Công tác thanh tra bộ máy quan lạ

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 43 - 46)

Vua hiền là nhờ vào tôi thẳng. Biết nghe lời can là phẩm chất của vua hiền. Dám bàn lẽ phải là đạo đức không thể thiếu của tôi thẳng. Vua hiền là những vua biết tiết kiệm, tránh xa hoa lộng lẫy trong sinh hoạt, tránh lãng phí trong tiêu dùng, tránh biếng lời, trễ nãi trong chính sự, tránh bạo tàn, ức hiếp đối với dân, biết chăm lo đến hạnh phúc của nhân dân... Tiêu biểu nh: Vua Lê Nhân Tông là ngời sáng suốt, khôn ngoan, nhân hiền, hiếu nghĩa. Nghe lời can, cầu hiền tài, tạp dịch ít, thuế khoá nhẹ, nhân chính trông thấy rõ rệt. Vua Trần Nhân Tông là ngời nhân từ, có trí tuệ, thơng dân, cố kết đợc lòng ngời, biết nghe lời khuyên can,…Tôi thẳng là những bề tôi thanh liêm chính trực để, trên có thể can giám nhà vua, dới thì có thể làm gơng cho các quan, gần gủi với

nhân dân. Tiêu biêu nh: Lơng Đắc Bằng, Tô Hiến Thành, Trần Thì Kiến…chỉ là Gián nghị đại phu mà làm quan rất thanh liêm, xét đoán việc giỏi, tính ngay thẳng nên vua Trần Anh Tông đã ban bài minh và khắc trên hốt để ban cho.

Cho nên thờng xuyên thanh kiểm tra sẽ góp phần tạo nên những con ngời liêm chính trong bộ máy chính quyền. Muốn ít mắc lỗi lầm, thậm chí tránh đợc lỗi lầm, một mặt quan lại phải trung thực, công minh và dám nói ra điều nên chăng; mặt khác, lắng nghe tiếng nói của nhân dân, lấy hạnh phúc và sự yên vui của nhân dân làm thớc đo để đánh giá năng lực quan lại. Do vậy, phải lấy “điều tín” là của báu của nớc. Chúa Trịnh Doanh hạ lệnh: “Đế vơng đời xa đều dùng đạo ấy. Ta từ ngày thân nắm triều chính đến nay, khuya sớm chăm lo mong đạt đợc lẽ đó. Thế mà bên ngoài biên cơng cha quét sạch, bệnh đau khổ của dân cha chữa khỏi, không có gì khác chỉ vì không giữ đợc điều tín mà thôi. Từ nay những việc bổ bán, thởng phạt cùng các việc quân cơ, dân chính, đều cho các quan tham dự cơ mật đợc bàn định kỹ càng, trình bày nên chăng ngay trớc mặt. Lệnh ra là phải khẩn trơng làm, khiến cho ai cũng biết mà noi theo. Ai theo thói cũ mang lòng thiên t, thì dẫu là ngời quyền quý, thân sủng cũng xử theo pháp luật” [58, 209].

Đời nhà Lý, năm 1029 vua Lý Thánh Tông đã đặt hai bên tả hữu, thêm rồng (tức Long Trì) hai lầu chuông đối nhau để nhân dân có việc kiện tụng, oan uổng để đánh chuông lên. Đến năm 1052 vua lại cho đúc chuông lớn để ở Long Trì cho nhân dân ai có oan ức gì không bày tỏ đợc thì đánh chuông ấy để tâu lên.

Năm 1747, chúa Trịnh Doanh đặt chuông, mỏ ở cửa phủ đờng để ngời tài tự tiến cử và ngời bị ức hiếp đến khiếu nại.

Việc tiến hành thanh tra trong sạch bộ máy quan lại đợc tiến hành khắp thiên hạ, ở trong kinh, ngoài trấn và cả những miền biên ải xa xôi hẻo lánh. Chúa phái các bậc đại thần trong triều xuống trấn, phủ, huyện để điều tra xem xét thực tế tình hình quan lại ở các địa phơng.

Tháng 2 năm 1742, “Trịnh Doanh bổ dụng Hữu Kiều giữ chức lu phủ ở Thanh Hoa. Sau đó lệnh cho Hữu Kiều cùng bồi tụng Hà Tông Huân xét hỏi công việc và tình hình trong hạt: quan lại ngời hay kẻ dở, dân gian đau đớn khổ sở, quan quân các đạo đánh dẹp và chống cự; tuần ti ở đờng thuỷ, đờng bộ. Lại hạ lệnh cho Đỗ Huy Kỳ đi dò la tìm hỏi tình hình ở Nghệ An” [35, 17].

Đến tháng 6, chúa sai Nhữ Đình Toản xét hỏi sự trạng ở Sơn Nam hạ. Tr- ớc đây ở Sơn Nam hạ, mỗi huyện đều đặt một chức phủ dụ, bổ dụng Phạm Hữu Du nhận lãnh chức này để hiệp đồng với viên đồn sứ vỗ về chiêu tập dân địa ph- ơng, phòng bị khi có giặc cớp. Thế nhng, đến nay triều đình đợc tin hạ này hà khắc, nhũng nhiễu nhân dân. Nhữ Đình Toản đợc sai trọng trách đi xét hỏi thực h thế nào để luận tội.

Năm 1756, vào tháng 2, chúa sai Bảng nhãn Lê Quý Đôn, Phan Huy Căn, Nguyễn Thởng đi dò la xét hỏi tình hình quan lại các lộ miền đông, tây nam. Nguyễn Duy Thuần là quan phủ thanh liêm, cần mẫn. Trịnh Thụ tham lam thối nát. Tờ khải của Lê Quý Đôn dâng lên chúa quyết định đem ra thăng truất khác nhau.

Đầu mùa hạ năm 1759, Trịnh Doanh đi Sơn Nam tế vọng thần núi sông, đồng thời muốn trực tiếp khảo sát quan lại để chỉnh đốn cho cùng đổi mới. Chúa sai dẫn các quan trong hai ty Thừa chính và Hiến sát vào yết kiến, xét trong phủ và hiệu quan trong hạt xem ngời hay, kẻ dở để định việc truất bãi hoặc cất nhắc. Lại hạ lệnh cho phủ, huyện xét hỏi trong hạt mình, ngời nào có văn học, đức hạnh, tài năng, nghệ thuật đáng nên bổ dụng; ngời nào trong hạng kì cựu, lão thành, hiếu hạnh, tiết nghĩa đáng đợc tuyên dơng cùng những việc mở mang mối lợi, trừ bỏ mối hại cho dân đều cho phép phủ huyện đợc trình bày sự thực.

Chúa nghĩ đất Nghệ An xa xôi, quan lại phần nhiều có tệ tham ô nên cho Bùi Thế Đạt là ngời thanh liêm, cẩn trọng đi điều tra xét kĩ thực tình, những tệ của các nha môn trong hạt. Việc nào thuộc quan Thừa, Hiến ty thì cho đợc làm

khải dâng lên. Việc nào thuộc quan huyện thì cho giải đến trừng trị, để cho quan lại đợc trong sạch.

Song song với công tác thanh tra thì công tác kiểm tra, tuyên truyền cũng đợc chúa đốc suất. Các quan trọng thần liên tiếp đợc cử đi các địa phơng để nắm tình hình thực tế. Trịnh Doanh hạ lệnh cho Ngự sử đài và ti Hiến sát các đạo rằng: “Gần đây những ngời trình bày công việc phần nhiều chỉ trích ra những việc nhỏ nhặt, còn đến việc quan lại tham nhũng, chính sự thiếu sót cùng tình trạng u ẩn trong dân gian thì đều bỏ qua không nói đến. Nh thế sao gọi là xứng đáng đợc. Nay trong nớc mới bình yên, dân lu tán mới họp lại ở dân gian tất có nhiều nổi oan uổng uất ức, các viên quan đều nên dâng niêm phong th cẩn mật, trong th cần phải nói thực cho đúng lẽ để có thể thi hành” [35, 68].

Tháng 2 năm 1751, chúa lệnh cho Nguyễn Qoai và Dơng Công Chú đi dụ bảo, vỗ về dân các lộ Tây, Bắc và Thái Nguyên. Chúa ban cho 300 quan tiền hành lí và dặn: “Dân gặp giặc cớp làm cay đắng đã lâu, nay nên để ý hỏi han, các ngơi đi đến đâu cần tuyên truyền đức ý của triều đình và đề bạt tình hình ngời dới; những việc ăn uống đa đón nhất thiết chớ làm phiền đến dân”[35, 59]. Do vậy, Trịnh Doanh rất coi trọng công việc thanh tra nhằm uốn nắn kỉ cơng để tạo ra một đội ngũ quan lại trung thực, thanh liêm làm giờng cột cho nhà nớc.

Một phần của tài liệu Chúa trịnh doanh với việc củng cố và phát triển nhà nước đàng ngoài ( 1740 1767) (Trang 43 - 46)