3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp trong bài đƣợc xác định thông qua các phƣơng pháp thống kê và phân tích, so sánh qua 3 năm của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa.
Trong báo cáo này, dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa về các vấn đề nhƣ sau:
- Báo cáo tài chính gồm doanh số cho vay, dƣ nợ, nợ quá hạn, tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ 2009 – 2011.
- Thuyết minh kế hoạch kinh doanh và tài liệu đại hội cán bộ viên chức năm 2012.
Các dữ liệu này đƣợc thu thập từ các phòng ban chức năng của Ngân hàng nhƣ: Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự…
Ngoài ra dữ liệu thứ cấp còn đƣợc thu thập qua các tài liệu bên ngoài nhƣ: tài liệu chuyên ngành về XHTD, bản tin nội bộ ngân hàng, các phƣơng tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, internet), website của NHNo&PTNT Việt Nam :www.agribank.com.vn...
3.2.2 Dữ liệu sơ cấp
Để hoàn thiện hệ thống XHTD DN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa thì tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các phƣơng pháp phát phiếu khảo sát trực tiếp khách hàng doanh nghiệp. Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ thực trạng hoạt động XHTD DN tại NH. Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, tác giả tiến hành thu thập số liệu từ đó sẽ tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và phần mềm Excel.
Theo Hair & ctg (1998), “Multivairate Data Analysis”, Prentical–Hall International.Inc điều kiện đảm bảo cỡ mẫu là n = 5*m, với m là số biến quan sát và để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập với kích thƣớc mẫu tối thiểu là gấp 5 lần số biến quan sát [17]. Mô hình nghiên cứu với 18 biến quan sát thì kích thƣớc mẫu tối thiểu là n = 90 (18x5).
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát để tránh xảy ra tình trạng phiếu khảo sát bị thất lạc, phiếu không hợp lệ hoặc số lƣợng thu về không đủ để nghiên cứu, vì vậy để đạt đƣợc kích thƣớc mẫu đề ra, tác giả tiến hành gửi đi 130 phiếu khảo sát. Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện bằng cách chọn ngẫu nhiên một số khách hàng DN của ngân hàng. Cụ thể là:
- Số phiếu phát ra: 130 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 110 phiếu
- Phƣơng pháp khảo sát: phát phiếu khảo sát trực tiếp.
Sau khi thu lại phiếu khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả của phiếu khảo sát. Toàn bộ dữ liệu sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và Excel.
3.3 Mô hình nghiên cứu 3.3.1 Thiết lập mô hình 3.3.1 Thiết lập mô hình
Từ mô hình hồi quy dự kiến:
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + + β5X5+ ei
Bằng việc khảo sát trực tiếp các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có giao dịch với NH. Tác giả thiết lập mô hình tổng thể với các biến đƣợc ký hiệu nhƣ sau:
Y = HĐ XHTD DN: Hoạt động xếp hạng tín dụng DN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa.
Trong đó : Y là biến phụ thuộc, X là biến độc lập.
Tác giả tiến hành tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XHTD DN và bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia là CBTD tại ngân hàng. Tiến hành phát phiếu khảo sát thử 05 DN để điều chỉnh sai sót trong bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo. Từ đó, tác giả đã đƣa ra các biến độc lập nhƣ sau :
Bảng 3.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tổng thể Ký hiệu biến Diễn giải các biến độc lập
X1 = QT QT là biến Quy trình xếp hạng tín dụng X2 = CB CB là biến Trình độ cán bộ tín dụng
X3 = CN CN là biến Hệ thống công nghệ ngân hàng
X4 = CT CT là biến Hệ thống chỉ tiêu dùng để chấm điểm tín dụng X5 = TT TT là biến Thông tin sử dụng để chấm điểm
(Nguồn: Kết quả tự tổng hợp của tác giả)
Mô hình tổng thể:
Sau khi thu thập đƣợc kết quả từ việc chạy hồi quy trên phầm mềm SPSS , tác giả tiến hành làm một số kiểm định, hồi quy và sau đó đƣa ra kết luận rằng công tác XHTD DN sẽ bị ảnh hƣởng bởi những nhân tố nào và ảnh hƣởng nhƣ thế nào.
3.3.2 Xây dựng thang đo
Qua quá trình thảo luận thang đo đƣợc đề xuất bao gồm:
- Quy trình xếp hạng tín dụng: Là các bƣớc tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Quy trình XHTD sẽ quyết định hiệu quả của quá trình XHTD.
- Trình độ cán bộ tín dụng: CBTD là ngƣời trực tiếp chấm điểm tín dụng và thực hiện các bƣớc trong quy trình XHTD khách hàng DN. Trình độ của CBTD đƣợc thể hiện thông qua: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp…
- Hệ thống công nghệ ngân hàng: Hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ thông tin, phần mềm chấm điểm tín dụng…
- Hệ thống chỉ tiêu dùng để chấm điểm tín dụng: Là các chỉ tiêu ngân hàng dùng để đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bao gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
- Thông tin sử dụng để chấm điểm: Đó là các thông tin sử dụng trong XHTD thu thập từ các BCTC DN cung cấp cho NH nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dƣ nợ …và các thông tin phi tài chính khác.
Sau khi đƣợc điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của cuộc khảo sát nghiên cứu, thang đo các thành phần tác động đến hoạt động xếp hạng tín dụng DN bao gồm 18 biến quan sát đo lƣờng 5 thành phần. Các tập biến quan sát (18 phát biểu) cụ thể đƣợc đo lƣờng trên thang đo Likert 5 điểm: Hoàn toàn không đồng
Bảng 3.2: Mã hóa thang đo cho các biến độc lập
(Nguồn: Kết quả tự tổng hợp của tác giả)
Biến độc lập Mã câu hỏi Các nhân tố Thang đo
X1=Quy trình xếp hạng tín dụng
m14.1 NH thực hiện theo quy trình XHTD chuẩn Thang đo Likert 5 điểm m14.2 Quy trình xếp hạng của NH hợp lý và chặt chẽ
m14.3 Thủ tục, quy trình XHTD của NH nhanh và đơn giản
X2=Trình độ cán bộ tín dụng
m15.1 CBTD có chuyên môn trong việc chấm điểm và XHTD
Thang đo Likert 5
điểm m15.2 CBTD có nhiều năm kinh nghiệm
về XHTD m15.3 CBTD chấm điểm chính xác, khách quan m15.4 Xử lý nghiệp vụ nhanh chóng X3=Hệ thống công nghệ ngân hàng
m16.1 Hệ thống máy móc trang bị tại ngân hàng hiện đại Thang đo Likert 5 điểm m16.2 NH sử dụng phần mềm để chấm điểm và XHTD
m16.3 Thông tin khách hàng trong hệ thống đƣợc bảo mật tốt
m16.4 Ngân hàng luôn cập nhật những hệ thống công nghệ và thiết bị mới nhất m16.5 Hệ thống công nghệ thông tin hiện
đại
X4=Hệ thống chỉ tiêu dùng để chấm điểm tín dụng
m17.1 NH sử dụng hai nhóm chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính để đánh giá
Thang đo Likert 5
điểm m17.2 Chỉ tiêu đƣợc lựa chọn phù hợp với
DN
m17.3 NH xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá bao quát đƣợc hoạt động của DN
X5=Thông tin sử dụng để chấm điểm
m18.1 Thông tin khách hàng là nhân tố quan trọng trong việc XHTD
Thang đo Likert 5
điểm m18.2 NH thu thập thông tin KH từ nhiều
nguồn khác nhau
m18.3 Thông tin thu thập đòi hỏi chính xác và đầy đủ
Bảng 3.3: Mã hóa thang đo của các câu hỏi trong bảng khảo sát
STT Thang đo Mã câu hỏi Số câu
1 Định danh (Nominal) m1, m3, m9, m10 4 2 Thứ bậc (Ordinal) m2, m4, m6, m11, m12 4 3 Khoảng, Tỷ lệ (Scale) m5, m7, m8, m13 m14.1, m14.2, m14.3 m15.1, m15.2, m15.3, m15.4 m16.1, m16.2, m16.3, m16.4, m16.5 m17.1, m17.2, m17.3 m18.1, m18.2, m18.3 m19.1, m19.2, m19.3 25 Tổng 33
(Nguồn: Kết quả tự tổng hợp của tác giả)
3.4 Phƣơng pháp kiểm định mô hình
Dữ liệu sau khi đƣợc mã hóa và làm sạch và nhập liệu, tác giả sẽ dùng phƣơng pháp thống kê mô tả các biến liên quan, đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS.
3.4.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả
Mô tả phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣ tình hình huy động vốn, dƣ nợ cho vay, lợi nhuận …của chi nhánh từ năm 2009 – 2011. Lập bảng tần số để mô tả thông tin của khách hàng thông qua khảo sát theo các thuộc tính nhƣ loại hình sở hữu, vốn điều lệ của DN, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lƣợng lao động DN thƣờng sử dụng…..
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha [17]
Phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha mục đích dùng để xác định độ tin cậy của thang đo.
Tƣơng quan biến tổng > 0.3 là thang đo có hệ số tin cậy tốt. Những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng < 0.3 thì đƣợc xem là biến rác và sẽ bị loại. Thang đo có độ tin cậy khi Cronbach Alpha > 0.6. Thông thƣờng, thang đo có Cronbach’s Alpha từ
0.7 đến 0.8 là sử dụng đƣợc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lƣờng tốt.
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không có độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm giảm bớt và tóm tắt các dữ liệu bằng phƣơng pháp Principle Components với phép quay Varimax, nhân tố trích đƣợc có eigenvalue >1.0.
Khi phân tích nhân tố khám phá ta thƣờng quan tâm đến một số chỉ tiêu nhƣ:
- Hệ số KMO KMO (Kaiser Meyer Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, 1 > KMO > 0.5 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết về độ tƣơng quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. [17]
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Theo Hair & ctg (1998), “Multivariate
Data Analysis”, Prentice-Hall International. Inc, Factor Loading > 0.4 đƣợc xem là
có ý nghĩa thực tiễn. Nếu biến quan sát này có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại.
- Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích ≥ 50% nhằm đảm bảo tập dữ liệu đƣa vào là có ý nghĩa cho phân tích nhân tố và Eigenvalue > 1.[Theo Hair & ctg (1998)].
- Tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. [Jabnoun & Al-Tamimi (2003) “Measuring perceived service quanlity at UAE commercial banks”,
International Jourrnal of Quanlity and Reliability Management, (20), 4].
3.4.4 Xây dựng phƣơng trình hồi quy [16]
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, thang đo đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội với đầu vào là số nhân tố đã xác định nhằm xem xét mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này tới hoạt động XHTD DN của NH.
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui bội: Sử dụng giá trị R Square và
Adjusted R Square trong bảng Model Summary, nếu giá trị này lớn hơn 50% thì mô hình đƣợc sử dụng khá phù hợp.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kiểm định giá trị F trong bảng phân tích
phƣơng sai (ANOVA), nếu mức ý nghĩa Sig. < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0, các biểu hiện trong mô hình giải thích đƣợc thay đổi của biến phụ thuộc Y.
- Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi qui:Các hệ số hồi qui đƣợc kiểm định giá trị Sig. trong bảng Coeffcient, nếu các hệ số hồi qui có Sig. < 0.05 thì các hệ số có ý nghĩa và đƣợc sử dụng. Ngƣợc lại nếu các hệ số hồi qui có Sig. > 0.05 thì các hệ số không có ý nghĩa vả bị loại ra khỏi mô hình.
- Kiểm định sự đa cộng tuyến: Giá trị Tolerances và VIF trong bảng Coeffcient
đƣợc dùng để kiểm tra sự đa cộng tuyến. Nếu Tolerances và VIF đều nhỏ hơn 10 thì không có hiện tƣợng đa cộng tuyến, mô hình phù hợp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày đƣợc khái quát các bƣớc của quá trình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và đƣa ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XHTD DN tại NH. Nghiên cứu đƣợc tiến hành thực hiện qua hai phƣơng pháp: phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Phƣơng pháp định tính đƣợc thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia. Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc tiến hành ngay khi bảng câu hỏi đƣợc chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu thăm dò, đƣợc thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp DN và số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả xuất ra đƣợc trình bày trong chƣơng 4 để từ đó đƣa ra các giải pháp thích hợp.
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA
4.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa[13] Hòa[13]
NHNo&PTNT chi nhánh Biên hòa đƣợc thành lập theo quyết định số: 430/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 07/11/2001 và quyết định số 145/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 27/04/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam với tên gọi là NHNo&PTNT khu công nghiệp Biên Hòa.
(Nguồn: Tác giả tự chụp vào tháng 03/2012)
Hình 4.1: NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa
Địa bàn hoạt động của chi nhánh là nơi tập trung các Khu công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, các tổ chức tín dụng đều mở chi nhánh hoạt động, vì vậy giữa các Ngân hàng có mức độ cạnh tranh là rất cao.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong bƣớc đầu mới thành lập nhƣng chi nhánh cũng đã sớm phát huy đƣợc thế mạnh sẵn có cũng nhƣ vị trí thuận lợi của mình. Chi nhánh nằm ở vị trí thuận lợi, là nơi tập trung các nhà máy, xí nghiệp và có nhiều dân cƣ, với trụ sở giao dịch mới khang trang, rộng rãi cùng đội ngũ các cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn…và chiến lƣợc ban đầu của chi nhánh là
củng cố thị phần hiện có, tăng cƣờng quảng bá rộng rãi, tiếp thị nên đã dần đi vào ổn định và thu hút một số khách hàng mới.
Theo quyết định số 1772/QĐ/HĐQT–TCCB ngày 31/12/2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Khu công nghiệp Biên Hòa nay đã đổi tên thành ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa.
NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa đƣợc bắt đầu từ tháng 3/2009. Tháng 10/2007 thực hiện quyết định số 953/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/9/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa đƣợc nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Hội sở NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa tọa lạc tại: số 1A, Xa lộ Hà Nội, phƣờng Bình Đa, thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Hội sở nằm ở vị trí thuận lợi, là nơi tập trung các nhà máy, xí nghiệp và có nhiều dân cƣ, điều này làm cho ngân hàng càng thuận lợi hơn nữa trong giao dịch không những với dân cƣ sinh sống trên địa bàn mà còn với những khách hàng ở huyện và các tỉnh lân cận.
Đến nay, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Biên Hòa gồm 4 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch, cụ thể là:
- Phòng giao dịch Long Bình thành lập tháng 07/2008.
- Phòng giao dịch Thống Nhất thành lập tháng 09/2008.