Khả năng sử dụng con mồi của Ch bimaculatus

Một phần của tài liệu Côn trùng bắt mồi ăn thịt trên ruộng lạc, ruộng ngô và đặc điểm sinh học, sinh thái của chlaenius bimaculatus dejean, eucolliuris fuscipennis ( chaudoir ) ở huyện nghi lộc nghệ an (Trang 58 - 63)

E. fuscipennis

3.1.3.2. Khả năng sử dụng con mồi của Ch bimaculatus

Kết quả nuôi thực nghiệm đợc thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy, có 26 loài sâu hại có thể là thức ăn cho loài này, bao gồm trứng, sâu non, nhộng của côn trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ cánh giống (Homoptera). Trong quá trình làm thí nghiệm chúng tôi thấy rằng, các loại vật mồi càng có độ mềm chúng càng thích ăn, các loại vật mồi có độ cứng (nhộng sâu khoang...) chúng vẫn sử dụng nhng rất ít nhng chỉ loại nhộng do sâu non mới hoá thành, thờng là khi đói chúng mới sử dụng. Đặc biệt có những loại con mồi

cho dù bỏ chúng trong tình trạng đói chúng vẫn không sử dụng (trứng của loài ốc bơu vàng..). Nhộng của các loại sâu cuốn lá có mềm hơn (nhộng sâu cuốn lá lạc..) chúng vẫn thờng sử dụng. So với loài E. fuscipennis thì Ch. bimaculatus

không những thờng sử dụng sâu non tuổi bé (tuổi 1, 2) của các loài sâu mà chúng còn thờng sử dụng các loại sâu non tuổi 3, 4 có kích thớc lớn của các loài sâu đó, nhng bỏ lại phần đầu. Những loại vật mồi thuộc bộ cánh thẳng (Orthptera) chúng thờng sử dụng phần bụng mà không sử dụng phần đầu và ngực.

Nguyễn Xuân Thành (1996)[64] đã chỉ ra rằng ấu trùng của loài này tiêu diệt nhộng và ấu trùng của sâu hại bộ cánh vảy, cánh cứng. Theo kết quả thực nghiệm, loài này không những tiêu diệt nhộng, sâu non mà cả dạng trởng thành của sâu hại. Đặc điểm này khác so với loài E. fuscipennis hoàn toàn không sử dụng sâu non tuổi lớn và dạng trởng thành của sâu hại. Nh vậy, có thể nói rằng

Ch. bimaculatus rất phàm ăn, nó có thể ăn các pha phát triển khác nhau của 26 loài gây hại.

Kết quả điều tra thực tế ngoài đồng ruộng cho thấy, tần số các lần bắt gặp

Ch. bimaculatus sử dụng con mồi là các loại sâu non (đặc biệt là sâu non tuổi 1- 3) của các loài sâu khoang, sâu cuốn lá là chủ yếu (chiếm 70% số lần băt gặp), còn lại (30%) số lần bắt gặp chúng sử dụng loại con mồi khác.

Nh vậy, có thể khẳng định rằng vật mồi a thích của Ch. bimaculatus là giai đoạn sâu non của các loài sâu khoang, sâu cuốn lá. Đặc điểm này là cơ sở giúp chúng ta sử dụng Ch. bimaculatus diệt trừ sâu khoang, sâu cuốn lá để đạt hiệu quả hơn.

Bảng 3.5. Phổ thức ăn của Chlaenius bimaculatusEucolliuris fuscipennis

TT Tên khoa học Con mồi Tên Việt Nam Vật ăn thịt

Ch. bimaculatus E. fuscipennis 1. Bộ Lepidoptera Cánh vảy 1. Họ Pyralidae Ngài sáng

1 Ostrinia nubilalis Hubner SĐT ngô + + 2 Scirpophaga incertulas (Walker) SĐT lúa + + 3 Cnaphalocrocis medinalis (Guenee) SCL lúa nhỏ + + 4 Hedyleptera indicata Fabr. SCL đậu + +

5 Pieris rapae Lin. Sâu xanh bớm trắng + +

2. Họ Noctuidae Ngài đêm

6 Spodoptera litura Fabr. Sâu khoang + + 7 Spodoptera exigua Hubner Sâu keo + + 8 Helicoverpa armigera Hubner Sâu xanh +

9 Anomis flava Fabr. Sâu đo xanh +

10 Agrotis ypsilon Hufnagel Sâu xám + + 11 Agrogrammata agnata Staudinger Sâu đo xanh +

3. Họ Tortricidae Ngài cuốn lá

12 Cacoecia sp. Sâu cuốn lá lạc + +

13 Lamprosema indicata Fabr. Sâu cuốn lá vừng + + 14 Archips asiaticus Walsingham Sâu cuốn lá lạc + + 15 Lamprosema sp. Sâu cuốn lá lạc + +

4. Họ Hesperidae Họ bớm nhảy

16 Parnara guttata Brmer et Grey SCL lúa lớn + +

5. Họ Plutellidae Họ ngài rau

17 Plutella maculipennis Curtis Sâu tơ + +

6. Họ Lymantridae Ngài sâu róm

18 Orgya antiqua Walk. Sâu róm 4 u vàng +

2. Bộ Homoptera Cánh giống

7. Họ Aphididae Rệp muội

19 Aphis glycines Matsumurra Rệp đậu + + 20 Aphis craccivora Koch Rệp muội + + 21 Rhopalosiphum maydis Fitch Rệp ngô + + 22 Brevicoryne brassicae Lin. Rệp cải + +

8. Họ Jassidae Họ bọ rầy

23 Empoasca flavescens Fabr. Rầy xanh lá mạ + +

3. Bộ Orthptera Cánh thẳng

9. Họ Acrdidae Họ châu chấu

24 Oxya sp. Châu chấu + +

25 Atractomorpha lata Motschulsky Cào cào +

26 Atractomorpha chinensis Bolivar Cào cào nhỏ + + Kết quả nghiên cứu bảng 3.5 đa ra mặc dù cha đầy đủ phạm vi vật mồi mà loài Ch. bimaculatus có thể sử dụng nhng với số loại vật mồi mà chúng tôi đã thực nghiệmcũng đủ cho thấy phạm vi sử dụng vật mồi của Ch. bimaculatus rất đa dạng. Cũng là loài đa thực nh nhiều loài chân chạy ăn thịt khác nhng Ch.

bimaculatus có khả năng ăn nhiều loài vật mồi hơn hẳn các loài chân chạy khác nh Ch. circumdalus sử dụng 13 loài vật mồi, Pheropsophus javanus sử dụng 13 loài, Scarites terricola sử dụng 12 loài. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho chúng có thể phân bố rộng ở nhiều loại sinh quần khác nhau nhng vẫn có nguồn thức ăn phù hợp. Lợi dụng khả năng này của Ch. bimaculatus để tiêu diệt các loài sâu hại nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, hạn chế sự ô nhiễm môi trờng.

Để điều tra khả năng ăn mồi của Ch. bimaculatus E. fuscipennis, chúng tôi tiến hành nuôi cá thể trong điều kiện thức ăn d thừa. Thức ăn dùng nuôi Ch. bimaculatus, E. fuscipennis trong thời gian thí nghiệm là sâu non sâu khoang tuổi 2 (Spodoptera litura). Thay thức ăn mỗi ngày một lần, ghi lại thức ăn d thừa.

Bảng 3.6. Khả năng sử dụng vật mồi (sâu non sâu khoang tuổi 1, 2) của Ch. bimaculatus E. fuscipennis

Đối tợng theo dõi và lợng vật mồi tiêu thụ trung bình/ ngày/con

Ch. bimaculatus E. fuscipennis

AT

tuổi 1 tuổi 2AT tuổi 3AT Trởngthành tuổi 1AT tuổi 2AT tuổi 3AT Trởngthành

6,6 7,4 8,2 8,8 0,0 1,6 2,2 2,4

Qua bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy khả năng sử dụng vật mồi của Ch. bimaculatus E. fuscipennis. Ch. bimaculatus sử dụng vật mồi khá nhiều, trung bình từ 6,6-8,8 con mồi/ngày, trong khi đó E. fuscipennis sử dụng ít hơn (1,6-2,4 con mồi/ngày), tuy nhiên khả năng sử dụng con mồi cũng phù hợp với kích thớc thể của chúng. Khả năng sử dụng vật mồi của chúng thờng tăng lên theo tuổi của ấu trùng, đối với con trởng thành chỉ khi mới vũ hoá từ nhộng chúng sử dụng vật mồi nhiều hơn, những ngày tiếp theo khả năng sử dụng vật mồi trung bình 8,8 con/ngày. Mặc dù có kích thớc bé (dài 5,56-6,02 mm, rộng

1,46-1,48 mm) nhng ấu trùng tuổi 1 của loài Ch. bimaculatus cũng đã sử dụng vật mồi khá nhiều (6,6 con/ngày), tuy nhiên khả năng sử dụng vật mồi của dạng tr- ởng thành của cả hai loài đều cao hơn so với ấu trùng của chúng (từ 0,2-0,6 con/ngày). ấu trùng tuổi nhỏ của E. fuscipennis sử dụng vật mồi còn thấp (0,0- 1,6 con/ngày). Riêng ấu trùng tuổi 1 của E. fuscipennis có kích thớc rất bé (dài 3,87-3,89 mm, rộng 0,73-0,75 mm), thời gian phát dục từ 3-4 ngày nhng chúng hầu nh không sử dụng vật mồi. Trong quá trình nuôi khi trứng mới nở đến khi lột xác lần thứ nhất (3-4 ngày), chúng tôi thử nghiệm bằng cách không bỏ vật mồi vào lọ nuôi (trong lọ chỉ có đất ẩm và lá lạc tơi) nhng ấu trùng tuổi 1 vẫn sống và lột xác, hoặc có bỏ vật mồi vào lọ nhng số lợng vật mồi ngày hôm sau không thay đổi so với khi bỏ vào lọ. Điều này có thể giải thích rằng để duy trì sự sống, chúng có thể sử dụng các vi chất có trong đất đợc sử dụng làm môi trờng cho chúng hoạt động, sử dụng các chất còn lại từ giai đoạn trứng hoặc chúng chỉ hút rất ít dịch dinh dỡng từ con mồi.

Những kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 và bảng 3.6 mặc dù cha đa ra khả năng ăn vật mồi trong toàn bộ thời gian sống của một cá thể cũng nh cha thực nghiệm tất cả các loài vật mồi mà hai loài này có thể sử dụng, tuy nhiên với thời gian sống của một cá thể trởng thành của Ch. bimaculatus E. fuscipennis

cũng đã thấy khả năng sử dụng vật mồi của hai loài thiên địch này, đặc biệt là

Ch. bimaculatus thật đáng kinh ngạc. Trung bình để duy trì sự sống, Ch. bimaculatus cần phải sử dụng 897,6 con mồi (sâu khoang tuổi 2) và E. fuscipennis cần sử dụng 273,6 con mồi (sâu khoang tuổi 2). Với những đặc tính nh toàn bộ các pha ấu trùng, trởng thành đều có khả năng ăn mồi, phàm ăn, tuổi thọ dài, phạm vi vật mồi rộng, cho thấy Ch. bimaculatus E. fuscipennis là những thiên địch lý tởng trên đồng ruộng, có khả năng tiềm tàng trong hạn chế số lợng loài dịch hại. Do đó việc sử dụng, bảo vệ những tập đoàn thiên địch bản địa có sẵn trong hệ sinh thái nông nghiệp nh Ch. bimaculatus E. fuscipennis

trong việc tiêu diệt sâu hại rất có ý nghĩa. Việc làm này chính là việc áp dụng các nguyên lý sinh thái trong phòng chống dịch hại, nhằm bảo vệ các mối quan hệ qua lại giữa các loài có hại và có ích trong sinh quần nông nghiệp, với mục đích là làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của các loài dịch hại do thiên địch gây ra. Sử dụng chúng trong việc điều hoà mật độ chủng quần không những làm giảm đợc mật độ sâu hại mà còn giảm thiểu đợc việc sử dụng thuốc BVTV, hạn chế ô nhiễm môi trờng, duy trì sự cân bằng sinh thái. Đây cũng chính là một trong bốn hớng chính về việc sử dụng tác nhân sinh học để bảo vệ cây trồng mà tác giả Phạm Văn Lầm (1995)[30] đề ra.

Một phần của tài liệu Côn trùng bắt mồi ăn thịt trên ruộng lạc, ruộng ngô và đặc điểm sinh học, sinh thái của chlaenius bimaculatus dejean, eucolliuris fuscipennis ( chaudoir ) ở huyện nghi lộc nghệ an (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w