Đôn đi sứ đến Quảng Tây, tiếp kiến với Tổng trấn Quảng Tây lúc bấy giờ là Chu Bội Liên, Chu muốn làm giảm giá trị của kiến trúc nớc Nam nên cho rằng nớc ta mặc dù đã học tập phong tục giáo hoá của Trung Hoa nhng chẳng thấy có thành quách nào cả, chắc là không có nhân tài xây dựng. Lê Quý Đôn đã biện chứng cụ thể nh trong sách Hoàng Minh thông chí có chép rõ quan Thái giám ngời nớc Nam là Nguyễn An đã xây dựng các cung điện ở Yên Kinh vào năm Vĩnh Lạc đời nhà Minh và sách Hán chí của Trung Quốc đã ghi những con số rõ ràng là sáu mơi thành, sau đó gia tăng thêm mới chục thành nữa. Sau này các thành đều san bằng cả là vì các quan hiệp chấn nơi biên ải của quý quốc thờng hay tham công mà sinh sự, tràn sang xâm lấn, nếu có các thành trì họ chiếm đợc thì chúng tôi bị mất cả thành lẫn đất và dân. Việc san bằng đi, lập nhiều luỹ nhỏ, có dân giữ luỹ thì đối phơng không biết tìm nơi nào mà đánh. Chu Bội Liên nghe vậy mới tỏ lòng mến phục.

Khi Lê Quý Đôn đi sứ thấy các nhà nho Trung Hoa hỏi về việc có phải An Nam tôn thờ Giải phu tử (Giải tấn) không? Lê Quý Đôn đã nói những sai lầm của Cao Hùng Trng trong việc ghi chép về Giải Tấn là sai cho mọi ngời đều biết. Từ đó viện dẫn thêm một số chứng cứ về sự phát triển của giáo dục nớc ta

cho mọi ngời thấy. Từ thời Nhà Lý việc học tập của nớc ta đã rất phát triển rồi, các khoa thi đã đều đặn đợc mở để chọn Tiến sĩ.

Khi sứ bộ nớc ta đi qua các tỉnh, phủ, châu trên nội địa Trung Quốc đã nhận thấy, trong các văn th của quan lại Trung Quốc đều dùng lời khinh bỉ để gọi sứ bộ nớc ta là “Di quan, di mục” nghĩa là bọn “quan lại rợ mọi”. Khi sứ bộ trở về đến Quế Lâm, Lê Quý Đôn đã viết th cho các quan đầu tỉnh QuảngTây phản kháng lối dùng danh từ “Di” và đề nghị không gọi theo lối ấy nữa. Quan bố chánh là Diệp Tồn Nhân cho là đúng và đề nghị lên cấp trên làm công văn sức cho khắp mọi nơi, từ đó về sau chỉ gọi là “An Nam cống sứ” và tất cả các văn th gửi sang nớc ta cũng xin không dùng chữ “Di” nữa. Thắng lợi ấy đã góp phần khẳng định tính dân tộc, vị thế quốc gia trong quan hệ bang giao.

Do vậy, nghệ thuật bang giao là rất quan trọng. Có lúc chúng ta nên mềm mỏng nhng có lúc chúng ta cũng phải cứng rắn, chúng ta “cống” nhng chúng ta không làm mất những giá trị thuộc về chúng ta. Bang giao là phải giữ vững cho đợc những lợi ích, danh dự thuộc về quốc gia, dân tộc.

KếT LUậN

Năm 1740 Trịnh Doanh lên ngôi chúa, liền ban hành nhiều quyết định hợp lòng ngời, đợc quần thần và dân chúng ủng hộ. Chính sách cai trị dới thời Trịnh Doanh khá chắc chắn và hoàn chỉnh. Nhiều sắc chỉ đợc ban hành dới thời Trịnh Cơng và Trịnh Giang bị bỏ, nay đợc thực hiện trở lại. Trịnh Doanh chăm lo chính sự. Chúa thởng phạt rất công minh. Nhiều danh sĩ xuất thân khoa bảng đợc trọng dụng. Kết quả cho những nổ lực của chúa Trịnh Doanh trong việc cứu vãn nhà n- ớc Đàng Ngoài đang trên đà phá sản đã đợc lịch sử ghi nhận đó là những năm tháng đất nớc ổn định và thịnh trị.

Tìm hiểu nội dung các giải pháp và tác động của nó trên thực tế xã hội Bắc Hà thế kỉ XVIII, chúng ta có cơ sở để khẳng định cho những cống hiến to lớn của chúa Trịnh Doanh với việc củng cố và phát triển nhà nớc Đàng ngoài

trong giai đoạn này. Hay nói cách khác, vai trò của Trịnh Doanh có tác dụng rất lớn là khôi phục lại các giá trị của nhà Lê, nhà Trịnh trớc đó đang trên đà phá sản và cũng là để khẳng định vai trò không thể thiếu đợc của các chúa Trịnh đối với lịch sử dân tộc.

Từ đó, chúng tôi đi đến một số kết luận nh sau:

1. Việc họ Trịnh tổ chức chính quyền của dòng họ mình thành một cơ quan gọi là Phủ Liêu bên cạnh triều đình nhà Lê do vua Lê đứng đầu đã tạo nên một đặc điểm mới của chế độ quân chủ Việt Nam mà có ngời đã gọi là Lỡng đầu chế. Trong một thời gian dài, Lỡng đầu chế tức là có Phủ Liêu của chúa Trịnh với triều đình của vua Lê đã làm suy yếu mọi thiết chế xã hội và làm cho nớc Đại Việt triền miên khủng hoảng về kinh tế và chính trị. Dới thời Trịnh Doanh, nhà chúa thực sự thi hành Lỡng đầu chế với trách nhiệm là củng cố quốc gia Đại Việt và phát triển nó để đơng đầu với nhà Thanh và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Do đó trong thời kì Trịnh Doanh làm chúa từ 1740 đến 1767 thì nớc Đại Việt có sự phát triển nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá,…

2. Trong đời chúa Trịnh Doanh cầm quyền ở Phủ Liêu thế thăng bằng giữa vua và chúa đợc ổn định, giữ vững bởi vì Trịnh Doanh không có âm mu lật đổ vua Lê. Do đó, đất nớc không rối loạn và Trịnh Doanh có thể ổn định đợc xã hội, dẹp tan đợc các cuộc nổi dậy, tạo nên thế vững mạnh của chính quyền và làm cho Trịnh Sâm- ngời nối nghiệp có điều kiện để vợt qua sông Gianh. Một khi đã vợt qua sông Gianh thì vấn đề phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài không còn có lí do tồn tại. Vì thế vai trò của Trịnh Doanh là rất lớn trong việc củng cố và phát triển xã hội Đại Việt trong thế kỉ XVIII trớc khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc Hà.

3. Chúa Trịnh Doanh là một vị chúa tài đức. Đối với vua, Trịnh Doanh một lòng giữ lễ trung kính. Đối với gia đình, Trịnh Doanh một lòng hiếu lễ. Đối với bề tôi, Trịnh Doanh là một vị chúa công minh. Sau khi lên thay ngôi chúa của anh trai mình, Trịnh Doanh ngày đêm chuyên tâm lo việc triều chính, bàn

kế sách cứu nớc, cứu dân. Khi ra mặt trận chúa là một vị tớng có tài cầm quân, biết nắm đợc điểm mạnh yếu của địch, biết điều binh khiển tớng. Khi tiếp triều, Trịnh Doanh luôn phát huy tinh thần dân chủ, bỏ đi những lễ nghi không cần thiết để cho việc bàn luận các công việc đất nớc đợc đến cùng.

Các giải pháp mà chúa Trịnh Doanh tiến hành đợc thực hiện trên cơ sở bảo vệ sức dân. Tình hình mất ổn định về mặt chính trị đã kéo theo những bất ổn về mặt xã hội, tình trạng bạo loạn đã đẩy đời sống của nhân dân rơi vào cùng quẩn, bế tắc. Do vậy, để từng bớc lập lại kỉ cơng, trở lại cảnh thanh bình thì phải chấm dứt tình trạng bạo loạn đó, đồng thời phải thực hiện ngay những giải pháp để bồi dỡng sức dân. Việc đặt quan khuyến nông, trả lại đất công cho các lộ, chăm lo công tác đê điều,…đã tạo nên bớc khởi sắc cho nông nghiệp. Các ngành nghề thủ công đợc khuyến khích phát triển, chính sách về thuế không thực sự khắt khe đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán trao đổi đợc lu thông, nhờ đó đời sống ngời dân dần đợc cải thiện.

Quân đội là công cụ bạo lực để bảo vệ chính quyền, để phát huy tác dụng của nó nhằm mục đích vì sự ổn định xã hội. Vì vậy, chúa Trịnh Doanh thi hành hàng loạt các biện pháp tuyển dụng binh gắn với quản binh nghiêm ngặt. Điều đáng chú ý trong chính sách về binh của Trịnh Doanh là song song với binh lính do triều đình quản lí trực tiếp thì có bộ phận binh lính do các viên quan địa ph- ơng hoặc những ngời có khả năng chiêu tập tự đứng ra quản lí. Điều đó có tác dụng là khi đánh đến đâu thì việc điều động binh ở đấy đợc nhanh chóng.

4. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ngời nắm quyền điều hành đất n- ớc không thể không chăm lo công tác phát hiện, bồi dỡng, trọng dụng và đãi ngộ hiền tài. Với nhận thức đó, thi cử và sử dụng ngời dới thời chúa Trịnh Doanh có nhiều điểm nổi bật: nếu ngời đỗ Thứ thông nào cha phục thì đợc phép vạch rõ đích danh ngời đỗ Sảo thông để tình nguyện cùng ngời ấy so đo, định ngời hơn kém. Có thể xem đây nh là một bớc cải cách trong thi cử nhằm mục đích để con nhà quyền quý, nhà giàu không lấn át đợc học trò nghèo. Điều đặc

biệt trong cách dùng ngời của chúa Trịnh Doanh là trớc khi bổ nhiệm đều phải dẫn vào phủ đờng để chúa khảo hạch lại cho đúng thực tài và trên cơ sở đó cùng với những hiểu biết về chính sự đến đâu rồi mới trao cho chức vụ thích hợp: “Trong việc dùng ngời Trịnh Doanh rất coi trọng việc tuyển lựa và cất nhắc những ngời có thực tài. Ông chúa Trịnh này là ngời đầu tiên quy định: bất cứ ai, trớc khi Bộ lại bổ dụng cất nhắc phải cho dẫn vào phủ đờng yết kiến để chúa trực tiếp hỏi về việc làm, ai có khả năng thực sự mới trao cho chức” [54, 92-93]. Bất kể ngời đó nguồn gốc xuất thân nh thế nào miễn có tài đức và thực sự muốn đem tài năng đó cống hiến cho đất nớc thì đều đợc trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng. Có lẽ vì vậy mà dới thời chúa Trịnh Doanh nhiều nhân sĩ có tài xuất thân khoa bảng đã đợc trọng dụng nh Nguyễn Bá Lân, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, …trở thành những con ngời “khổng lồ” của thời đại.

5. Song, trong những chính sách đó đã bộc lộ một số hạn chế: trọng binh là cần thiết nhng do quá đề cao u binh Thanh- Nghệ nên đã dẫn đến nạn kiêu binh. Việc thi hành chính sách cấm đạo đã hạn chế sự giao lu về mặt văn hoá, do tập trung đồng để đúc tiền và vũ khí đã dẫn đến kết quả các giá trị văn hoá làm bằng đồng bị mai một và mất dần,… Đây là những hạn chế chung mang tính thời đại.

Mặc dù vậy, phải khẳng định rằng trong vòng 28 năm cầm quyền- một khoảng thời gian cha thực sự dài nhng những thành quả mà chúa Trịnh Doanh làm đợc quả không nhỏ, đã góp phần chấn hng lại nhà nớc Đàng Ngoài đang trên đà phá sản.

Tài liệu tham khảo

1. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử tỉnh Thanh Hoá, Kỷ yếu hội thảo khoa học, (1995), “Chúa Trịnh vị trí và vai trò lịch sử ,” Nhà xuất bản Thanh Hoá.

2. Ban Hán Nôm, (1978), “Tuyển tập văn bia Hà Nội ,” Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Baptiste Taverneer Jiean, (2005), “Tây du ký mới và kỳ thú về vơng quốc Đàng Ngoài”, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

4. Bùi Hanh Cẩn, (1995), “Lê Quý Đôn ,” Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội. 5. Bùi Hanh Cẩn, (1987), “ý đồ và hoạt động của các giáo sỹ nớc ngoài trên

đất Việt Nam thế kỉ 17- 18 ,” Nghiên cứu lịch sử, số 2, trang 28- 40.

6. Phan Huy Chú, (1961), “Lịch triều hiến chơng loại chí”(tập 1), Nhà xuất bản

Sử học, Hà Nội.

7. Phan Huy Chú, (1961), “Lịch triều hiến chơng loại chí”(tập 2), Nhà xuất bản

Sử học, Hà Nội.

8. Phan Huy Chú, (1961), “Lịch triều hiến chơng loại chí” (tập 3), Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội.

9. Phan Huy Chú, (1961), “Lịch triều hiến chơng loại chí”(tập 4), Nhà xuất bản

Sử học, Hà Nội.

10. Phan Trần Chúc, (2000), “Thế kỉ XVIII- Tĩnh đô vơng và thời Lê- mạt”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.

11. Nguyễn Khắc Đạm, (2000), “Thành luỹ phố phờng và con ngời Hà Nội trong lịch sử ,” Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.

12. Nguyễn Khắc Đạm, (1962), “Vai trò của nhà nớc về vấn đề khai hoang trong lịch sử Việt Nam ,” Nghiên cứu lịch sử, số 39, trang 5 – 14.

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 84 - 95)