PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 98 - 100)

Là một nước lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng lại có vị trí chiến lược quan trọng – án ngữ con đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên Inđônêxia nhanh chóng trở thành điểm đến, miếng mồi béo bở cho thực dân phương Tây trong công cuộc khia thác thuộc địa của chúng. Vào lúc xã hội Inđônêxia đang bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy tàn của chế độ phong kiến thì bằng sức mạnh quân sự và ưu thế về kinh tế hàng loạt và liên tiếp các tên thực dân phương Tây đã kéo đến xâm lược Inđônêxia. Tham gia vào quá trình xâm lược Inđônêxia có Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Pháp nhưng cuối cùng ưu thế đã thuộc về Hà Lan. Bằng rất nhiều biện pháp để cai trị - bóc lột hết sức tàn bạo thực dân Hà Lan đã âm mưu khuất phục tất cả các vương quốc trên quần đảo Inđônêxia

Dưới sự thống trị của công ty Đông Ấn Hà Lan (từ đầu thế kỉ XVII đế năm 1799), chính phủ Hà Lan (từ 1800 đến năm 1811), chính phủ Anh (từ năm 1811 đến năm 1815), chính phủ Hà Lan (từ năm 1816 đến năm 1918), tình hình kinh tế,chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng ở Inđônêxia đã có nhiều biến đổi sâu sắc.

Sự biến đổi đó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Inđônêxia nhưng nó được biểu hiện rõ nét nhất là qua kinh tế và xã hội. Đó là sự du nhập của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vào lĩnh vực kinh tế phá vỡ và làm biến đổi cơ cấu những ngành kinh tế cổ truyền: nông nghiệp,lâm nghiệp, thủ công nghiệp…và sự ra đời và phát triển của một số ngành- khu vực kinh tế hiện đại: công nghiệp, ngoại thương, giao thông vận tải…vv. Về chính trị, dưới tác động của chủ nghĩa thực dân, tình hình chính tri của Inđônêxia đã chuyển biến sâu sắc. Từ một nước độc lập Inđônêxia đã trở thành một nước

thuộc địa phụ thuộc vào thực dân. Về xã hội, là sự phân hóa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội cũ: nông dân, địa chủ và sự xuất hiện các tầng lớp giai cấp mới: tư sản, công nhân, tầng lớp trí thức, tiểu tư sản. Về văn hóa, là sự du nhập của một nền văn minh mới, tiến bộ hơn – văn minh phương Tây và cũng là sự mất đi, biến đổi của nền văn hóa truyền thống phong kiến.

Như vậy, dưới tác động của quá trình thực dân hóa đã đem lại những hậu quả nặng nề đối với xã hội Inđônêxia: Đó là sự phát triển mất cân đối của các ngành kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế, đó là sự áp bức bóc lột năng nề làm cho đời sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Tuy nhiên, dưới tác động của những chính sách đó cũng đã đưa đến một hệ quả tất yếu nằm ngoài ý muốn chủ quan của bọn tư bản phương Tây, đó là sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào đời sống kinh tế - xã hội làm xuất hiện những ngành kinh tế mới hiện đại hơn và sự xuất hiện các lực lượng mới trong xã hội. Cũng chính sự biến đổi đó đã tạo điều kiện cho kinh tế mới thâm nhập ngày càng sâu và ngày càng phát triển ở Inđônêxia. Trên cơ sở đó giai cấp Tư sản ở Inđônêxia manh nha ra đời và nhanh chóng trưởng thành vươn lên tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong quá trình đấu tranh của minh. Đồng thời, nó tạo tiền đề cho sự xuất hiện nhưng xu hướng mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Inđônêxia.

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 98 - 100)