Kiểu kết hợp với “dù ai “:

Một phần của tài liệu Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều (Trang 49 - 51)

- ấy ai hẹn ngọc thề vàng Bây giờ kim mã, ngọc đàng với a

1. 1 Các kiểu kết hợp:

1.1.2. Kiểu kết hợp với “dù ai “:

Đây là kiểu kết hợp khá độc đáo trong ca dao và Truyện Kiều. Trong ca dao:

- Trăm năm ghi tạc chữ đồng Dù ai thêu phợng chỉ rồng mặc ai

- Dù ai cho bạc cho tiền

Không bằng em đợc đứng liền với anh. - Dù ai cho bạc cho chinh

Không bằng thiếp đứng với mình, mình ơi - Dù ai cho bạc cho vàng

- Dù ai cho bạc cho vàng

Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay - Dù ai cho nhẫn cầm tay

Chẳng bằng trông thấy mặt ngay bây giờ. - Mời chàng vào cửa vào nhà

Dù ai có hỏi nói là rể con.

Trong “Kho tàng ca dao ngời Việt” ta gặp rất nhiều bài có sử dụng từ “Dù ai...”. Tuy nhiên qua thống kê ở đề tài tình yêu đôi lứa, chúng tôi thấy có 17 bài trên 217 bài nói về đề tài tình yêu có sử dụng từ “Dù ai...”. Mặc dù là chiếm số lợng hạn chế, nhng qua một số bài trên ta thấy tình cảm giữa chủ thể trữ tình và đối tợng trữ tình gắn bó keo sơn, đó nh một lời khuyên, nh một lời khẳng định, rằng là đã yêu thơng nhau rồi thì “Dù ai xoay trời lấp biển” cũng đừng lung lay.

Trong xã hội phong kiến, thế lực đồng tiền và sự chèn ép của cha mẹ luôn là nỗi lo của các chàng trai cô gái, chính vì vậy mà khuyên răn, thề thốt là một bớc phát triển mạnh mẽ về ý thức tự chủ của bản thân và mong muốn tự do quyết định chuyện hôn nhân của mình. Một hy vọng thật giản dị và mang đầy tính nhân văn, đó không chỉ là ớc muốn của những con ngời lao động mà ở mọi thế hệ.

Trong truyện Kiều số câu sử dụng “Dù ai...” cũng rất ít, và điều khác với ca dao là biết đợc đối tợng và chủ thể ở đây là ai, tuy nhiên từ “Dù ai...” cũng nhằm khẳng định quyết tâm, ý chí của chủ thể ở đây.

Dù ai lòng có sở cầu

Tâm minh xin quyết với nhau một lời

Đây là lời của Thuý Kiều khi bị ép cùng Bạc Hạnh, và nàng cũng nhằm khẳng định tình cảm của nàng đã có nơi có chốn, đã dành cho ngời mình thơng mến rồi, nên dù ai đó có sở cầu, cầu xin chăng nữa thì cũng không thể.

Điểm khác biệt trong cách sử dụng từ “Dù ai...” trong ca dao và Truyện Kiều là ở chỗ: Ca dao có số lợng nhiều hơn cách dùng “Dù ai...” nh nhằm khẳng định sự vơn tới tự do của tình cảm nam nữ, của ngời dân lao động. Trong khi Truyện Kiều với 3254 câu thì có 113 câu sử dụng từ “Ai”, trong đó duy nhất chỉ có một câu dùng từ “Dù ai...” nh nhằm khẳng định trong Truyện Kiều nhân vật cha vợt qua đợc sự ràng buộc của lễ giáo, cha vợt qua đợc mọi thế lực trong xã hội và cha có khả năng vơn tới tự do, tìm thấy tự do cho chính mình.

Một phần của tài liệu Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w