II: GĐ loa kèn đến phun râu
3.2.3. Đa dạng thành phần loài sâu hại trên ruộng ngô ở Nghi Lộc-Nghệ An
Kết quả nghiên cứu trong 2 vụ hè thu và thu đông ở Nghi Lộc-Nghệ An cho thấy thành phần loài sâu hại trên sinh quần ruộng ngô rất phong phú gồm 38 loài (2 loài cha xác định đợc tên) thuộc 12 họ của 5 bộ (Bảng 3.7). Trong đó bộ Lepidoptera có 12 loài thuộc 4 bộ (chiếm 31,5% tổng số loài gây hại), họ Noctuidae có số loài nhiều (8 loài), có 1 loài thờng xuyên có mặt và gây hại chính là sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis). Tiếp đến là bộ Coleoptera có 11 loài (4 họ, chiếm 28,9% tổng số loài), bộ Hemiptera có 8 loài (2 họ, chiếm 21,0% tổng số loài), bộ Orthoptera có 6 loài (2 họ, chiếm 16,2%), còn lại là bộ Homoptera có 1 loài (1 họ, chiếm 2,4%).
Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiêm (1996)[28] cho thấy sâu hại ngô ở Hà Nội gồm 35 loài, trong khi đó Lu Tham Mu và nnk (1995)[26] ở Lâm Đồng mới chỉ tìm thấy có 22 loài.
Vụ hè thu và thu đông tại Thanh Trì-Hà Nội chỉ phát hiện đợc 12 loài sâu hại (Bùi Tuấn Việt và nnk, 1995)[76]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung và nnk (2001)[12] thành phần sâu hại ngô ở Gia Lâm-Hà Nội có 25 loài thuộc 6 bộ, 15 họ. Kết quả nghiên cứu của Dơng Thị Vân Anh (2006)[1] tại Nam Đàn-Nghệ An, sâu hại ngô có 36 loài.
Qua đó chúng ta thấy rằng sự có mặt của sâu hại ngô trên các khu vực khác nhau tơng đối nhiều, xuất hiện thêm rất nhiều loài bọ cánh cứng ăn lá, sức phá hoại của chúng tơng đối lớn, nhng chủ yếu vẫn là sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis) và sâu xanh (Heliothis armigera). Các loài thờng xuyên xuất hiện và
phá hoại ngô sai khác so với trên ruộng lạc là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu cuốn lá (Archips asiaticus).
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy, trên lạc, sâu hại chủ yêú xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 29 NSG đến khi thu hoạch. Trong khi đó, trên ngô, sâu hại chủ yếu xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 29 NSG đến chín sữa, còn ở giai đoạn cuối, đặc biệt là giai đoạn chín sinh lý sâu hại xuất hiện rất ít (10 loài).
Có 31 loài sâu hại xuất hiện và gây hại trên cả lạc và ngô. Nh vậy, có thể nói rằng sâu hại xuất hiện và gây hại phần lớn không phụ thuộc vào đối tợng cây lạc hay ngô. Chính vì thế việc tìm hiểu thành phần loài, đặc điểm sinh học của chúng sẽ tạo cơ sở khoa học cho biện pháp phòng trừ chúng trong hệ sinh thái nông nghiệp.