Sự biến đổi văn hó a tư tưởng.

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 86 - 88)

Quá trình xâm lược đặt ách thống trị bóc lột của bọn tư bản phương Tây ở Inđônêxia suốt mấy thế kỉ đã làm chuyển biến sâu sắc tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước này. Tính chất tự nhiên - tự cấp tự túc của nền kinh tế cổ truyền đã bị phá vỡ thay vào đó là những yếu tố TBCN của nền kinh tế thực dân đã xâm nhập vào và ngày càng phát triển ở đây. Không chỉ có những chuyển biến về tính chất của nền kinh tế mà những thiết chế về chính trị xã hội cũng hoàn toàn khác trước. Từ một nước hoàn toàn độc lập

mà Inđônêxia đã trở thành một nước phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ Hà Lan trong mọi công việc. Sự thay đổi đó cũng dẫn đến sự phân hóa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu rộng, ngoài sự phân hóa của các giai cấp cũ trong xã hội đã xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới chính là điều kiện cho những tư tưởng mới thâm nhập vào xã hội Inđônêxia chỉ ra cho nhân dân nhận thức được rằng: cần phải xóa bỏ những bức tường ngăn cách cản trở sự phát triển của đất nước dân tộc mình. Sự bảo thủ, trì trệ của chế độ phong kiến cần được xóa bỏ để những tư tưởng mới xâm nhập vào và phát triển ở Inđônêxia. Như lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin thì: khi tư tưởng đã thâm nhập được vào quần chúng nó sẽ biến thành sức mạnh vật chất đạp đổ mọi cản trở trên con đường phát triển của nó, đấu tranh cho tiến bộ xã hội và thúc đẩy xã hội đi lên.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Inđônêxia đã xuất hiện những tư tưởng cách mạng mới, đó là những tư tưởng cải cách xã hội những mức độ khác nhau tạo ra những làn sóng mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, các xu hướng mới đã xuất hiện. Xu hướng cải cách của giai cấp tư sản nhằm mở mang văn minh đòi quyền bình đẳng cho dân tộc, tiêu biểu cho tư tưởng đó là hoạt động của Raden Ageng Cactini, Lương tri xã hay của Liên minh Hồi giáo… Song song với đó là xu hướng đấu tranh trực diện của nông dân và một bộ phận sĩ phu phong kiến nhằm lật đổ chế độ cũ và sự đàn áp của bọn thực dân mở đường cho sự phát triển những tiến bộ kĩ thuật, nổi bật như cuộc khởi nghĩa của Đipônê gôgiô, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Achê…

Những xu hướng đó trong phong trào đấu tranh của Inđônêxia đã được tiếp thu những luồng tư tưởng mới (dân chủ tư sản, chủ nghĩa xã hội) từ bên ngoài dội vào đã trở thành những nhân tố quan trọng cho thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng Inđônêxia giai đoạn tiếp sau đó.

3.4. Sự xuất hiện các xu hướng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Inđônêxia (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX).

Một phần của tài liệu Chính sách thực dân và tác động của nó đối với tình hình kinh tế xã hội inđônêxia (từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w