Kỹ năng tổ chức các hoạt động tự học, tự nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh thông qua dạy học hình học luận văn thạc sĩ giáo dục (Trang 91 - 94)

. Bài tập toán: Theo nghĩa rộng, bài tập (bài toán) đặt ra sự cần thiết phải tìm kiếm một cách có ý thức phương tiện thích hợp để đạt đến mục đích trông

g/Kỹ năng tổ chức các hoạt động tự học, tự nghiên cứu

Kỹ năng này bao gồm : Lập kế hoạch tự học, thực hiện kế hoạch, theo dõi, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc tự học.

Lập kế hoạch bao gồm : Xác định mục tiêu và nhiệm vụ tự học về kiến thức, về kỹ năng, tư duy, thái độ; xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động học như nghe hiểu, ghi chép tóm tắt, vận dụng vào bài tập, giải quyết các vấn đề học tập, sử dụng các phương tiện trực quan, thu thập thông tin, xử lý thông tin học tập, bằng cách liên tưởng giữa các biểu thức, các khái niệm đã biết với các thông tin mới đã cho và cái cần tìm, từ đó lựa chọn, thực hiện đánh giá và điều chỉnh các phương pháp. Sau khi có kế hoạch, điều quan trọng là làm sao cho học sinh tuân thủ trình tự đã ghi trong kế hoạch cho đến khi hoàn thành, không đi chệch hướng với các kế hoạch đề ra. Đánh giá thường xuyên của giáo viên và bản thân học sinh về quá trình tự học và hoàn thành kế hoạch tự học là phương tiện mạnh mẽ để kích thích, nâng cao quá trình tự học của người học. Từ sự đánh giá này, học sinh rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình dẫn tới sự hiệu chính để lần sau thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu tốt hơn.

Ví dụ 6. Trong thời gian 7 tuần đầu của năm học chỉ cần hướng dẫn cho học sinh ôn tập bài cũ, luyện tập giải các bài tập trong sách giáo khoa nhưng đến tuần thứ 8 để chuẩn bị kiểm tra cuối chương có thể hướng dẫn học sinh ngoài ôn tập các kiến thức đã học cần tham khảo một số sách tham khảo về các vấn đề liên quan đến vectơ. Có thể tổng quát hóa một số bài

toán như trọng tậm tam giác, tìm tập hợp điểm và một số ví dụ và một số ứng dụng các kiến thức đã được học về véctơ, tọa độ, tích vô hướng và các ứng dụng của nó.

Ngoài ra, trong quá trình tự học cần có kế hoạch tự học khác như: kế hoạch ôn tập để chuẩn bị kiểm tra, kế hoạch chuẩn bị cho các kỳ thi. Trong những thời điểm đó, học sinh cần có kế hoạch hợp lý và có thời gian ôn tập thích hợp đủ để ôn tập các kiến thức đã dự kiến, luyện tập các bài tập liên quan, hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học cũng như thời gian để rèn luyện các kỹ năng giải toán.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 luận văn đã giới thiệu cấu trúc chương trình Hình học 10; nêu lên 4 định hướng để xây dựng các biện pháp và đưa ra 6 biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh . Đồng thời đưa ra một số bài tập, ví dụ cụ thể để minh họa cho các biện nói trên.

Chương 3.Thực nghiệm sư phạm

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm đợc tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực giải toán học sinh mà luận văn đã đề xuất.

3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 3.2.1. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT DTNT Quỳ Hợp- Nghệ An.

Lớp thực nghiệm: 10B Lớp đối chứng: 10C

Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012. Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Thầy giáo Bạch Hưng Tình

Giáo viên dạy lớp đối chứng: Thầy giáo Nguyễn Đình Ngọ

Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu Trường THPT DTNT Quỳ Hợp- Nghệ An, chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 10 của trường và nhận thấy trình độ chung về môn toán của hai lớp 10B, 10C là tương đương.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất được thực nghiệm tại lớp 10B và lấy lớp 10C làm đối chứng.

Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy tổ trưởng, tổ phó và giáo viên dạy 2 lớp 10B, 10C chấp nhận đề xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm tiến hành trong 16 tiết dạy đối với chương trình hình học 10 (ban cơ bản); phần hệ thức lượng trong tam giác và chương 3. sau khi dạy

thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm 2 bài kiểm tra, sau đây là nội dung 2 bài kiểm tra.

Đề kiểm tra số 1( 45 phút)

Cho tam giác ABC, góc A = 600

; CA=8cm; AB=5 cm

Một phần của tài liệu Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh thông qua dạy học hình học luận văn thạc sĩ giáo dục (Trang 91 - 94)