Vai trò của hiền tài trong mắt chúa Trịnh Doanh

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 67 - 70)

Quản lí nhà nớc và điều hành các hoạt động trong nhà nớc nhất thiết phải dựa vào nguồn lực con ngời, đặc biệt là nguồn hiền tài. Hiền tài không chỉ là “nguyên khí quốc gia” mà còn là yếu tố quyết định trực tiếp tới sự hng thịnh và suy vong; đối với sự an nguy của xã tắc, của vơng triều.

Nguồn lực này theo xu hớng vận động đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng và quyết định nhất. Vậy nên, quản lí và sử dụng nguồn lực con ngời nh thế nào cho đúng nhằm phát huy khả năng của họ phù hợp với những chuẩn mực cho phép và thích ứng nhanh với điều kiện thực tế luôn biến đổi là vấn đề cần quan tâm đặc biệt trớc hết và trên hết. Chuẩn mực ở đây, nhất là dới thời quân chủ nên hiểu là những nguyên tắc đạo đức, nghề nghiệp mà cộng đồng đã đặt ra và tự nguyện tuân theo nó.

Lịch sử đã cho chúng ta thấy nhận thức đúng đắn của các bậc đế vơng về vai trò của hiền tài. Trong bài kí đề danh Tiến sĩ năm 1442 do Thân Nhân Trung soạn, năm 1484 đã đợc vua Lê Thánh Tông duyệt và cho khắc vào bia: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nớc mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nớc yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các bậc đấng thánh đế v- ơng, ai chẳng không lấy việc bồi dỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại nh thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” [2, 65].

Nguyên khí ở đây là năng lực, khí chất tiềm ẩn trong mỗi con ngời và cũng là năng lực tiềm ẩn, là khí chất vốn có của đất nớc. Năng lực, khí chất này phải đợc phát huy và bồi bổ để nó có thể thực sự trở thành một động lực cho sự

phát triển của xã hội. Ngợc lại, khi năng lực này không đợc bồi bổ thì sẽ dẫn đến bị phân tán và suy yếu, ảnh hởng đến sự phát triển của đất nớc.

Năm 1499, Lê Hiến Tông ra sắc dụ cho Lễ bộ Thợng th Vũ Hữu rằng: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nớc, nguyên khí mạnh thì thế đạo mới thịnh. Khoa mục là đờng thẳng của quan trờng, đờng thẳng mở thì chân Nho mới có. Cho nên đời xa mở khoa thi chọn ngời tài giỏi tất phải nghiêm ngặt về nguyên tắc trờng thi, cẩn thận về việc dán tên giữ kín, có lệnh cấm không đợc bảo nhau nghĩa sách, không đợc trao đổi với nhau. Đó là cốt ngăn giữ kẻ thi gian, lấy đợc nhiều ngời thực học để giúp việc nhà nớc…muốn lựa chọn đợc nhiều ngời hiền triết thì cần phải để ý việc phòng gian” [8, 13].

Các đoạn trích trên cho thấy quan niệm đúng đắn của các triều đại trớc đây về vai trò của hiền tài đối với đất nớc, với chính quyền; về cách lựa chọn ngời hiền tài, về vai trò, vị trí và kỉ cơng trong việc thi cử.

Việc nhìn nhận về vai trò hiền tài của các bậc đế vơng đã tác động sâu sắc đến chúa Trịnh Doanh. Vì thế, để có đợc hiền tài chúa luôn khuyến khích bằng nhiều hình thức khác nhau nh thi cử, tiến cử, tự tiến cử, tập ấm,…mà không câu nệ nguồn gốc xuất thân.

Chúa hạ lệnh cho các quan Tham tụng trong chính phủ cắt lợc nhau trực điểm trong phủ để đợi chúa có việc hỏi han. Mùa xuân tháng 2 năm 1752, chúa Trịnh Doanh sai các đại thần Tham tụng, Bồi tụng ngày ngày vào chính đờng bàn việc.

Tháng 11 năm 1759, trong Đại việt sử kí tục biên, chúa chỉ dụ cống sĩ toàn quốc rằng: làm cột giậu cho nhà chúa là thực nhờ các kẻ sĩ. Bồi dỡng tài năng cho kẻ sĩ, cốt ở sự dạy nuôi.

Các công việc triều chính, những quyết sách của chúa Trịnh Doanh trớc khi thi hành đều cho phép các quan bàn bạc, góp ý nên chăng không phải kiêng dè, trình bày thực, dù có quá đáng cũng không bắt tội. Chúa Trịnh Doanh đã từng nói, việc cai trị dân, điều hành đất nớc không chỉ mình ta làm đợc mà cần

phải có các ngơi cùng ta tìm cách. Việc khảo xét thành tích các quan văn võ đều căn cứ vào thực tài, về nhiệm vụ mà vị quan đó nắm giữ và thực hiện đợc đến đâu. Các bậc hiền tài từ tam phẩm trở xuống lần lợt mỗi ngày triệu 2 ngời vào gặp để chúa hỏi về chính lệnh hay dở và việc nớc nên nh thế nào. Vì nhận thức đúng đắn về vai trò của hiền tài nên:

“ Trong việc dùng ngời Trịnh Doanh rất coi trọng việc tuyển lựa và cất nhắc những ngời có thực tài. Ông chúa Trịnh này là ngời đầu tiên quy định: bất cứ ai, trớc khi Bộ lại bổ dụng cất nhắc phải cho dẫn vào phủ đờng yết kiến để chúa trực tiếp hỏi về việc làm, ai có khả năng thực sự mới trao cho chức. Có lẽ vì vậy mà dới thời chúa Trịnh Doanh nhiều nhân sĩ có tài xuất thân khoa bảng đã đợc trọng dụng nh Nguyễn Bá Lân, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ,…” [54, 92 - 93].Cũng vì nhận thức đúng đắn về vai trò của hiền tài nên chúa cho khởi phục lại các nhân tài đang bị chìm đắm nh: Trấn Ninh xuất thân khoa bảng, giữ chức Hàn lâm thị- độc, gặp lúc có tang mẹ, về ở nhà, Trơng Khuông tiến cử là có thể dùng Trấn Ninh giữ công việc trọng đại. Vì thế Trịnh Doanh hạ lệnh cho bỏ tình riêng để ra làm quan. Trớc kia, Hà Tông Huân làm đốc đồng trấn Sơn Nam vì tội uống rợu bị bãi chức; Nhữ Đình Toản giữ chức tán lý việc quân, không có công trạng gì, khi thua trận, Toản bị giặc bắt. Hai ngời này bị truất bỏ đã lâu. Đến nay, Trịnh Doanh muốn cất nhắc những ngời bị chìm đắm, lấy cớ rằng hai ngời này có tham vọng, đợc nhiều ngời mến phục, nhân đấy mới cất nhắc, bổ dụng, cho cùng Trịnh Ngô Dụng cùng đợc tham gia công việc chính phủ. Chúa Trịnh Doanh thờng triệu hai ngời vào phủ để bàn việc quân, họ trình bày phần nhiều hợp ý chúa Trịnh Doanh.

Lê Trọng Thứ là ngời chất phát, bộc trực, giám nói thẳng thắn, là chổ dựa vững chắc cho triều đình nên sau khi đã về hu chúa Trịnh Doanh vẫn quyến luyến tài năng nên lại có lệnh triệu vào chầu giữ chức Bồi tụng,…

Nh vậy, điều chúng ta dễ thấy ở chúa Trịnh Doanh là rất biết cách thâu tóm trí khôn trong thiên hạ, nhất là kế sách của các hiền tài dâng hiến để nắm

đợc tình hình thực tế đất nớc và hớng giải quyết những vấn đề đó. Cho nên Trịnh Doanh rất coi trọng những lời ngay thẳng của các quan để việc điều hành đất nớc đợc tốt hơn. Và vì nhận thức đúng về vai trò quan trọng của hiền tài nên cần thiết phải bồi dỡng, trọng dụng và đãi ngộ hiền tài cho xứng đáng. Cần phải lợc bỏ đi những nghi thức câu nệ nhằm tạo sự thoải mái cho các quan khi tham gia các công việc triều chính. Ngay sau khi chúa Trịnh Doanh lên ngôi luôn sớm tra lo việc nớc, mỗi khi ra coi triều đều ôn hoà tiếp các quan, gợi ý cho nói. Lệ cũ: “Văn thần vào chầu nội các: Tả hữu thị lang ngồi dự bàn triều chính, còn các ngời khác đều đứng. Đến nay đều cho ai nấy đợc trình bày việc gì nên làm, việc gì không nên làm, bàn bạc kỹ càng rồi xin chỉ thi hành” [58, 173].

Vai trò của hiền tài tác động đến sự vận động của xã hội, sự tiến hoá của lịch sử là điều rõ ràng không thể phủ nhận. Song, ở tầng cao hơn, nhà nớc quân chủ một mặt trọng dụng, đãi ngộ hiền tài, nhng mặt khác lại đặt ra những luật lệ kìm hãm sự phát triển của hiền tài. Thế giới quan Nho giáo cùng với nội dung giáo điều, xa thực tiễn của nền giáo dục Nho học đã biến nhiều thế hệ tri thức, tài năng nớc ta trở thành những chàng th sinh “dài lng tốn vải”.

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 67 - 70)