Chăm lo cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 57 - 59)

Có thể nhìn nhận sự thịnh suy của mỗi triều đại phong kiến ở góc độ chế độ ruộng đất, đời sống nhân dân mà cụ thể ở đây là sự phát triển của nông nghiệp - nền tảng của chế độ phong kiến. Củng cố nông nghiệp là bảo vệ sức dân và bảo vệ sức dân thì phải quan tâm đến hoạt động nông nghiệp hay các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và phải lấy đó làm nền tảng của chính quyền, làm cầu nối dân với triều đình.

Năm 1741, trong Cơng mục ghi lại việc Trịnh Doanh cho đặt chức nông quan ở tứ trấn, mỗi trấn đặt một viên đại sứ, một viên phó sứ chuyên giữ việc ruộng nơng, thân hành đi khuyên bảo nông dân. Lại đặt chức khuyến nông lại để đôn đốc nhân dân làm ăn, tuỳ theo sự tiện nghi mà giúp đỡ cho họ. Hàng năm cứ đến tháng 11, sai ngời đi xem xét, dò hỏi xem nơi nào ruộng nơng bỏ hoang hoặc khai khẩn, nhân dân đủ ăn hay thiếu ăn mà định việc thăng hay giáng chức các quan. Bàn định đặt sở đồn điền: có 3 sở đồn điền dùng lính kinh kỳ khai khẩn, 7 sở dùng lính tứ trấn, 9 sở dùng lính biên trấn. Ngoài ra tuỳ theo sở tại nơi đồn ải chia làm 14 sở nữa gồm 33 sở đồn điền. Những lính trớc đóng ở đồn nào nay đều giữ lại ở đồn ấy để tiện việc cày cấy. Các lộ vùng đông nam từng bị binh lửa ruộng đất phần nhiều bỏ hoang nên trớc đây đã hạ lệnh cho quan sở tại đặt thêm lính đồn điền để khai khẩn, đến nay bàn định lấy quân lính đi đánh giặc đã đợc rút về phân phối đi cày cấy ở các lộ, tích trữ thóc lúa, để việc phòng bị nơi biên giới đợc đầy đủ. Nhờ đó mà binh lính đều biết làm ruộng, lơng thực của quân không đến nỗi quá cùng quẫn thiếu thốn.

Các viên quan đại thần nh Nguyễn Quý Kính và Vũ Công Tể đợc chúa sai chia đi các lộ, khuyên dân làm ruộng, trồng dâu, chiêu tập dân lu tán, mộ ngời làm ruộng, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang và tìm bắt trộm cớp để dân yên ổn làm ăn. Lại nghiêm cấm các quan thu thuế và xử kiện không đợc tịch thu trâu bò, điền khí, các hoá vật thờng dùng, làm ảnh hởng đến việc cày cấy trồng trọt và cuộc sống bình thờng của ngời dân. Thấy trời hạn hán chúa còn ban cách

chế tạo xe lấy nớc cho dân theo đấy mà làm. Đồng thời lệnh cho lính tứ trấn đợc phép về nhà làm ruộng. Trớc đây, dùng quân lính đánh dẹp, triều đình chọn lấy dân tứ trấn xung làm vệ binh, sau lại phân phối cho lệ thuộc vào bản trấn. Đến nay, trong nớc đã gần đợc bình định nên đều cho về làm ruộng, duy hàng năm làm lễ tế cờ, thì các binh lính ấy đến trấn để thao luyện, diễn tập trong hạn năm ngày rồi tha cho về.

Đầu năm 1754: Trả lại ruộng đất cho các lộ, đặt quan khuyến nông. Trớc đây triều đình lấy cớ rằng ruộng ở các lộ phần nhiều bỏ hoang nên hạ lệnh quan sở tại cùng lính làm đồn điền khai khẩn và cấp cho ngời ra hàng khai khẩn cũng nhiều. Về sau xâm chiếm lẫn nhau không phân biệt đợc. Đến nay, bốn phơng đã yên ổn dân phiêu tán lần lợt trở về, bèn đem những ruộng ấy chiếu sổ trả cho dân. Sai trọng thần làm quan khuyến nông. Chia nhau đi đốc suất lập đúng mốc giới, xét xử việc tranh kiện, định giá việc mua bán ruộng. Riêng ruộng công, ruộng của giặc, ruộng thừa thì nhà nớc cày. Những kẻ đầu hàng cũng cho về quê quán nhận điền sản cũ làm ăn.

Các cuộc loạn lạc đã đảo lộn hoạt động sản xuất, đẩy đời sống của nhân dân rơi vào bế tắc nên tô thuế ở các đạo còn bỏ thiếu, chồng chất từ năm 1742 đến nay (tức 1754) đều đợc miễn cho. Trịnh Doanh sai quan kinh chia nhau đi khám các đồn điền, tuỳ ruộng tốt ruộng xấu mà bổ thuế, cho thổ dân cày cấy nộp thuế, ban chỉ cấm ngời đôn đốc đê làm phiền nhiễu dân. Dụ rằng: Đắp đê là để bảo vệ nghề nông. Nay chức Hữu ty đặt ra phép tắc gây sách nhiễu hà lạm, làm hại nghề nông, sao cho xứng ý trên thơng dân. Phải nên răn sợ, chớ quen thói cũ.

Để tránh bất công, hạn chế xảy ra tranh chấp đất đai ở những phần đất diện tích không ổn định nh đất bãi bồi thì cứ theo lệ cũ, đất bãi cứ 6 năm một lần chọn sai các quan trọng thần văn võ, chia từng đạo đi khám đo, mỗi đạo 3 viên. Điều lệ thi hành là những ngời xã nào có bãi mới bồi, chiếu theo nơi nào còn là cát trắng và nơi nào đã thành thổ mà chia ra từng bậc. Hàng năm làm sổ

kê rõ phải nộp lên để chiếu bổ thuế hoặc trừ thuế, tránh để tình trạng dân địa phơng kêu ca lắm lời rồi lại giảm trừ hoặc vì d luận bên ngoài sôi nổi nên làm nửa chừng lại thôi. Chúa Trịnh Doanh giao cho các quan Phủ liêu khải bày việc ấy, cho phép các huyện sở tại khám thực, châm chớc định ra các điều mà ban xuống thi hành. Trong đó quy định chặt chẽ về việc đo đạc đất cũ, đất mới bồi, về thời gian đo đạc, lập và nộp sổ để quản lý. Các huyện quan trong hạt đi khám đạc, thì phải ra sức răn nghiêm ngặt, cho phép việc đòi hỏi tiền cung đốn thì phải tuỳ theo xã lớn nhỏ, số đất bãi nhiều ít, mà xét lờng quy định hạn số ngày đi khám đạc, cho lấy theo mức khác nhau và ngầm sai dịch mục thân tín đi dò xét, huyện nào theo đúng phép làm chăm chỉ thì khen thởng, huyện nào mợn cớ quấy nhiễu sẽ trị tội.

Đất bãi thuộc địa phận xã nào đã khám đạc rồi mà sau bị sụt lở thì lập tức sửa lại sổ lệ để gửi lên trừ miễn ngạch thuế, nếu số bãi lỡ đi nhiều quá có hại đến nghề nghiệp sinh sống của dân thì lợng kỳ hạn cho miễn thuế dung, thuế điệu để dân đợc bớt khổ. Không nên lấy đất bãi của xã khác mà cấp để khỏi sinh ra mối tranh chấp. Những nơi đã khám đạc mà liệt vào hạng thành thổ thì nên tùy theo đất tốt xấu mà bổ thuế. Nếu đã đợc cấp đất mà không chịu làm ăn sinh sống, kiếm cớ kêu ca, làm trái sẽ bị phạt nặng. Viên quan nào trình xin cho họ và đa ra bàn lại để mu đồ thay đổi lệ thuế thì đều bị khép vào tội theo tình riêng mà cố ý làm trái phép công.

Chính sách về đất nông nghiệp nói chung và đất bãi nói riêng cho thấy chúa Trịnh rất quan tâm đến nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Trịnh Doanh mong muốn trong thiên hạ không một tấc đất bỏ hoang, không một tấc đất là không đợc khai khẩn và không một ngời dân nào là không có ruộng để cày cấy. Có khai khẩn đất đai thì mới cứu chữa đợc cái bệnh lâu năm của dân nghèo, ngăn chặn đợc mối tệ kiêm tính ruộng đất. Khi dân có sản nghiệp “hằng sản” cuộc sống đợc no đủ thì xóm làng đều đợc yên ổn “hằng tâm”, nghề nông nhờ đấy mà đợc củng cố, công việc giáo dục, chấn chỉnh phong tục,…cũng vì thế mà đều đợc thi hành.

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 57 - 59)