Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lý

Một phần của tài liệu Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh thông qua dạy học hình học luận văn thạc sĩ giáo dục (Trang 83 - 84)

. Bài tập toán: Theo nghĩa rộng, bài tập (bài toán) đặt ra sự cần thiết phải tìm kiếm một cách có ý thức phương tiện thích hợp để đạt đến mục đích trông

a/Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lý

Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của học sinh trong quá trình học tập nói chung và nhất là trong học tập toán nói riêng. Kết quả của nghe giảng và ghi chép ngoài việc thể hiện năng lực của nhận thức, tư duy của người học còn thể hiện khả năng tự học của người đó. Để rèn luyện kỹ năng nghe giảng và ghi chép hợp lý cho học sinh, người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:

- Nhanh chóng nắm bắt được lôgic của bài giảng, cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cả các nội dung học tập vừa nghe, phải biết cách kết hợp giữa việc vừa nghe và vừa ghi chép.

- Nghe giảng với thái độ độc lập và có phê phán bằng các thao tác tư duy, ghi chép hoặc thắc mắc những chỗ còn hoài nghi hoặc chưa hiểu để hỏi thầy và bạn.

- Nghe giảng phải đồng thời với việc tư duy tích cực khẩn trương, liên hệ những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để tìm mối liên hệ.

- Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, có thể dung các ký hiệu toán học hoặc các chữ viết tắt để tiết kiệm thời gian ghi chép dùng thời gian cho việc nghe giảng.

Ví dụ 2 ( Về kỹ năng nghe) Khi giáo viên trình bày cho học sinh chứng minh bài toán:

"Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. CMR: GA+GB+GC=O" nếu giáo viên chỉ trình bày cách chứng minh như ở sách giáo khoa và giải thích trong

lời giải đó đã dùng đẳng thức véctơ đối, thì học sinh có thể đề xuất những ý nghĩ của mình để có các biện pháp chứng minh khác như xem véc tơ O dưới nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở đó có thể trình bày nhiều cách chứng minh thích hợp cho mỗi cách nhìn đó. Tiếp đến đối với mỗi cách nhìn có thể yêu cầu giáo viên định hướng cho các bài toán tương tự hoặc tổng quát.

Ví dụ 3 ( Về kỹ năng chép) Khi giáo viên hướng dẫn chứng minh công thức Hêrông:

(p a)(p b)(p c)

p

S = − − − với a,b,c là độ dài 3 cạnh của tam giác và p là nửa chu vi, có thể học sinh chỉ cần ghi : Trong chứng minh công thức cần sử dụng các kết quả sau: + bc a c b A 2 cos = 2+ 2− 2 + S bc.SinA sinA bc2s 2 1 = ⇒ =

+ Sử dụng: sin2 A+cos2 A=1 biến đối ta đi đến kết quả

Một phần của tài liệu Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh thông qua dạy học hình học luận văn thạc sĩ giáo dục (Trang 83 - 84)