Chính sách cai trị và bóc lột của chính phủ HàLan (từ năm 1816 đến năm 1918)

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 53 - 69)

năm 1918)

2.4.1. Chính sách cai trị

Sau những thất bại của Napolêong I, đến năm 1814 Hà Lan đã giành được độc lập và chiếu theo hiệp định London giữa Anh và Hà Lan đã kí vào

ngày 13/08/1814 thì Anh phải trả lại tất cả các thuộc địa cũ của Công ty Đông Ấn Hà Lan mà Anh đã chiếm từ năm 1803, trừ thuộc địa mũi Hảo Vọng và Xây lan (vì hai vùng này đã được nhượng cho Anh từ hiệp ước Amiêng năm 1802). Và như vậy, dĩ nhiên Inđônêxia trở lại thành thuộc địa của Hà Lan. Tuy nhiên, hiệp định này đã làm cho Raphơrơ hết sức tức giận vì hắn đã mơ ước xây dựng một hệ thống thuộc địa của Anh rộng từ vịnh Bengan đến tận nước úc. Chính vì vậy mà Raphơrơ đã tìm mọi cách ngăn cản Hà Lan thu toàn bộ thuộc địa của chúng. Vì vậy, trên thực tế phải mất 2 năm sau ngày kí hiệp ước Hà Lan mới khôi phục được quyền thống trị của mình ở Inđônêxia vào năm 1816.

Nhiệm vụ của chính phủ thuộc địa mới hết sức nặng nề. Bởi Hà Lan đã mất dần uy tín có trước kia. Ngoại thương chủ yếu nằm trong tay của Anh và Mĩ chính phủ Hà Lan cũng không thể đủ về tài chính để cung cấp cho các phái nền ở thuộc địa. Hơn thế nữa, việc trồng trọt cây công nghiệp xuất khẩu là mục tiêu chủ yếu của chính quyền Hà Lan cũ nhưng do chế độ tự do trồng trọt do Raphơrơ đặt ra nên việc trồng trọt đã sa sút. Việc cấp bách nhất mà chính quyền Hà Lan phải làm lúc này là: nhanh chóng xây dựng lại bộ máy cai trị nhằm tiến hành vơ vét thu nhặt của nhân dân thuộc địa bù vào khoản thâm hụt ngân sách của chính phủ.

Chính phủ Hà Lan đã cử ba phái viên cao cấp đến Inđônêxia để tiếp quản các đảo gồm: Elút (Elout), Capơlin (Vander Capellen) và Baykơ (Buysker). Sau khi hai người kia về nước thì Capơlin giữ chức toàn quyền của chính phủ Hà Lan ở Inđônêxia.

Về mặt hành chính, ở Giava tháng 12 năm 1818 chính phủ Hà Lan đã qui định sẽ giữ nguyên tắc tổ chức cơ cấu hành chính của Raphơrơ về các quận đại diện huyện, tổng và làng, chỉ đổi tên huyện thành phủ và tổng thành huyện. Những chức vụ từ trung ương trở lên là do người Ha Lan nắm giữ còn

bộ máy từ tổ chức quận huyện xuống vẫn do những người bản xứ nắm giữ. Mỗi tỉnh đều có một viên công sứ là người Hà Lan với sự giúp việc của một tên phó sứ, có thêm một thư kí. Mỗi quận chúng đều đặt những giám sát viên đặc trách việc thanh tra các khu vực trồng trọt của chính phủ. Tổ chức hành chính bản xứ còn giữ vai trò trung gian giữa chính phủ và nhân dân. Bao gồm những viên nhiếp chính thường được chọn trong các gia đình quí tộc ngày trước. Với tư cách là quan chức họ lĩnh một khoản lương mà chính phủ trả cho họ hàng năm được thưởng thêm nếu mùa màng thu hoạch đạt kết quả cao.

Cơ quan nhiếp chính chia ra thành tổ chức quận phụ thuộc do một thủ lĩnh người bản xứ đứng đầu giúp việc cho họ có những phụ tá. Đơn vị sơ sở ở nông thôn vẫn là làng (Đesa) do một tổ chức cộng đồng rất mạnh thống trị đầu Làng là một lí trưởng do nhân dân bầu ra nhưng phải được sự phê chuẩn của chính phủ Batavia.

Ở những nơi khác mà chính phủ Hà Lan vẫn gọi là “các tỉnh bên ngoài” chính phủ Hà Lan vẫn duy trì ở đây bộ máy chính quyền cũ. Các dân tộc bản xứ vẫn ở dưới sự cai trị của các tù trưởng địa phương, các từ trưởng chịu sự kiểm soát của một thống đốc tỉnh là người Hà Lan.

Nói một cách khác, chính phủ Hà Lan đã triệt để sử dụng bộ máy quan lại người bản địa để cai trị nhân dân. Tuy nhiên, tất cả đều hoạt động dưới sự điều hành giám sát của người Hà Lan.

Hệ thống tư pháp cũng được thay đổi cho phù hợp với chính phủ mới. Thực dân Hà Lan vẫn giữ một số cơ cấu trong hệ thống của Raphơrơ. Một mặt, đã khôi phục tổ chức lưỡng quyền cũ, có hệ thống luật và toà án riêng cho người châu Âu và cho người bản xứ. Toà án bản xứ thì xét xử các việc xảy ra của nhân dân theo pháp luật và tập tục của người bản xứ, hầu hết các toà án cho người bản xứ do Raphơrơ lập ra đều được giữ lại, quan toà là những người bản xứ, chủ toạ là một quan chức người Hà Lan. Những toà án

được thiết lập dành cho người châu Âu ở Batavia, Semarang và Surabaya đều được giữ lại và chính phủ Hà Lan còn lập thêm các toà án khác ở Ambon, Maccasa, Malacca và ở Panđang vào năm 1825. Toà án ở Batavia trở thành toà án cấp cao có quyền kháng cáo chung đối với toàn bộ cùng Đông Ấn thuộc Hà Lan.

Các quan chức bản xứ được chính phủ Hà Lan trả lương cố định hàng năm thay vì cấp đất cho nông nô như trước. Họ không được tiến hành sản xuất hay buôn bán, người đứng đầu đơn vị không được thuê lao động ở làng của họ với bất cứ cớ gì.

Để giảm bớt đi sự ảnh hưởng của người ngoại quốc ở Inđônêxia viên toàn quyền lúc đó là Capơlin đã đưa ra những chính sách nhằm loại bỏ những thương nhân người châu Âu và người Hoa kiều. Năm 1822, sau khi đi kinh lí ở Giava ông đã phát hiện thấy những người châu Âu không được chính phủ cấp đất đai đã có thể thu thuế đất của các quốc gia bản xứ thông qua các “hợp đồng mua đất”. Qua đó người mua đất không chỉ có quyền sử dụng đất mà còn có quyền như một lãnh chúa đối với những người nông dân sản xuất trên vùng đất đai của họ. Capơlin đã đưa ra một số sắc lệnh trong đó qui định tất cả những hợp đồng thuê đất sẽ vô giá trị kể từ ngày 1/1/1824. Điều này đã gây thiệt hại cho những người mua đất và những lãnh chúa có đất cho thuê. Bởi hầu hết các hợp đồng đều đã trả tiền trước. Các lãnh chúa phải lo trả lại không cách gì khác là tăng cường bóp nặn hơn nữa nhân dân trong vùng. Bộ máy hành chính công xã nông thôn hoàn toàn trở thành cơ quan tiếp tay bóc lột nhân dân chính phủ Hà Lan.

Sang thế kỉ XX, Chính phủ Hà Lan đã không hoàn toàn giữ được độc quyền ở Inđônêxia, những nước tư bản như Anh, Mỹ cạnh tranh mạnh mẽ với Hà Lan. Vậy nên đến năm 1905, Hà Lan đã dùng chính sách mở cửa điều hoà mâu thuẫn các đế quốc với nhau. Chính sách này không chỉ giúp cho Hà Lan

có thêm nhiều vốn mở rộng qui mô khai thác mà điều quan trọng là Hà Lan đã giữ được Inđônêxia ở thế cân bằng lực lượng với những đế quốc khác. Đảm bảo không có một đế quốc nào có thể độc chiếm Inđônêxia từ tay chúng cũng như có thêm lực lượng để trấn áp các cuộc nổi dậy từ bên trong.

Chính quyền thực dân Hà Lan cũng thi hành những chính sách về văn hoá giáo dục đối với thuộc địa. Mỗi tên thực dân đi xâm lược đều không muốn thuộc địa của mình có thể phát triển, nên những chính sách về giáo dục thường không được chúng quan tâm đầu tư. Năm 1840, trong tổng số 40 triệu ghiuđơ đầu tư cho Inđônêxia bọn thực dân Hà Lan chỉ dành nửa triệu cho tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp, nghệ thuật, tông giáo, khoa học chứ không hề có một khoản riêng nào cho giáo dục. Nền thống trị Hà Lan đã không cung cấp cho 70 triệu người Inđônêxia những khả năng về giáo dục. Theo qui chế 2/9/1854 thì viên toàn quyền Inđônêxia có trách nhiệm phải lập trường học cho “nhân dân bản xứ”. Nhưng trên thực tế chúng đã không thực thi việc đó, chỉ có rất ít trường học được lập ra. Đến năm 1900, chúng có lập ra một số trường học nhưng xen lẫn trong đó là sự phân biệt chủng tộc. Những người Ha Lan ở Inđônêxia có một hệ thống nhà trường riêng gồm những trường tiểu học và trung học lai. Người bản xứ Inđônêxia chỉ có trường làng 3 năm với trình độ thấp, mặt khác có rất ít người được đi học (đến cuối thé kỉ XIX chỉ có 60.000 học sinh Inđônêxia, đến khoảng trước chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có 1.768 học sinh Inđônêxia). Những con em nhà giàu của Inđônêxia có thể xin vào học ở trường lai. Nói chung dưới chế độ thống trị của Hà Lan có rât ít người Inđônêxia được đi học, hầu hết dân số Inđônêxia đều mù chữ đến đầu thế kỉ XX, con số ấy lên đến 97%. Những chính sách về văn hoá, nghệ thuật cũng không được quan tâm nếu không bị hạn chế.

Những chính sách thống trị, bóc lột của chính phủ Hà Lan đã làm cho đời sống của người dân Inđônêxia ngày càng đi vào nghèo khổ, khó khăn làm

cho họ mất hết quyền tự do, sống trong cảnh nghèo đói bệnh tật... Chính tình hình ấy cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập và sức sản xuất của Hà Lan. Chính vì vậy mà đến năm 1901, chính phủ Hà Lan đã phải ban bố và thực hiện một chính sách nhằm cải thiện hơn đời sống của người dân, đó là “chính sách đạo đức”. Theo chính sách này, đã có những “ngân hàng nhân dân” được lập ra để cho nhân dân vay vốn nếu gặp khó khăn trong quá trình sản xuất (thực chất của chính sách này không phải vì chúng muốn cải thiện đời sống cho nhân dân Inđônêxia mà cũng chỉ là một hình thức để thi hành chính sách bóc lột đẽ dàng hơn. Trên thực tế nhân dân phải vay vốn của ngân hàng với số lãi suất cao). Một phần kinh phí cũng được đầu tư cho hoạt động giáo dục, y tế, nghệ thuật. Chúng để ý hơn đến hoạt động vệ sinh phòng bệnh cho người dân bản xứ (thực chất là để tăng cường sức lao động). Mặt khác, chúng có mở thêm số trường học ở Inđônêxia nhưng không phải vì mục đích nâng cao trình độ cho người dân Inđônêxia mà chỉ nhằm mục đích đào tạo ra một tầng lớp trí thức địa phương (chủ yếu là con em quí tộc, lãnh chúa, nhà giàu) để phục vụ cho công cuộc cai trị của mình. Chính sách đó chỉ mang lại những kết quả thật nhỏ bé, vì mục đích chính, mối quan tâm chính cuả họ ở Inđônêxia là về kinh tế. Theo thống kê đến năm 1940 trong tổng số 60 triệu người Inđônêxia chỉ có khoảng 88.000 người được học đến tiểu học và 240 người tốt nghiệp trung học, còn số bác sĩ, kĩ sư thì ít đến mức đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên nó cũng tạo ra một tầng lớp trí thức đào tạo theo kiểu phương Tây được tiếp xúc với những tư tưởng dân chủ phương Tây. Sau này sẽ là lực lượng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc điều mà bọn thực dân không ngờ đến.

Đầu thế kỉ XX, những chính sách cai trị cũ của Hà Lan tỏ ra không còn phù hợp với tính chất ở thuộc địa nữa. Cùng với quá trình cai trị và bóc lột của Hà Lan đã tạo ra một sự chuyển biến khác trước. Các tầng lớp nhân dân hết sức bất bình trước cảnh sống khổ cực của họ tiếp tục đấu tranh, nông dân

không tha thiết gì với việc sản xuất nữa... Những điều này khiến cho chính phủ Hà Lan phải thay đổi chính sách cai trị của mình. Năm 1907, chính phủ Hà Lan đưa ra “Chính sách mới” ở Inđônêxia, cho Inđônêxia thành lập các cơ quan tự quản các công việc của mình lập các Hội đồng địa phương gồm cả những người Inđônêxia. Tuy nhiên, tất cả phải chịu sự kiểm soát của chính phủ Hà Lan cũng trong khuôn khổ của chính “Đường lối mới” này, chính phủ Hà Lan cũng đã cố gắng mở các trường làng, một hoặc vài làng được xây dựng trường học, chính phủ cung cấp vật liệu và hàng năm có doành khoản ngân sách là 90 triệu ghiulơ để phát triển giáo dục tu bổ nhà trường, phát sách cho giáo viên. Đến năm 1930 có khoảng 15% trẻ em theo học ở các trường này. Nhưng tất cả các trường đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính quyền Hà Lan và vì vậy chúng trở thành cơ quan của chính quyền trung ương chứ

không phải trường làng nữa. Những chính sách về văn hóa này không mấy cải thiện đời sống cho người dân Inđônêxia.

Như vậy, những chính sách cai trị của chính phủ Hà Lan trong giai đoạn này đã làm cho nhân dân Inđônêxia bị đẩy vào vòng khổ cực, tăm tối. Phải chịu ách áp bức của cả chính quyền phong kiến và thực dân. Cảnh nhân dân nghèo đói, không có ruộng đất ngày một nhiều, xã hội rối ren nhiều bất ổn. Những cải cách trong đường lối mới của thực dân Hà Lan thực chất cũng chỉ để phục vụ cho chính sách bóc lột của chúng. Công việc làm ăn mới đòi hỏi có những người lao động khoẻ mạnh và ít nhiều có chuyên môn. Việc xây viện, mở trường của chúng chỉ nhằm vào túi tiền của chúng. Bản chất đó đã được RadenAgieng Cađini viết: “ tôi biết người dân tôi khổ như thế nào. Còn chính phủ thì làm gì? Họ cố ý cải tổ hành chính. Nhưng sau đó thì sự đau khổ của quần chúng chỉ có tăng lên chứ không giảm”, “Người Hà Lan cười cợt trước sự ngu dốt của chúng tôi. Thế nhưng khi chúng tôi cố gắng để có một chút tri thức thì lập tức mọi trở ngại sẽ xuất hiện”. [5, 36 - 37].

2.4.2. Chính sách bóc lột

Những khó khăn về tài chính của chính phủ Hà Lan đã đốc thúc họ phải nhanh chóng triển khai những thủ đoạn bóc lột thuộc địa nhằm giải quyết tình trạng khó khăn đang tồn tại.

Ngay từ khi vừa tiếp thu Inđônêxia, Hà Lan phải hao tổn nhiều sức người, sức của để đàn áp các cuộc khởi nghĩa đang bùng lên mạnh mẽ trong cả nước. Chính phủ Batavia mắc nợ, ảnh hưởng đến ngân sách chung của đất nước, mặt khác từ khi công ty Đông Ấn Hà V.O.C giải tán chính phủ Hà Lan phải đảm phụ mọi kinhh phí của chính phủ Batavia. Tiền nợ lãi hàng năm của hai chính phủ đã ngày càng tăng lên từ 1,5 triệu đồng Hà Lan năm 1814 đến năm 1830 đã tăng lên 24,9 triệu đồng Hà Lan. Thương nghiệp Hà Lan kém phát triển khó có thể đương đầu cạnh tranh với tư bản Anh, Mĩ. Chính vì vậy mà Hà Lan đã đẩy mạnh hơn nữa chính sách bóc lột thuộc địa của mình.

Ở giai đoạn đầu, sau khi tiếp thu Inđônêxia, chính phủ Hà Lan vẫn áp dụng những chính sách của Raphơrơ để bóc lột nhân dân Inđônêxia nhưng thực tế thì Hà Lan không thể nào dùng được. Theo chính sách của Raphơrơ sức lao động có được giải phóng, nông dân đỡ bị ràng buộc về thân thể, thị trường tự do cũng phát triển hơn. Nhưng tư bản Hà Lan là tư bản thương nghiệp nên chính sách này không phù hợp. Chính vì vậy, chính phủ Hà Lan đã đốc thúc thực hiện những chính sách khai thác và bóc lột vô cùng thâm hiểu nhằm bóc lột bòn rút của nhân dân Inđônêxia đến tận xương tuỷ.

Đối với thương nghiệp, thực dân Hà Lan đã thi hành chính sách “bảo hộ mậu dich” nhằm độc quyền buôn bán ở Inđônêxia.Theo chính sách này, những thương thuyền của Hà Lan được hưởng ưu đãi thuế quan chung hàng hoá của Hà Lan vào Inđônêxia không bị đánh thuế, ngược lại hàng hoá của các nước khác đưa vào buôn bán ở Inđônêxia bị đánh thuế rất cao. Đến năm 1824, ngoài việc sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch (thuế quan chung)

chính phủ Hà Lan còn dùng quyền lực của chính quyền bảo vệ hàng dệt của Hà Lan. Nhờ có chính sách này mà hàng dệt nhập khẩu của Hà Lan vào Inđônêxia có tăng hơn trước, năm 1819 hàng dệt của Hà Lan chiếm 1/3 tổng số hàng nhập khẩu ở Inđônêxia, đến năm 1830 đã đẩy được Anh và chiếm tỉ lệ 2/3 tổng hàng dệt nhập khẩu vào Hà Lan.

Đối với nông nghiệp,tháng 1 năm 1830, chính phủ Hà Lan cử đến Inđônêxia một tên toàn quyền mới có tên Vanđen Bốt (Van đen Bosh) với hi vọng sẽ phục hồi lại miền Tây Ấn Độ của Hà Lan. Trong chính sách của tên toàn quyền mới này chủ yếu tập trung vào việc khai thác kinh tế nông nghiệp của Inđônêxia. Vì Vanđen Bốt biết Inđônêxia là một thuộc địa có thế mạnh về sản phẩm nhiệt đới mà châu Âu đang cần. Vanđen Bốt đã đưa ra một hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 53 - 69)