Nguyên nhân của sự khác biệt:

Một phần của tài liệu Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều (Trang 55 - 57)

- ấy ai hẹn ngọc thề vàng Bây giờ kim mã, ngọc đàng với a

4- Nguyên nhân của sự khác biệt:

Qua nghiên cứu một số công trình về ca dao và Truyện Kiều mà cụ thể là “Kho tàng ca dao ngời Việt” và “Truyện Kiều” chúng tôi thấy giữa ca dao và Truyện Kiều có sự tác động qua lại, ảnh hởng chi phối lẫn nhau, xuyên thấm vào nhau. Thực ra đây là một mối tơng tác hai chiều có tác dụng xác định bản chất của từng đối tợng xem xét quan hệ giữa các sự vật hiện tợng (hai chiều tác động qua lại) cần lu ý một số thực tế: Không phải chỉ có một sự giống nhau thì mới có quan hệ mà ngay cả những sự vật rất khác nhau, cách xa nhau thậm chí mâu thuẫn nhau cũng có mối quan hệ. Và trong các mối quan hệ đó không phải là không có những khác biệt.

Chúng ta biết văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài, trong các chế độ xã hội có giai cấp “tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay” nói nh M.Gorki: “Văn học dân gian sáng tác bởi nhân dân mà trớc hết là nhân dân lao động”. Còn với văn học Trung đại nhằm chỉ toàn bộ các sáng tác văn học thành văn (còn đợc gọi là văn học viết, văn chơng bác học) ra đời vào thời trung đại trong tiến trình văn học nớc nhà mà tiêu biểu là “Truyện Kiều”. Nguyễn Du tuy xuất thân từ tầng lớp quý tộc, nhng nhà thơ lại rất chú ý đến ca dao và dân ca, đến ngôn ngữ của quần chúng. Điều đó, có thể một phần là do ông chịu ảnh hởng của mẹ từ bé với những bài hát ru, những khúc dân ca quan họ, về sau lớn lên lăn lộn trong cuộc

sống, ông lại có dịp gần gũi với quần chúng, tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với họ. Thơ ca dân gian và những hình thức văn nghệ quần chúng có một ảnh hởng to lớn đối với sự hiểu biết và sự hình thành tài năng của nhà thơ. Đó là nền tảng trong thơ ông (Truyện Kiều) nhng không phải vì những lí do đó mà thơ ông hoàn toàn giống ca dao, mà đó là cơ sở để ông nhào nặn lại, tạo ra cái độc đáo trong sáng tác của mình.

Một điểm không thể không nói đến nữa đó là: Văn học dân gian “Ai” là tiếng nói chung của cộng đồng không phải là tiếng nói riêng của một tác giả nh trong văn học viết. Do vậy, “Khi miêu tả và biểu hiện cuộc sống, văn học dân gian chỉ giữ lại những gì là chung cho một cộng đồng ngời. Những cái gì có tính chất riêng biệt độc đáo trong cuộc đời một cá nhân, trong t tởng và tình cảm của một cá nhân thì bị mờ đi, bị xoá bỏ đi”. Theo Hêghen “ca dao có chủ quan chứ không chủ thể”.

Còn trong Truyện Kiều cụ thể từ “Ai” nó mang dấu ấn có tính sáng tạo của Nguyễn Du. Ngôn ngữ của Truyện Kiều nó mang dấu ấn cụ thể hoá.

Vậy từ “Ai” trong ca dao mang tính phiếm chỉ cao, chỉ chung chung cho tất cả mọi đối tợng. Còn “Ai” trong Truyện Kiều mang tính cụ thể rõ ràng, chỉ rõ từng đối tợng, tuy nhiên bên cạnh đó có những từ tác giả sử dụng còn ỡm ờ để nhằm phiếm chỉ một đối tợng nào đó trong xã hội “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”. Đây là sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du, tác giả không bê nguyên xi mà trên cơ sở cái chung chung của tác giả dân gian biến thành cái cụ thể, cái riêng cho mình mà vẫn giữ đợc phong thái dân dã, mộc mạc mà tao nhã thực sự nên thơ.

Trên là những nguyên nhân góp phần tạo nên sự độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của tập thể tác giả dân gian và thiên tài Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w