Chợ và sự hình thành các trung tâm thơng mại

Một phần của tài liệu Chợ ở nghệ an từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trang 125 - 126)

VI. Bố cục của luận văn

3.2.3.Chợ và sự hình thành các trung tâm thơng mại

1945 và ảnh hởng của chợ đối với c dân Nghệ An

3.2.3.Chợ và sự hình thành các trung tâm thơng mại

Nhìn chung, chợ là hình thức hoạt động thơng mại vừa mang tính truyền thống vừa mang tính thiết thực, hiệu quả, phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kích thích sự phát triển sản xuất. Mạng lới chợ trên toàn tỉnh Nghệ An đã góp phần quan trọng duy trì dòng chảy của các luồng hàng hoá, lu thông trao đổi, tiền tệ. Có thể nói mức độ phồn vinh của chợ, sự "nóng"- "lạnh" của chợ ở từng thời điểm, từng vùng, miền là biểu hiện rõ nhất thực trạng kinh tế của vùng, miền đó. Sự phát triển về qui mô, chất lợng hàng hoá, số lợng ngời tham gia là cơ sở quan trọng để hình thành nên các thị tứ và trung tâm thơng mại- là nơi hàng hóa có điều kiện tốt nhất để lu thông. Quá trình này đợc vận hành theo hớng: chợ huyện, chợ vùng, phố chợ đến trung tâm buôn bán thơng mại. Thời kì này Nghệ An có các chợ điển hình nh: tại phủ Anh Sơn, chợ Lờng từ một chợ huyện có qui mô và số lợng hàng hoá tơng đối nhỏ, sang thế kỉ XX nó đã trở thành một chợ huyện có vai trò là trung tâm buôn bán rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau với số lợng lớn và có cả sự tham gia của tàng lớp tiểu thơng, tiểu chủ. Bởi thế câu nói "chợ Lờng thú lắm ai ơi" đã không còn xa lạ với nhân dân phủ Anh Đô và nhân dân các vùng lân cận. Theo đờng quốc lô số 7 đi xuống vùng Thanh Chơng, chúng ta sẽ bắt gặp chợ Rạng, chợ Rộ cũng là một

chợ sầm uất của huyện, ngoài ra Thanh Chơng còn có chợ Cồn là trung tâm buôn bán trâu bò cả một vùng của địa phận trung du Nghệ An. Đến huyện Hng Nguyên, trung tâm buôn bán lớn nhất là chợ Tràng. Chợ nằm ngay bên sông Lam và cạnh núi Thành, có cả thơng nhân Hoa kiều trú ngụ để buôn bán. Nó đã trở thành thị tứ sầm uất của Hng Nguyên và nổi tiếng cả phủ lị Anh Sơn thời bấy giờ. Ngoài ra ở các huyện ven biển có chợ Si là chợ trung tâm cho cả vùng, miền núi Nghệ An có chợ Hiếu ở Nghĩa Đàn, Vinh - Bến Thuỷ ngoài chợ Vinh còn có chợ Quyết,... đây là các chợ lớn tiêu biểu cho mỗi vùng, là có sở để hình thành nên các trung tâm thơng mại đại diện cho mỗi vùng, miền.

Trong suốt những năm đầu thế kỉ XX, cùng với thị trờng của cả dân tộc, thị trờng thơng mại Nghệ An cũng phải đơng đầu với những khó khăn do bị th- ơng nhân Pháp và các nớc khác cạnh tranh, chèn ép. Tuy nhiên, họ đã lớn dần và trởng thành từ chỗ có những ít tầng lớp tiểu thơng, tiểu chủ với những cửa hàng nhỏ chuyên doanh của mình, đến việc hình thành ngay trong lòng xã hội thuộc địa một tầng lớp mới là tầng lớp t sản, gắn liền với nó là sự xuất hiện các cửa hàng, của hiệu với qui mô và mức độ ngày càng lớn, thể hiện sự vận hành của thị trờng dân tộc đang từng bớc khởi sắc nằm ngoài mong muốn của thực dân Pháp, góp phần thúc đẩy hàng hoá phát triển, nhất là lĩnh vực kinh tế thơng mại, trong đó có sự phát triển của ngoại thơng.

Một phần của tài liệu Chợ ở nghệ an từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trang 125 - 126)