Sau khi phân tích nhân tố tác giả tiến hành phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến biến phụ thuộc là hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng. Kết quả kiểm định nhƣ sau:
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định hồi quy Thống kê mô hình
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ƣớc lƣợng
1 .782a .610 .576 .59418028
a. Ƣớc lƣợng: (Hằng số), QT, CN, CB, CT
Phân tích phƣơng sai (ANOVAb
)
Mô hình Tổng bình
phƣơng df
Sai số chuẩn của
ƣớc lƣợng F Mức ý nghĩa Sig. 1 Hồi quy 71.930 4 17.982 38.934 .000b Số dƣ 37.070 105 .353 Tổng 109.000 109 a. Ƣớc lƣợng: (Hằng số), QT, CN, CB, CT b. Biến phụ thuộc: Hoạt động XHTD DN
Hệ số tƣơng quan
Mô hình
Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số
chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Lỗi tiêu
chuẩn Beta Dung sai VIF
1 (Hằng số) 1.653E-03 .057 .000 1.000 CT .500 .057 .500 8.791 .000 1.000 1.000 CB .221 .057 .221 3.883 .003 1.000 1.000 CN .082 .057 .082 1.447 .000 1.000 1.000 QT .595 .057 .595 10.454 .000 1.000 1.000 a. Biến phụ thuộc: Hoạt động XHTD DN
(Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS)
Kết quả ở bảng thống kê mô hình cho thấy mô hình có R2
hiệu chỉnh là 0.576. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 57.6%, mô hình này giải thích đƣợc 57.6% sự thay đổi của nhân tố hoạt động XHTD DN là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 42.4% biến thiên của nhân tố đƣợc giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình mà trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chƣa xem xét đến.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy thông số F = 38.934 với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.000< 0,05, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập đƣợc. Nhƣ vậy các biến độc lập trong mô hình đều có quan hệ đối với biến phụ thuộc là hoạt động XHTD DN.
Dựa vào bảng hệ số tƣơng quan, ta thấy: giá trị Sig của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05. Do đó, ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động đến hoạt động XHTD DN. Do các hệ số hồi quy đều mang dấu dƣơng nên tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Kết quả ở bảng hệ số tƣơng quan cũng cho thấy hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance Inflation Factor) rất nhỏ (nhỏ hơn 10) vì vậy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không có ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.
Từ kết quả trên ta có phƣơng trình hồi quy nhƣ sau:
HĐ XHTD DN = 0.500* CT + 0.221* CB + 0.082* CN + 0.595* QT
Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XHTD DN của Agribank Biên Hòa: CT (hệ thống chỉ tiêu dùng để chấm điểm tín dụng), CB (trình độ cán bộ tín dụng), CN (hệ thống công nghệ ngân hàng) và QT (quy trình xếp hạng tín dụng). Từ đây tác giả sẽ đƣa ra các giải pháp thích hợp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày thực trạng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của CN, nêu lên đƣợc thành tựu đạt đƣợc khi sử dụng phƣơng này trong việc quản trị rủi ro. Đồng thời tác giả cũng đƣa ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại trong công tác này và phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động XHTX DN của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa. Từ những kết quả phân tích trong chƣơng 4 sẽ là một cơ sở cho việc đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD DN của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa.
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA
5.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa [12]
Năm 2012 sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động NH nói chung và của CN NHNo&PTNT Biên Hòa nói riêng. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, CN sẽ cố gắng phấn đấu đạt đƣợc một số mục tiêu sau:
Mục tiêu phấn đấu: Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh - tài chính đƣợc NHNo&PTNT Việt Nam giao trong năm 2012, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 5.1: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh – tài chính năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012
1 Nguồn vốn huy động 1.535.823 1.844.683 2 Tổng dƣ nợ 1.223.813 1.354.483
3 Tỷ lệ nợ xấu 2,4% 1,6%
4 Lợi nhuận 19.051 35.486
(Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa, Thuyết minh kế hoạch kinh doanh năm 2012, phòng kế hoạch kinh doanh) [12]
Những chƣơng trình chính sẽ thực hiện:
- Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, do đó cần tập trung huy động vốn từ các thành phần dân cƣ, ổn định để tăng cƣờng nguồn vốn hoạt động, đặc biệt huy động nguồn vốn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế.
- Củng cố và tăng cƣờng hoạt động của Tổ xử lý nợ xấu, Ban giám đốc cùng với phòng kế hoạch kinh doanh phân công bám sát các KH cũng nhƣ các cơ quan
pháp luật để nhanh chóng phát mãi tài sản thu hồi nợ. Có biện pháp xử lý kiên quyết và hiệu quả trong thu hồi nợ tồn đọng để giảm thấp tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất, tận thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng, nợ lãi tồn đọng…
- Chú trọng khâu tuyên truyền tiếp thị để quảng bá hoạt động của chi nhánh Biên Hòa. Thƣờng xuyên củng cố và nâng cao phong cách, thái độ phục vụ, tạo niềm tin cho những KH hiện tại và tìm kiếm thêm những KH tiềm năng khác.
- Mở rộng KH trong các lĩnh vực tiền gửi, tiền vay và hoạt động dịch vụ. Tìm kiếm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế.
- Tăng trƣởng dƣ nợ trên cơ sở tăng trƣởng nguồn vốn và đi đôi với tăng cƣờng củng cố chất lƣợng tín dụng, nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.
- Tập trung phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm mới trên cơ sở nâng cấp Tổ Dịch vụ - Marketing lên Phòng Dịch vụ - Marketing, đổi mới và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị.
- Tăng cƣờng đào tạo và giáo dục nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ứng xử cho đội ngũ các bộ của Chi nhánh ngày càng vững nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao phong cách giao dịch với khách hàng.