Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của cây trồng kéo theo sự phát triển của các loài sâu bệnh hại cây trồng làm cho năng suất chất lợng nông sản thiệt hại đáng kể. Để giảm bớt thiệt hại do sâu hại gây nên, trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những biện pháp phòng trừ sâu hại lạc, ngô.
Bảo vệ sự phát triển của lạc, ngô có nhiều biện pháp phòng trừ, song nhìn chung biện pháp dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh nhất và hầu nh chiếm vị trí độc tôn trong những năm 70 của thế kỷ XX mà nông dân sử dụng vẫn là biện pháp hoá học. Ngày nay biện pháp hoá học vẫn đang đợc nông dân sử dụng. Khoảng 70% nông dân trên thế giới phun thuốc trừ sâu cho lạc, trong đó 20% phun 1 lần/vụ, 25% phun 2 lần/vụ, 25% phun 2-6 lần/vụ. Số lần phun thuốc trừ sâu hại lá bằng thuốc Monocrotophos và Dimethoate càng nhiều trên đồng lạc thì tỷ lệ lá bị hại càng cao (Ranga Rao, 1994)[86].
Chế độ xen canh cũng đã đợc nhiều tác giả đề cập đến trong công tác phòng trừ sâu hại. Kỹ thuật trồng xen lạc giữa các hàng ngô, kê hoặc đậu thờng đợc thực hiện ở Châu Phi. Bằng việc trồng xen nh vậy mật độ bọ trĩ, rầy xanh, sâu vẽ bùa và một số sâu hại khác giảm đi rõ rệt (Wightman, 1993)[85]. Trồng xen cà chua với cây ngô hoặc cây đậu đỗ sẽ làm tăng hoạt động hữu ích của ong mắt đỏ ký sinh trứng sâu xanh.
Tác động của kỹ thuật làm đất, thực hiện đầy đủ và kịp thời các biện pháp kỹ thuật thâm canh ngô, lạc cũng đã đợc nghiên cứu, khi cày đất sâu có thể làm giảm tác hại của sùng đất.
Các nghiên cứu cũng đã quan tâm nghiên cứu tạo ra những giống lạc, ngô mới có khả năng kháng sâu bệnh. Tại trung tâm ICRISAT ở ấn Độ đã lai tạo trên 6000 giống và dòng lạc với mục đích kháng sâu. Đối với ngô, ngày nay đã có khoảng 15000 mẫu giống ngô đã đợc thu thập từ các nớc khác nhau trên thế giới (Ngô Hữu Tình, 1997)[59].
Gần đây, các nghiên cứu đều tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của thiên địch và hớng lợi dụng chúng trong việc kìm hãm sự phát triển của sâu hại. Đồng thời các nghiên cứu cũng tập trung nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hại, tạo cơ sở khoa học trong biện pháp đấu tranh
sinh học nhằm giảm sử dụng thuốc hoá học, hạn chế ô nhiễm môi trờng. Các thí nghiệm của VBVTV, Vũ Quang Côn (2004, 1990)[5, 7], Phạm Bình Quyền (1994, 1979)[52, 53], Phạm Văn Lầm (1996)[33], Bùi Tuấn Việt (1995)[76]..đều đã tập trung vào vấn đề trên.
Việc từ bỏ hoàn toàn biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu hại nhìn chung khó thực hiện, vì vậy cần phải xây dựng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp bảo vệ cây trồng (IPM). Biện pháp có ý nghĩa và hiệu quả về kinh tế và khoa học là biện pháp sinh học, do đó việc tìm hiểu vai trò của thiên địch nói chung, bọ chân chạy nói riêng là hớng nghiên cứu cần tiếp tục đợc quan tâm.