năm 1811)
2.2.1. Chính sách cai trị
Mặc dù chính phủ Hà Lan đã bằng mọi cách cứu vãn sự khủng hoảng của công ty Đông Ấn nhưng cuối cùng vào năm 1799, công ty Đông Ấn Hà V.O.C cũng phải kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình tại Inđônêxia. Chính phủ Hà Lan đã thay thế công ty tiếp tục thống trị trên đất nước này bắt đầu từ 1800. Cũng từ thời gian này, Hà Lan trở thành một thuộc địa của Pháp thời Napolêong nên Hà Lan bắt buộc phải tham gia phong trào phong toả Anh của người Pháp.
Ngay sau khi công ty Đông Ấn Hà (V.O.C) giải tán chính phủ Anh đã cử Đan-Đê (Herman Willem Đaenlels) sang làm tổng đốc ở Inđônêxia, thiết lập sự cai trị trực tiếp của chính phủ Hà Lan. Ngay sau khi nhận chức tổng đốc, Đan-Đê đã bắt tay ngay vào việc chấn chỉnh bộ máy cai trị của Hà Lan trên quần đảo Inđônêxia.
Việc đầu tiên mà Đan-Đê làm đó là chấn chỉnh lại hệ thống quân đội nhằm tăng cường phòng thủ Java. Ông ta đã xây dựng một lực lượng vũ trang gồm có hải, lục và không quân do các sĩ quan người Hà Lan giữ quyền chỉ huy cao cấp. Hắn đã bắt các lãnh chúa địa phương phải thi hành chế độ binh dịch bắt người địa phương phải nhập ngũ, tiếp thu binh lính và nô lệ. Thậm chí còn phái người đến các vùng: Mađura, bắc Kalimanta, Xulavêdi để mộ lính ngườ bản địa. Xây dựng bộ máy trấn áp quân sự tương đối lớn. Những trung đoàn quân sự mới được tuyển mộ được đưa vào huấn luyện dưới một kỉ luật nghiêm khắc, đồng thời áp dụng các biện pháp tốt hơn để phúc lợi của quân sĩ được cải thiện. Những trại lính được xây dựng ở khắp nơi. Các quân y viện và các pháo đài kiên cố đựơc xây dựng ở những thành phố cảng quan trọng như Batavita, Marabaia. Một xưởng đúc lớn đựơc xây dựng ở Semerang
và một nhà máy vũ khí được xây dựng ở Surabaya.Những quan chức quân đội theo trật tự thứ hạng đều được lĩnh một khoản lương tương ứng nhằm khuyến khích thêm lòng trung thành của họ.
Sau khi có lực lượng quân đội trong tay, đã cải thiện tình hình giao thông vận chuyển quân sự, Đan-đê đã cho xây dựng một con đường từ Tây Giava đến Đông Giava dài trên 1000 cây số. Do đó, thời gian đi lại giữa hai vùng được rút ngắn xuống rất nhiều lần. Trước đây, “để đi từ Batavia đến Surabaia mất khoảng 40 ngày đường thuỷ thì bây giờ chỉ cần 6 đến 7 ngày” [10, 168]. ở Bantam để xây dựng thành luỹ, Đan-đê đã điều động một lực lượng 1.500 tráng đinh, xây xong thì không còn một ai sống sót trở về. Máu xương của hàng vạn nông dân đã phải đổ trên những công trình của Đan-đê. Những lãnh chúa vì sợ nông dân nổi dậy đều đứng lên chống lại lệnh binh dịch thì đều bị “ông thiên lôi Đan-đê” cách chức và thay thế bằng tay chân của mình.
Ở Giava, Đan-đê đã tiến hành cải cách toàn bộ bộ máy cai trị nhằm áp dụng một chế độ tập trung hoá hoàn toàn và cứng nhắc. Đan-đê loại bỏ chức thống đốc của các tỉnh ven biển Đông Bắc và chia vùng đất này thành 38 huyện do Batavia kiểm soát trực tiếp. Toàn bộ hòn đảo được chia làm 9 khu đất dưới sự cai trị của các trưởng khu trực tiếp chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương.
Đan-đê cũng đã dự kiến một nền tư pháp cho nhân dân Inđônêxia. Ngoài các Hội đồng tư pháp được lập ra ở Batavia, Semasang, Surabaya để giải quyết các vụ việc có liên quan đến người nước ngoài và những người không phải là gốc bản xứ ở Giava việc xét xử dựa vào luật Hà Lan - Inđônêxia dưới thời công ty V.O.C Đan-đê đã lập ra các “toà án bản xứ” ở cấp thấp hơn từ huyện trở xuống. Việc xét xử ở những toà án này do người Inđônêxia xét xử theo luật tục của Inđônêxia, các quan chức bản xứ và thầy tu
được bổ nhiệm làm quan toà hoạt động tách biệt với các hội đồng tư pháp một hệ thống kháng án từ toà án cấp thấp lên hội đồng tư pháp được thành lập nhằm giải quyết vụ việc đúng nhất.
Trong thời kì này, chính phủ Hà Lan vẫn chủ yếu dựa vào chính quyền phong kiến địa phương để thi hành chính sách cai trị của mình. Các lãnh chúa địa phương không còn được quyền tự trị nữa mà chỉ phụ chính, đại diện cho chính quyền Hà Lan ở thuộc địa, thay mặt cho chính phủ Hà Lan thực thi chính sách cai trị ở Inđônêxia. Quan chức đều được xếp hạng trong trật tự thứ bậc quân đội và hưởng lương của chính phủ Hà Lan.
Đan-đê còn còn thực hiện chính sách bỏ các cơ sở nào khó bảo vệ không sinh lời để giảm bớt gánh nặng, tập trung phòng thủ cho những vùng khác như ở Bangiác Mơsin của Bôcnêo. Một số nơi khác như Palengbang ở Xumatơra và Maccasa ở Xêlêbu số quân đồn trú được giảm xuống tối thiểu. Ông quan tâm đến Malacca và cho một đại tá người Pháp là Phin (Fill) cùng 1.500 lính tăng cường cho Ambon để chống lại sự xâm lược của Anh ngay từ đầu thế kỉ XIX.
Những chính sách của Đan-đê đã đem lại một số hiệu quả nhất định ban đầu nhưng nó cũng không giữ nổi cái ghế tổng đốc của mình ở Inđônêxia. Do có nhiều khiếu nại về ông nên đến tháng 8 năm 1881, Đanđê đã bị Napôlêong triệu hồi và cử Gianxê (Jan Willem Jansens) sang giữ chức tổng đốc ở Inđônêxia. Gianxê sang Inđônêxia chưa kịp đưa ra những chính sách cai trị mới thì Inđônêxia đã rơi vào tay Anh. “Gianxê chỉ là làm sứ mạng trao đổi Inđônêxia cho Anh mà thôi ”.
2.2.2. Chính sách bóc lột
Những chính sách bóc lột của chính phủ Hà Lan bắt đầu từ thế kỉ XIX về cơ bản vẫn trên cơ sở duy trì phương pháp bóc lột thơì công ty Đông Ấn đã
thi hành, đó là chế độ lao dịch và bóp nặn nông dân bằng những khoản thuế khoá nặng nề.
Năm 1808, sau khi được Napôlêông cử sang làm tổng đốc thuộc địa ở Inđônêxia, Đan-đê đã tiếp tục thi hành những chính sách bóc lột từ thời kì trước và đưa ra một số cải cách tàn bạo khác vậy nên người dân ở đây vẫn gọi hắn là “thống chế sắt” hay “Napôlêông ở Ấn Độ”.
Việc đầu tiên mà Đan-đê làm là cho thực hiện chế độ lao dịch bắt buộc (lao động cưỡng bức). Ông ta đã nói: “Phương tiện duy nhất để thu thuế của nông dân nghèo ở Giava là buộc phải lao động” [12, 39]. Hắn đã bắt nhân dân làm sưu dịch đắp đường suốt đảo Giava dài 1300 km, gia hạn mỗi xã phải làm xong trong một thời gian nhất định. Nếu đến kì mà đường chưa làm xong thì xã trưởng của xã đó sẽ bị treo cổ. Chính vì những biện pháp cưỡng bức đó nên chỉ sau 1 năm con đường đã làm xong trên bao nhiêu mồ hôi xương máu và sinh mệnh của nhân dân Inđônêxia. Có những công trình mà hắn cưỡng bức người lao động làm sau khi hoàn thành đã không còn một ai trở về.
Thay vì xoa bỏ chế độ cà phê bắt buộc, Đan-đê đã ra lệnh tăng cường xuất khẩu cà phê và tiếp tục chính sách cưỡng bức nhân dân trồng cà phê giống như thời kì của công ty Đông Ấn nhưng triệt để hơn, nó được tổ chức theo hệ thống. Hắn buộc nông dân các làng phải trồng một số lượng cà phê nhất định: mỗi gia đình phải trồng 1000 cây, sau 5 năm, 2/5 số thu hoạch phải đưa đến các kho của nhà nước thực dân không lấy tiền. Tiền vận chuyển đến đó nông dân phải chịu và cà phê vận chuyển đến đây phải là thứ cà phê chất lượng hạng nhất đã được lựa chọn sẵn. Nếu không làm đúng như thế thì xã phải đóng cho nhà nước bằng hiện kim tương đương với giá trị thu hoạch trên (giá do chúng qui định).
Phần thu hoạch cà phê còn lại của nhân dân chính phủ Hà Lan nhận thu mua dưới thời giá thị trường, cà phê cũng phải vận chuyển đến kho của nhà nước dọc các bờ biển phần chi phí vẫn là người nông dân chịu.
Tuy nhiên trong thời kì này, Hà Lan cũng phải tham gia vào việc thực hiện phong toả kinh tế đối với Anh do Pháp đề ra và phải chịu sự tác động canh tranh ngược trở lại của Anh. Những cảng biển bị Anh phong toả nên các kho hàng của Hà Lan ở Inđônêxia chất đầy hàng hoá.Hồ tiêu, cà phê, thổ sản mà không vận chuyển đi đâu để buôn bán được. Tình hình đó đã làm cho cà phê hạ giá và số lượng cà phê không bán được tăng lên rất nhiều,giá trị hàng hóa lên đến hàng triệu Ghiulơ đã làm cho nền tài chính Hà Lan thâm hụt rất lớn.
Để cải thiện về mặt tài chính ngày càng kiệt quệ, bi đát và chi phí cho các hoạt động khác của ông ta, Đan-đê đã thi hành biện pháp: đem đất đai bán cho tư nhân với lí do tất cả đất đai không thuộc quyền sở hữu của các hoàng tử bản xứ đều là của chính phủ. Không chỉ những bán những khu bất động sản lớn mà còn bán cả quyền của những người canh tác mà trước đó chính phủ đã cho phép sử dụng đất (trước đây người châu Âu và người Trung Quốc đã thuê đất ở đây để sản xuất).Những người mua đất được quyền sở hữu hoàn toàn và được quyền sở hữu cả thần dân trên đất đó nữa. Những khu đất từ Tây sang Đông Batavia đã được bán, những người chủ đất tha hồ tự do bóc lột nhân dân ở đây. Đan-đê đã nói rằng: “Việc bảo hộ cho những người lao động chỉ khuyến khích tính lười biếng tự nhiên của họ, còn nó làm nản lòng những người chủ châu Âu”. Chúng có quyền bổ nhiệm người cai trị, qui định quyền thu thuế.
Để tăng thêm những nguồn thu cho ngân sách, ông ta đã tiến hành tăng các khoản thu thuế hơn trên thông qua các lãnh chúa phong kiến. Mặt khác,
mở ra các hình thức cho vay tiền cưỡng bức thu lãi, mở các sòng hút thuốc phiện thu hút bọn giàu có trong xã hội và bọn lãnh chúa địa phương.
Chính phủ Hà Lan còn độc quyền mua bán muối và gạo trong thời kì này. Tất cả gạo được sản xuất ở những vùng đã qui định đều phải bán theo lối giao nộp cho chính phủ. Từ đó chính phủ thực dân lại bán gạo cho nhân dân các vùng mà qui định phải trồng các cây công nghiệp không có lương thực để ăn. Giá bán do công ty đặt ra nên thường cao cắt cổ, người nông dân phải chịu đói vì không có đủ tiền để mua số lương thực cần thiết cho mình, còn chính phủ thực dân lại thu được khoản lời rất lớn. Những người dân bị đi lao động cưỡng bức chỉ được ban phát một ít muối gạo để sống qua ngày, làm cho họ chỉ có thân phận hơn người nô lệ một chút.
Đan-đê còn phát hành tiền giấy, bắt các ngân hàng phải đem tiền đồng giao nộp cho các kho bạc của chính phủ thực dân đổi lấy tiền giấy nhằm vơ vét triệt để nguồn kim loại trong nhân dân của các nước thuộc địa. Chúng còn tổ chức ra những vụ cướp bóc nhân dân ở các thành phố.
Những chính sách bóc lột nặng nề của Đan-đê đã làm cho nhân dân Giava rên xiết cùng nhau chống lại những chính sách của Đan-đê đề ra chưa kịp thu những kết quả cuối cùng thì ông đã bị triệt hồi vào tháng 8 năm 1811. Granxê là tên tổng đốc được cử sang tiếp tục cai trị Inđônêxia. Lúc này Anh đã xâm chiếm Inđônêxia của Hà Lan và thiết lập quyền cai trị của mình trên quần đảo này. Lịch sử Inđônêxia bước sang thời kì đen tối mới: chịu sự thống tri của thực dân Anh.