Đặc điểm hình thái của Chlaenius bimaculatus

Một phần của tài liệu Côn trùng bắt mồi ăn thịt trên ruộng lạc, ruộng ngô và đặc điểm sinh học, sinh thái của chlaenius bimaculatus dejean, eucolliuris fuscipennis ( chaudoir ) ở huyện nghi lộc nghệ an (Trang 41 - 45)

Con trởng thành: Thân dài 13,5 mm, rộng 4,5 mm. Tấm lng ngực trớc màu xanh đen ánh kim. Cánh trớc màu nâu đen, phủ hết bụng, trên cánh có 2 điểm vàng hình chữ trung to nằm gần cuối mép ngoài của cánh. Trên mỗi cánh có 9 dải sọc chạy theo chiều dài cánh, trên đó có nhiều chấm nhỏ phủ đều. Xúc biện hàm, ba đốt râu đầu, chân màu vàng nâu. Đầu màu đen, hai hàm trên nhô ra phía trớc. Xúc biện hàm trên 3 đốt, xúc biện hàm dới 2 đốt. Râu hình sợi có 11 đốt, đốt thứ nhất dài nhất có 1 gai dài, đốt thứ hai ngắn nhất. Tấm lng ngực trớc hình mai rùa, màu đen ánh kim, hai mép hơi hớng lên trên, chính giữa có một rãnh dọc. Các đốt gốc chân trớc và chân giữa hình bán cầu. Hai đốt gốc của đôi chân sau kéo dài, đốt chuyển chân sau phồng to dài bằng 1/3 đốt đùi sau. Các đốt đùi phồng to, các đốt ống đều có gai nhọn. Bàn chân có 5 đốt, đốt thứ nhất dài nhất, độ dài của các đốt sau ngắn dần tới đốt cuối. Các đặc điểm trên cũng trùng với kết quả của Nguyễn Xuân Thành (1996)[64] và Phan Thị Phát (2005)[47] khi nghiên cứu trên đối tợng này trên cây vừng và cây đay, cây bông.

Trứng có màu trắng, mềm, hình trụ tròn hai đầu, dài 1,50-1,55 mm, rộng 0,65-0,68 mm.

ấu trùng có 3 tuổi, màu đen. Thân có 12 đốt, các đốt màu đen, phía bụng có các vệt đen xen kẽ màu trắng, phía hai bên thân có các gai mọc đối diện theo cụm. Trên các tấm thân đều có lông nhỏ. Đầu màu nâu đỏ, hàm to khoẻ, rắn chắc. Râu có 3-4 đốt. Ba đôi chân màu đen. Đuôi bụng dạng kìm, ở giữa đốt cuối có 1 mấu nhỏ hình tròn.

1a. Trởng thành 1b. Trứng

1d. ấu trùng tuổi 2 1c. ấu trùng tuổi 1

1e. ấu trùng tuổi 3 1g. Nhộng

ấu trùng tuổi 1 thân dài 5,56-6,02 mm, rộng 1,46-1,48 mm, tuổi hai dài 10,12-10,15 mm, rộng 2,52-2,58 mm, tuổi ba dài 14,05-14,08 mm, rộng 3,24- 3,26 mm.

Nhộng có dạng trần, màu trắng, đã có mầm của cánh, trớc khi vũ hoá thành dạng trởng thành có màu hơi thâm, chiều rộng 3,81-3,83 mm, chiều dài 8,06-8,08 mm.

Những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (1994, 1996)[63, 64], Phan Thị Phát (2005)[47], Phạm Văn Lầm (1989, 1992, 1994)[31, 32, 36] đã chỉ ra rằng loài Ch. bimaculatus là loài thờng gặp trên sinh quần ruộng lạc nói riêng và các sinh quần cây trồng cạn (cây bông, đay, vừng, ngô..) cũng nh cây trồng nớc (lúa). Các kết qủa cũng đã khẳng định đợc vai trò của loài này trong việc tiêu diệt sâu hại lúa, sâu hại vừng, sâu hại bông đay. Ngoài ra các tác giả đã mô tả hình thái của loài này ở giai đoạn trởng thành và ấu trùng của nó mà cha đề cập nhiều đến các đặc điểm sinh học sinh thái. Để hiểu biết hơn về loài này, chúng tôi đã tập trung đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng, trên cơ sở đó nhằm sử dụng có hiệu quả trong việc phòng trừ sâu hại cây trồng.

3.1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Chlaeniusbimaculatus

Cách bắt mồi của ấu trùng và trởng thành giống nh nhau, linh hoạt di chuyển theo dấu vết con mồi. So với trởng thành thì ấu trùng thờng xuyên có mặt ở trên cây hơn, đặc biệt là những nơi có mật độ sâu non cao. Chúng bắt mồi ngay khi con mồi đang trên cây hoặc chui vào tổ của sâu, trứng để ăn chúng, dùng hàm bắt và nhai nghiền con mồi, ăn hết con mồi, thờng chỉ để lại phần đầu của vật mồi. Khả năng lẩn trốn rất nhanh đặc biệt là dạng trởng thành, do đó tạo điều kiện cho nó dễ thoát đợc khi bị loài khác tấn công.

Khi lột xác, ấu trùng rách một đờng dài từ đuôi đến đầu ở chính giữa phần lng. Chúng bắt đầu rách lột bỏ vỏ kitin từ các tấm ngực, sau đó kéo dài về hai phía bụng đuôi, sau cùng là đầu. Sau khi lột xác 1-2 giờ ấu trùng có màu trắng, sau đó chuyển thành màu đen đặc trng của ấu trùng. Khi gần hoá nhộng chúng ít hoặc không di chuyển, phần lớn chui xuống đất đào một khoảng trống to hơn cơ thể để hoá nhộng. Đây là một sự lẩn trốn tuyệt vời khi mà giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng không hoạt động, nhộng lại có màu trắng, rất dễ bị các loài vật mồi khác tấn công, do đó chúng giảm thiểu đi rất nhiều sự thiệt hại về số l- ợng. Một số hoá nhộng ngay trên mặt đất. Lúc mới vũ hoá thành trởng thành (8- 10 giờ) chúng có màu vàng nhạt sau đó mới có màu đen đặc trng của dạng trởng thành.

Trởng thành Ch. bimaculatus trong điều kiện nhiệt độ trung bình 270C-300C đẻ trứng thành từng đợt trong vòng đời của nó, mỗi đợt đẻ 25-30 quả. Trứng đẻ trên đất, gần nơi có con mồi, hoặc dấu trứng dới một lớp đất mỏng, mỗi lứa chúng đẻ rải rác trong 8-10 ngày, mỗi ngày đẻ 2-3 quả.

Trong điều kiện thực nghiệm, với điều kiện nuôi Ch. bimaculatus trong phòng thí nghiệm: Nhiệt độ trung bình 27-300C (thấp nhất: 26,20C; cao nhất: 33,50C), độ ẩm trung bình 81% (thấp nhất: 75%; cao nhất: 86%), thức ăn dùng để nuôi Ch. bimaculatus chủ yêú là sâu non sâu khoang (Spodoptera litura), kết quả đã thu đợc một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Ch. bimaculatus.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy, số lợng trứng trung bình do mỗi một cặp trởng thành Ch. bimaculatus đẻ ra ở điều kiện thực nghiệm là 60-70 quả. Tuy nhiên tỷ lệ trứng nở của loài Ch. bimaculatusE. fuscipennis đều ở con số cao (63-68%), đặc điểm này đã duy trì, bổ sung rất nhiều cho chính số lợng loài đó. So với ấu trùng loài E. fuscipennis, ấu trùng của loài Ch. bimaculatus có kích thớc lớn hơn nhiều, nhng tỷ lệ sống sót của ấu trùng của loài Ch. bimaculatus

khá cao, từ 53-87%, điều này cho thấy ấu trùng có sức sống rất mạnh, khả năng cạnh tranh cao, lẩn tránh tốt giúp cho chúng bảo tồn đợc nhiều nhất số lợng cá

thể trong quần thể. Điều này giải thích tại sao mật độ của loài Ch. bimaculatus

trong quần thể cây trồng nh lạc, vừng đạt rất cao 1,67 con/m2[47].

Bảng 3.1. Tỷ lệ sống sót qua các giai đoạn phát dục của Ch. bimaculatus

Một phần của tài liệu Côn trùng bắt mồi ăn thịt trên ruộng lạc, ruộng ngô và đặc điểm sinh học, sinh thái của chlaenius bimaculatus dejean, eucolliuris fuscipennis ( chaudoir ) ở huyện nghi lộc nghệ an (Trang 41 - 45)