Chính sách cai trị và bóc lột của chính phủ Anh (từ năm 1811 đến năm 1815)

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 47 - 53)

năm 1815)

2.3.1. Chính sách cai trị

Những chính sách của Đan-đê nhằm bảo vệ Giava đã không mang lại nhiều kết quả. Tháng 8 năm 1811 khi Đan-đê bị triệt hồi về nước cũng là thời

điểm quân đi Anh xuất hiện trên đảo Giava. Ngay đầu tháng 8, một hạm đội thuyền của Anh gồm 100 tàu chở 12.000 quân viễn chinh do huân tước Mintơ (toàn quyền Anh ở Ấn Độ) chỉ huy xuất hiện trước Batavita quân Anh hầu như không gặp phải sự kháng cự nào khi đổ bộ lên chiếm lĩnh Batavita. Giansen đã chốn về Semerang với hi vọng tập trung quân của Trung Giava để phản kích. Nhưng do các lãnh chúa Gio- Giacacta và Sôlơ đã bắt tay với Anh nên quân Anh đã nhanh chóng đổ bộ lên Semerang làm cho quân của Gianxê tan rã gần hết. Những người Inđônêxia đã giết chết những sĩ quan Hà Lan rồi bỏ trốn. Tình thế bắt buộc Gianxê phải kí giấy đầu hàng trao quyền thống trị Inđônêxia cho Anh chỉ 10 ngày sau đó.

Đến tháng 9 năm 1811, toàn bộ Inđônêxia bị Anh chiếm và Anh chính thức đặt quyền cai trị của mình trên quần đảo này. Chính phủ Anh đã phái Xtamphót Raphơlơ (Thomas Stamford Razzes) đến làm tổng đốc ở Inđônêxia và phụ thuộc tên toàn quyền Anh ở Ấn Độ. Raphơlơ là một tên thực dân quỷ quyệt, trung thành và hết lòng phục vụ chính quyền thực dân. Ngay từ trước khi thực dân Anh chiếm được Giava, Y đã có quan hệ với các lãnh chúa ở Giava và luôn xúi giục họ chống lại người Hà. Trong một bức thư gửi cho lãnh chúa Palembeng, Y đã lộ rõ tham vọng của mình: “Ông bạn tôi nên tống cổ và tiêu diệt tất cả những người Hà, kể cả những đại biểu ngoại giao của Hà Lan. Sau này cũng không nên cho phép người Hà Lan nào nhập cảnh” [10,169].

Ngay sau khi được cử sang làm tổng đốc Anh ở Inđônêxia, Raphơrơ đã tìm mọi cách để loại bỏ người Hà Lan, không những không cho người Hà Lan mà không cho người nước khác dễ dàng tới Giava. Lúc đầu, để thiết lập vị trí vững chắc của mình chính phủ Anh đã thực hiện chính sách mua chuộc các lãnh chúa địa phương. Raphơrơ đã kí với các tiểu vương những hiệp định trao lại cho họ những vùng đất mà Đan-đê đã chiếm đoạt với một số điều kiện đặc

biệt và các tiểu vương phải thừa nhận vai trò minh chủ của Anh giống như đối với Hà Lan trước đây. Nhưng khi đã nắm được Inđônêxia trong tay thì chúng liền giở mặt, Raphơrơ đã trắng trợn cách chức các lãnh chúa nào mà không nghe theo lời chúng, thậm chí còn dùng bạo lực để đàn áp. Sau khi thiết lập được quyền lực của mình một cách vững chắc, Raphơrơ mới bắt tay vào những cải cách nhằm tăng cường và xác lập thống trị của mình.

Về hành chính, Raphơrơ đã sử dụng chính sách chia để trị. Chia Giava thành 16 quận, đứng đầu mỗi quận là một quận trưởng có toàn quyền hành chính, tư pháp, thu thuế cho chính phủ nhưng thực chất những quận trưởng chẳng có chút quyền hạn nào cả. Tất cả mọi quyền lực thâu tóm trong tay tên tổng đốc và bên cạnh các quận trưởng còn có các quan giám sát người Anh chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của các lãnh chúa họ trở thành những kẻ bù nhìn lĩnh lương hàng tháng của chính phủ Anh.

Về mặt tư pháp, Raphơrơ cũng đã tiến hành một số cải cách nhằm giải phóng được chừng nào sức sản xuất. Trong phạm vi và khả năng của mình, ông đã có một số biện pháp thực tế nhằm tiến tới cải thiện số phận của người nô lệ tăng thêm những cơ hội để họ được giải phóng tăng cường vào lực lượng sản xuất. Năm 1812, ông bắt đầu áp đặt thuế đối với việc nuôi giữ nô lệ và ra sắc lệnh: “cấm nhập thêm nô lệ mới vào Giava và các quốc gia phụ thuộc Giava kể từ đầu tháng 1 năm 1813. Năm 1814, Raphơrơ đã ra lệnh cấm buôn bán nô lệ trên toàn quốc đảo. Năm 1815, ông đã qui định rằng dù chủ nhân yêu cầu cảnh sát cũng không được bắt những người không muốn làm nô lệ nữa”. Những chính sách đó đã góp phần vào việc giải phóng sức sản xuất cho xã hội, tạo thêm một lực lượng lao động mới từ những người nô lệ được giải phóng.

Raphơrơ đã cho đơn giản hoá hệ thống toà án bằng cách xoá bỏ toà án cũ và toà án của Hội đồng uỷ viên, lập ra ở 3 cảng lớn Batavia, Semarang và

Surabaya một toà án công lí, một toà án thỉnh cầu và một toà án cảnh sát. Những toà án này sử dụng thủ tục tố tụng của Anh, chế độ bồi thẩm nhân dân được thành lập. Tra tấn bị xoá bỏ trong toàn bộ quá trình pháp lí (hình phạt mang gông đối với tù nhân).

Về việc xét xử dân bản xứ, Raphơrơ đã xoá bỏ hình thức “toà án khu” do Đan-đê lập ra và thay thế bằng các toà án quận, nếu xét xử ở đây không đạt được kết quả mới chuyển lên toà án cấp trên. Đối với những vụ kiện hình sự liên quan đến án tử hình Raphơrơ cho lập ra toà án chứng thực để tiến hành xết sử ngay ở nơi diễn ra tội ác.

Những chính sách thống trị của thực dân Anh ở Inđônêxia thời kì này phần nào có làm cho người dân Inđônêxia được giải phóng nhưng thực chất nó chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất là để phù hợp và phục vụ cho chính sách bóc lột của chúng. Những người Inđônêxia trước đây ủng hộ quân đội Anh lúc chúng tấn công quân đội Hà Lan nay đều thất vọng. Với những chính sách mới của thực dân Anh họ thấy thấu khổ hơn nhiều lần.

2.3.2. Chính sách bóc lột

Những cải cách trong chính sách cai trị của Raphơrơ chỉ là để phục vụ cho mục đích duy nhất là bóc lột vơ vét kinh tế của nhân dân Inđônêxia của chính phủ Anh. Trên hệ thống những chính sách cũ của Hà Lan thời Đan-đê để lại, Raphơrơ đã cho thi hành ở Inđônêxia những chính sách đã được thực dân Anh áp dụng ở Ấn Độ để phục vụ cho lợi ích của tư bản công nghiệp Anh lúc bấy giờ đang trên đà tiến mạnh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho vơ vét bóc lột và tăng nguồn thu ngân sách, Raphơrơ đã cho thực hiện ở Inđônêxia chế độ Thuế chung về ruộng đất (hay còn gọi là tô thuế) nhằm thu những khoản lời lớn từ thuế cho ngân sách của chúng. Raphơrơ đã tuyên bố quốc hữu hoá ruộng đất, tất cả đất đai thuộc

quyền sở hữu của nhà nước, do đó nhân dân Giava bị biến thành tá điền và phải nộp đại tô về đất mà họ nhận canh tác.

Tiền thuế đất không đánh vào từng cá nhân mà vào từng nhóm và căn cứ vào năng xuất của đất. Ruộng đất được chia thành các loại tốt xấu khác nhau và đánh thuế theo mức của từng loại ruộng. Những vung đất tốt có năng suất thấp thì phải đóng số địa tô bằng 1/2 sản lượng canh tác của vùng, vùng có năng suất trung bình phải trả bằng 2/5 sản lượng thu hoạch, phần sản phẩm còn lại người dân được phép tự do sử dụng. Thuế nộp có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật (nghĩa là gạo). Nếu trả bằng tiền thì người dân đem đến nộp cho trưởng nhóm, nếu trả tiền tô thuế bằng gạo thì người nộp phải chịu chi phí vận chuyển đến trụ sở thu thuế của các quận. Thuế được thu theo đơn vị thôn xã cho một cơ quan tài chính thu sau đó nộp lên chính phủ (nó giống như chế độ Paminđa (thầu thuế) ở Ấn Độ). Chế độ này đã làm cho các lãnh chúa giảm bớt đi phần được ăn hối lộ vì không thể đòi hỏi nhân dân thực hiện lao động bắt buộc.

Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện Raphơrơ đã thấy những biện pháp mới của ông không giúp tăng thêm nguồn thu cho chính phủ, mặt khác nó cũng cải thiện được vị trí canh tác của người dân. Hệ thống đất thuế theo nhóm không phù hợp người trưởng nhóm vẫn nắm quá nhiều quyền lực trong phân chia đất của nhân dân. Vì vậy Raphơrơ đã chuyển sang phương thức đánh giá thuế theo từng cá nhân. Raphơrơ đã cho tiến hành một cuộc khảo sát điền địa để có thể tính mức thuế một cách công bằng nhưng vì thời gian thiếu và nhân viên có năng lực nên khảo sát không toàn diện chẳng hạn ở Surabaya chỉ có 50 trong tổng số 2.700 làng được khảo sát. Vì vậy mức thuế qui định căn bản tính theo dự tính của các quan giám sát nên đã không đem lại công bằng cho người dân, nhiều người dân phải khốn khổ vì không có đủ tiền, sản

phẩm để nộp cho chính phủ thực dân và hình thức lao động bắt buộc không được xoá bỏ với những người không đủ tiền nộp thuế.

Raphơrơ còn thiết lập độc quyền của nhà nước về muối và đánh thuế 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Giava nhằm giải quyết thêm những vấn đề vì thiếu hụt ngân sách. Những khoản thuế thu liên tục tăng làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Inđônêxia điêu đứng.

Để tăng thêm nguồn lợi cho chính phủ Anh, Raphơrơ còn tiếp tục thực hiện những chính sách mà trước đây Đan-đê đã làm đó là đem ruộng đất của chính phủ đem bán cho tư nhân người Anh, Âu và người Hoa kiều từ Trung Quốc sang. Đất được chia thành những lô ruộng để bán nên có một số thương nhân đã không đủ tiền mua. Mặt khác có một số bất mãn của các địa chủ từ trước đã tạo ra một số khó khăn đối với Raphơrơ. Tuy nhiên việc bán đất vẫn được chúng thi hành một cách triệt để nhằm giải quyết tạm thời những nhu cầu về tài chính trước mắt.

Trong nông nghiệp nông thôn, chính phủ Anh đã thực thi những chính sách thời trung cổ bắt nhân dân trồng một số hàng thiết yếu cho chúng như một số cây trồng đặc trưng của vùng nhiệt đới, trồng các loại cây hương liệu mà chúng nghĩ rằng sẽ đem lại lợi nhuận về cho mình. Vì sau khi Napolêong thất bại, thị trường châu Âu ổn định thì nhu cầu về hương liệu sẽ tăng cao. Những cung ứng về hương liệu và sản phẩm của chúng tràn vào châu Âu sẽ mang lại cho thực dân Anh những món lời kếch xù. Những khu vực trước đẩy trồng hương liệu có hiệu quả trước kia vẫn được duy trì và vẫn giữ chế độ lao dịch bắt buộc và cưỡng bức sản phẩm đối với nhân dân ở đây.

Là một tư bản công nghiệp tương đối phát triển nên thực dân Anh đã tăng cường đầu tư tư bản vào Inđônêxia, chúng đã lập ra một số ngân hàng cho vay nặng lãi đối với những người dân không đủ khả năng đóng địa tô qui định. Mặt khác Anh đã kích thích nền công nghiệp hàng hoá của thuộc địa

phát triển. Thuyền buôn của Anh ra vào các quần đảo tăng 11 lần, Raphơrơ đã mơ ước biến Batavia thành một trung tâm đế chế mới của Anh ở các đảo. Tư bản nước ngoài cũng thâm nhập vào nông thôn Inđônêxia một cách mạnh dạn hơn. Anh đã đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất và chế biến hương liệu ở vùng nông thôn Giava nó đã làm cho nền thủ công nghiệp ở Giava bị đả kích mạnh mẽ, nhất là nền thủ công nghiệp đệt vải. Anh chủ trương không chỉ xem Inđônêxia là nơi cung cấp nguyên liệu, các mặt hàng nhiệt đới cho chúng mà còn muốn biến Inđônêxia thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Raphơrơ đã dự định và cho nhập hàng vải của Anh để bán cho nhân dân thuộc địa.

Những chính sách bóc lột của Anh có phần làm cho thương nghiệp, kinh tế hàng hoá của Inđônêxia có phần phát triển hơn, thậm chí Raphơrơ còn cho nhân dân tự do hàng hoá buôn bán nhưng chỉ nhằm mục đích tăng thêm nguồn lợi từ việc thu thuế còn thực chất cuộc sống của nông dân nông thôn Inđônêxia không có gì thay đổi. Tình trạng của họ không có gì khác trước, đói khổ không có con đường sống, chính vì vậy những chính sách của bọn thực dân Anh mà Raphơrơ đặt ra ở Inđônêxia bị nhân dân gọi là lối thống trị “ăn nước nhả bã” “róc vỏ nhai nuốt hết nước đường”.

Sau khi đế chế của Napôlêông sụp đổ, Hà Lan giành được độc lập, Anh muốn trở thành đồng minh liên lục địa nên đã trả lại cho Hà Lan một số thuộc địa. Số phận của Inđônêxia lại bị đổi trao từ tay thực dân Anh sang tay chính phủ Hà Lan vào năm 1816

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 47 - 53)