Kiến nghị với NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN hệ THỐNG xếp HẠNG tín DỤNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 97 - 141)

Hoạt động XHTD đòi hỏi ở CBTD không chỉ năng nổ nhiệt tình mà còn là kinh nghiệm đánh giá, tầm nhìn chiến lƣợc. Rất cần NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa tạo điều kiện đào tạo nâng cao nghiệp vụ, thƣờng xuyên cọ xát để nâng cao kỹ năng cũng nhƣ tích lũy kinh nghiệm cho công việc.

Chi nhánh cần tăng cƣờng công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách TD một cách hợp lý. Đôn đốc và khuyến khích các DN tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán.

Xây dựng hệ thống thông tin quản trị RRTD đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thƣờng xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm XHTD khách hàng. Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các NH trên cơ sở cạnh tranh nhƣng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến độ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu KH.

Nâng cao nhận thức của các cấp nhà quản trị về vai trò của công cụ XHTD đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu qỉa. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác nhƣ tài sản an toàn, trích lập dự phòng RR.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Trong chƣơng này, tác giả đã nêu lên đƣợc định hƣớng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hoà. Từ những phân tích về thực trạng công tác XHTD DNVV ở chƣơng 4, chƣơng này tác giả đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh và ngày càng hoàn thiện hơn theo chuẩn mực quốc tế.

KẾT LUẬN

-

-----------------

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều sự biến động của nền kinh tế trong nƣớc và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa nói riêng thì việc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Thông qua hệ thống XHTD nội bộ, công tác quản trị rủi ro đƣợc hỗ trợ đắc lực. Hệ thống XHTD nội bộ cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho ngân hàng trong việc xây dựng chính sách tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro…

Trên cơ sở lý luận về XHTD DN, tác giả đã nêu lên thực trạng công tác XHTD DN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà, đồng thời chỉ ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác này của chi nhánh. Bằng việc tiến hành khảo sát thực tế tác giả cũng đã nêu lên đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XHTD DN tại chi nhánh để từ đó đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD DN tại chi nhánh trong thời gian tới.

Dƣới sự hƣớng dẫn của cô PGS.TS Trần Thị Thùy Linh, các thầy cô trƣờng Đại học Lạc Hồng và các anh chị tại Ngân Hàng, tác giả đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình là “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa”. Do khả năng

nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế vì vậy bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, nhận xét của thầy cô và các anh chị ở Ngân hàng để bài báo cáo đƣợc hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

---------------- -

[1]. Nguyễn Đăng Dờn, (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.211-214.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn, (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB

Phƣơng đông, TP. Hồ Chí Minh, tr.170-175.

[3]. Nguyễn Minh Hải, (2011), Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng

doanh nghiệp tạo ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Đại học Kinh Tế Quốc

Dân Hà Nội.

[4]. Trần Huy Hoàng, (2010), Quản trị ngân hàng, NXB lao động xã hội, TP.Hồ

Chí Minh, tr.166-170.

[5]. Nguyễn Thành Huyên, (2008), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Tp.HCM.

[6]. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB thống kê, TP. Hồ Chí Minh, tr.144-151.

[7]. Nguyễn Minh Kiều, (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, TP. Hồ Chí Minh, tr.23-25.

[8]. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội, tr.177.

[9]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa, (2010),

Tài liệu cơ cấu tổ chức, Phòng hành chính nhân sự.

[10]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa, (2011),

Hồ sơ Công ty TNHH Tín Hoa, phòng kế hoạch kinh doanh.

[11]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa, Báo cáo phân tích tài chính năm 2009 – 2011, phòng kế hoạch kinh doanh.

[12]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa, Thuyết

[13]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa, Tài liệu

nội bộ, phòng hành chính nhân sự.

[14]. Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. [15]. Thủy Ngọc Thu, (2007), Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm khách

hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ, Đại học kinh tế.

[16]. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, NXB Hồng Đức, tr.236.

[17]. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, tr.257. [18]. http://www.kilobooks.com/threads/-Giải-pháp-hoàn-thiện-công-tác-Xếp-hạng- tín-dụng-doanh-nghiệp-vay-vốn-tại-Chi-nhánh-ngân-hàng-thƣơng-mại- CP-công-thƣơng-Đống-Đa. [19]. http://www.rating.com.vn/home/Tổng-quan-về-xếp-hạng-rủi-ro-tín-dụng- doanh-nghiệp.17.227. [20]. http://www.saovangco.com/?frame=news_detail&id=199.

DANH SÁCH PHỤ LỤC

-

---------------- -

Phụ lục 1: Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

Phụ lục 3: Một số mô hình XHTD DN và các nhân tố ảnh hƣởng đến XHTD DN tại NHTM

Phụ lục 4: Sơ lƣợc xếp hạng tín dụng trên thế giới

Phụ lục 5: Tiêu chuẩn chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Phụ lục 6: Bảng chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của công ty TNHH Tín Hoa

Phụ lục 7: Kết quả xử lý SPSS

PHỤ LỤC 1: NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG

1. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng [4]

Nguyên nhân khách quan

Nhóm nguyên nhân khách quan là các tác nhân gây ra RRTD bất khả kháng, xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con ngƣời nhƣ:

Tình hình chính trị và hệ thống pháp luật không ổn định: Chính trị không ổn

định, hệ thống văn bản pháp lý chƣa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở sẽ làm cho các chủ thể kinh tế không thích nghi đƣợc với sự thay đổi, lúng túng trong quá trình thực hiện từ đó ảnh hƣởng đến HĐKD, đến khả năng trả nợ của các đơn vị kinh doanh.

Môi trường kinh doanh thay đổi: Đó là sự thay đổi chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự

hội nhập kinh tế quốc tế. Các yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đến KH của NH, đến khả năng thanh toán các khoản vay, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát cao khi mà tất cả các điều kiện kinh doanh đều trở nên khó khăn hơn.

Các yếu tố xã hội: dân số, tâm lý, tập quán, thói quen tiêu dùng, trình độ văn

hóa...Đây là những yếu tố mà bất kỳ một DN nào cũng phải có sự quan tâm thích đáng vì nó có ảnh hƣởng lớn đến sự tồn tại cũng nhƣ phát triển của các đơn vị kinh doanh và qua đó tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh NH.

Sự lạc hậu về công nghệ thông tin: Việc NH không theo kịp sự phát triển của

công nghệ nhƣ việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành cũng nhƣ việc KH vay vốn không ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng đều có thể dẫn đến RRTD cho NH.

Nguyên nhân chủ quan

Nhóm nguyên nhân chủ quan, bao gồm nguyên nhân từ phía ngƣời vay và bản thân ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

NH còn thiếu một chính sách TD nhất quán, chính sách TD ở đây phải bao gồm định hƣớng chung cho việc cho vay, chế độ TD ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về đảm bảo tiền vay, danh mục lựa chọn KH trong từng giai đoạn…Nguyên nhân gây ra RRTD từ phía NH có thể khái quát nhƣ sau:

NH không có đủ thông tin về các số liệu thống kê để phân tích và đánh giá KH… dẫn đến đánh giá sai hiệu quả của phƣơng án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phƣơng án kinh doanh của NH.

Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tƣợng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Quá tin tƣởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm… coi đó là vật bảo đảm chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

Chạy theo số lƣợng, theo kế hoạch mà sao nhãng việc coi trọng chất lƣợng khoản vay, quá tin tƣởng vào sự thành công của phƣơng án kinh doanh của KH.

NH không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu KH có nhu cầu rút vốn quá nhiều; hoặc dữ trữ vốn quá nhiều gây ứ đọng, lãng phí trong sử dụng vốn.

Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số CBTD NH chƣa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng và đãi ngộ cán bộ NH chƣa thỏa đáng.

Cạnh tranh giữa các TCTD chƣa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lƣợng khoản vay.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

KH sử dụng vốn vay của NH sai mục đích, không có thiện chí trả nợ vay. Năng lực kinh doanh của KH kém, đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực quá khả năng quản lý của mình. Từ đó có thể dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh.

KH vay vốn tại nhiều TCTD dƣới một danh nghĩa hay nhiều danh nghĩa khác nhau nên thiếu sự phân tích một cách tổng thể, khó theo dõi dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

Tình hình tài chính của DN yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu cao là đặc điểm chung của phần lớn các DN Việt Nam. Ngoài ra, việc ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực.

PHỤ LỤC 2: CÁC CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP

A. Các chỉ tiêu tài chính [6] 1. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Là nhóm chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN, sau đây là các chỉ tiêu cơ bản trong nhóm chỉ tiêu này:

Khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy DN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đám bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số đo lƣờng khả năng trả nợ của DN.

Khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tổn kho Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết các khoản nợ.

Khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

Tỷ số này đo lƣờng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bằng

nguồn vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền.

2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Là nhóm chỉ tiêu đo lƣờng mức độ hoạt động liên quan đến việc khai thác và sử dụng các tài sản của DN.

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần Vốn lƣu động bình quân

Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng 1 đồng vốn lƣu động trong kỳ sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu hệ số càng lớn thì vốn lƣu động luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao.

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách thƣơng mại của DN.

Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá DN sử dụng hàng tồn kho của mình có hiệu quả nhƣ thế nào.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Chỉ số này càng cao càng đƣợc đánh giá là tốt vì tiền đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh đƣợc tình trạng ứ đọng vốn. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ hàng tồn kho nhiều, sản phẩm không tiêu thụ đƣợc.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân

Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ. Giá trị càng cao càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm tăng thị phần và sức cạnh tranh.

3. Nhóm chỉ tiêu cân nợ

Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng sử dụng nợ vay của DN, đo lƣờng phần vốn góp của các chủ sở hữu DN so với phần tài trợ của các chủ nợ của DN. Đòn cân nợ làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho công ty và các chủ nợ. Các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu cân nợ bao gồm:

Tỷ số nợ

Tỷ số nợ = Nợ phải trả Tổng tài sản

Tỷ số này cho thấy DN sử dụng bao nhiêu nợ để đầu tƣ vào tài sản của doanh nghiệp. Mức sử dụng càng lớn thì rủi ro càng cao, DN dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Tỷ số nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu

Tỷ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị của tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

4. Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một DN. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tƣ rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tƣ vào DN. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp càng mạnh và cổ phiếu của doanh nghiệp càng hấp dẫn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN hệ THỐNG xếp HẠNG tín DỤNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 97 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)