Tình hình nghiên cứu bọ chân chạy

Một phần của tài liệu Côn trùng bắt mồi ăn thịt trên ruộng lạc, ruộng ngô và đặc điểm sinh học, sinh thái của chlaenius bimaculatus dejean, eucolliuris fuscipennis ( chaudoir ) ở huyện nghi lộc nghệ an (Trang 29 - 31)

Cánh cứng (Coleoptera) là một trong những bộ côn trùng có thành phần loài phong phú, trong đó có nhiều loài có lối sống bắt mồi ăn thịt, là những côn trùng có lợi trong hệ sinh thái nông nghiệp (Carabidae, Cicindellidae...), trong đó bọ chân chạy (Carabidae) là nhóm ăn thịt có vai trò quan trọng và phổ biến.

Quan tâm đến phòng trừ dịch hại, nhiều tác giả trong nớc và ngoài nớc đã nghiên cứu bọ chân chạy và việc sử dụng chúng trong đấu tranh sinh học.

Giữa thế kỷ XVIII-XIX nhóm côn trùng này đã đợc Linnaeus, Bates, Andrewes... quan tâm, hiện nay trên thế giới đã biết họ Carabidae có hơn 100 nhóm (Andrewes, 1929, 1935)[79]. ở Việt Nam, dới thời Pháp thuộc một vài tác giả nớc ngoài đã nghiên cứu khu hệ côn trùng tại các nớc Đông Nam á, Lesne (1879, 1904) đã thu thập trên lãnh địa Việt Nam có 25 bọ chân chạy. A. Habu (1954, 1958) và M. Chujo (1960, 1962)[82] đã phân tích, định loại mẫu ở Đông Nam á có 22 loài gặp ở Việt Nam.

Nớc ta với điều kiện khí hậu nhiệt đới và lịch sử nông nghiệp lâu đời đã tạo nên khu hệ thiên địch đa dạng phong phú và đặc trng. Sau 1954 tại Miền Bắc, công tác điều tra cơ bản côn trùng bắt đầu đợc triển khai mạnh mẽ nhằm phục vụ sản xuất và phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, công tác

nghiên cứu khu hệ thiên địch nói chung và về họ Carabidae nói riêng đã đợc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.

Viện BVTV (1967-1968)[71] tiến hành điều tra côn trùng miền Bắc đã đa ra danh lục thiên địch sâu hại, có thành phần bọ chân chạy là 67 loài. Trong “Kết quả điều tra côn trùng miền Bắc Việt Nam” (Mai Quý và nnk, 1981)[49] công bố 51 loài thuộc bọ chân chạy. Trong “Bớc đầu nghiên cứu Bọ chân chạy ở Việt Nam” Lê Khơng Thuý (1989)[68] đã công bố có 75 loài thuộc 30 giống. Trong “Danh lục thiên địch sâu hại lúa ở Việt Nam” (1992)[32] Phạm Văn Lầm đã thống kê đợc 53 loài và có 15 loài ghi nhận ở Nghệ An. Tộc odacanthini (Coleoptera: Carabidae) ở Việt Nam có 9 loài trong đó ở Nghệ An có 2 loài là E. fuscipennis

Ophionea ishiii (Phạm Văn Lầm, 1994)[34].

Nghiên cứu về giống ophionea (Coleoptera: Carabidae), Lê Khơng Thuý (1990)[70] đã xác định đợc 4 loài của giống, đó là O. indica, O. nigrofasciata,

O. ishiii, O. interstialism. Đồng thời tác giả cũng đã đa ra đợc khoá định loại của 4 loài này. Ngoài ra tác giả cũng đã đa ra khoá định loại côn trùng cánh cứng bọ chân chạy thuộc hai tộc Odacanthini và Driptini (Coleoptera: Carabidae) ở Việt Nam[69].

Một số công trình nghiên cứu bọ chân chạy sống trên sinh quần bông, đay thì bọ chân chạy đợc xem là thiên địch quan trọng trong khống chế số lợng rầy nâu hại lúa và các loài bớm hại lúa nh sâu cuốn lá nhỏ, sâu cắn gié,..(Phạm Bình Quyền, 1979; Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thị Thành, 1983; Phạm Văn Lầm, 1989, 1992; Nguyễn Xuân Thành, 1994, 1996 )[31, 32, 53, 54, 64].

Những nghiên cứu trên cho thấy thành phần loài bọ chân chạy khá đa dạng và phong phú. Các nghiên cứu của nhiều tác giả đã khẳng định đợc vai trò của bọ chân chạy trong hạn chế sự phát triển của sâu hại cây trồng. Tuy nhiên việc tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ chân chạy nói chung và Ch. bimaculatus, E.fuscipennis nói riêng còn cha cụ thể, phần lớn các nghiên cứu đề cập về việc điều tra thành phần loài. Do đó đây là hớng mới mà đề tài tập trung

đi sâu nghiên cứu, góp phần sử dụng có ích các loài này trong công tác bảo vệ cây trồng.

Một phần của tài liệu Côn trùng bắt mồi ăn thịt trên ruộng lạc, ruộng ngô và đặc điểm sinh học, sinh thái của chlaenius bimaculatus dejean, eucolliuris fuscipennis ( chaudoir ) ở huyện nghi lộc nghệ an (Trang 29 - 31)