Theo Hillvà Waller (1988)[83] thành phần sâu hại ngô ở vùng nhiệt đới có khoảng 49 loài, trong đó có 9 loài sâu hại quan trọng.
ở Việt Nam theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2 năm (1967-1968) ở miền Bắc có 63 loài côn trùng phá hoại trên cây ngô. ở phía Nam (1977-1979) đã xác định đợc 60 loài có 5 loài chủ yếu là sâu đục thân (Ostrinia furnacalis), sâu cắn lá nõn (Leucania separata), sâu xám (Agrotis ysilon), sâu xanh đục bắp (Helicoverpa armigera), rệp muội ngô (Phopalosiphum maydis) và 18 loài sâu hại thứ yếu. Đồng thời ở phía Bắc đã xác định đợc 29 loại bệnh hại trên ngô (bệnh truyền nhiễm), trong đó có 26 bệnh
nấm, 1 bệnh vi khuẩn và 2 bệnh do virút. ở phía Nam đã xác định đợc 15 loại bệnh, trong đó có 11 bệnh nấm, 2 bệnh vi khuẩn, 2 bệnh do tuyến trùng. Kết quả ở cả 2 miền cho thấy có 6 bệnh hại chủ yếu và 15 bệnh hại thứ yếu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiêm (1996)[28] cho thấy tập đoàn sâu hại ngô ở Hà Nội gồm 35 loài, có 5 loài thờng xuyên gây hại. Kết quả nghiên cứu của Lu Tham Mu và nnk (1995)[26] ở Lâm Đồng có 22 loài sâu hại ngô, trong đó sâu hại chính là sâu đục thân và sâu xanh, còn các loài khác thuộc về hại phụ. Tác giả đã chia thành 2 nhóm gồm:
- Nhóm hại chủ yếu: Gồm sâu đục thân ngô, loài này xuất hiện liên tục từ khi ngô 4 lá đến phun râu, trổ cờ và thu hoạch. Thời kỳ 7-8 lá thờng có đỉnh cao gây dịch. Sau đó là sâu xanh, loại này có tỷ lệ cao vào thời kỳ phun râu.
- Nhóm hại thứ yếu: Gây hại ở một thời điểm nhất định, không thờng xuyên và không gây thành dịch.
Tác giả cũng đã phân chia sự phá hoại của sâu bệnh ở các giai đoạn sinh tr- ởng khác nhau của cây ngô. Đó là sự phá hoại hạt ngô khi hạt mới gieo, hại cây mầm, hại lúc cây 2 lá và hại hạt sau khi bắp đã thu hoạch.
Vụ hè thu và thu đông tại Thanh Trì-Hà Nội có 12 loài sâu hại (Bùi Tuấn Việt và nnk, 1995)[76]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung và nnk (2001) [12] thành phần sâu hại ngô ở Gia Lâm-Hà Nội có 25 loài thuộc 6 bộ, 15 họ, nhiều nhất là bộ cánh vảy, 4 loài sâu hại ảnh hởng rất lớn và là sâu hại chính, đó là sâu cắn lá (Leucania separata), sâu đục thân (Ostrinia furnacalis), sâu xanh (Helicoverpa armigera) và rệp ngô (Phopalosiphum maydis). Kết quả nghiên cứu của Dơng Thị Vân Anh (2006)[1] tại Nam Đàn-Nghệ An, sâu hại ngô có 36 loài thuộc 16 họ, 5 bộ trong đó bộ Lepidoptera có số lợng nhiều nhất.
Sự phát triển của sâu hại ngô trong sinh quần kéo theo sự phát triển của các dạng thiên địch của chúng. Quan tâm tới việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại ngô bằng phơng pháp sinh học, việc nghiên cứu thiên địch của sâu hại ngô cũng đợc nhiều tác giả quan tâm.
Kết quả điều tra của Phạm Văn Lầm (1996)[33] công bố có 72 loài thiên địch của sâu hại ngô thuộc 36 họ côn trùng, nhện, nấm, virút, có 63 loài đã đợc định loại, gồm 40 loài bắt mồi ăn thịt, 15 loài ký sinh, 2 loài ký sinh trên côn trùng ăn rệp ngô, 4 loài ký sinh bậc 2, 2 loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại ngô.
Theo tài liệu của Nguyễn Công Thuật (1996)[65], những thiên địch phổ biến của các loài sâu hại ngô gồm 25 loài côn trùng thuộc cánh cứng, bọ xít và nhện bắt mồi ăn thịt, trong đó có vai trò quan trọng là các loài trong họ bọ chân chạy, họ bọ rùa, họ bọ xít ăn sâu và một số loài nhện ăn thịt. Có 7 loài côn trùng ký sinh thuộc nhiều loài ong và ruồi ký sinh, quan trọng nhất là nhóm ong mắt đỏ (Trichogramma sp.) và ong kén trắng nhỏ (Apanteles ruficrus).
ở Đức Trọng-Lâm Đồng có 13 loài thiên địch ăn thịt và ký sinh (Đặng Đức Khơng và nnk, 1986)[26]. Tại vụ ngô hè thu và thu đông ở Thanh Trì-Hà Nội cho thấy có 8 loài thiên địch trong đó có 5 loài ăn thịt, 3 loài ký sinh. Trong đó bọ rùa đỏ hoạt động mạnh và có vai trò quan trọng trong tiêu diệt rệp. Các loài kiến đỏ kiến đen có ý nghĩa trong việc tiêu diệt sâu non và nhộng sâu đục thân. Bộ cánh cụt có vai trò tích cực trong việc làm giảm số lợng ấu trùng của sâu hại khác (Bùi Tuấn Việt và nnk, 1995)[76].
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung và nnk (2001)[12] trên sinh quần ruộng ngô tại Gia Lâm-Hà Nội có 17 loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại ngô thuộc 7 bộ, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lợng nhiều nhất (7 loài), tiếp đến là bộ cánh màng (4 loài) và nhiều loài thiên địch khác. Tại Nam Đàn-Nghệ An trên các giống ngô ở 2 vụ ngô đông và ngô xuân có 26 loài thiên địch sâu hại ngô (Dơng Thị Vân Anh, 2006)[1].