Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 77 - 80)

Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng SHB Cần Thơ, những tồn tại thì ma trận SWOT sẽ thể hiện những chiến lược mà ngân hàng SHB Cần Thơ có thể thực hiện được.

Bảng 9: MA TRẬN SWOT

SWOT

Những điểm mạnh – S

1. Mạng lưới hoạt động tập trung ở khu vực đông dân cư.

2. Là ngân hàng uy tín, hoạt động lâu năm.

3. Lợi nhuận tăng đều qua các năm.

4. Là ngân hàng cổ phần hóa.

Những điểm yếu – W

1. Sản phẩm dịch vụ gần như tương đồng với các ngân hàng khác.

2. Thị phần chưa bằng các ngân hàng thương mại nhà nước.

3. Công tác quảng cáo, marketing chưa mạnh. 4. Thị phần khách hàng là tổ chức kinh tế còn thấp. 5. Mạng lưới chưa có ở tất cả các quận huyện TP Cần Thơ. Các cơ hội – O 1. TP Cần Thơ có mức tăng trưởng kinh tế tốt. 2 Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho hoạt động thanh toán phát triển mạnh. 3. Các công trình xây dựng lớn sắp hoàn thành. 4. Kim ngạch xuất khẩu tăng.

Chiến lược phát triển sản phẩm ( S2, S3, O3)

S2: Chiến lược phát triển sản phẩm dành thành phần dân cư.

S3: Chiến lược phát triển sản phẩm dành cho khách hàng đã gắn bó lâu năm với ngân hàng.

O3: Chiến lược phát triển sản phẩm dùng để thanh toán quốc tế.

Chiến lược phát triển thị trường ( W3, O3, O5)

W3: Chiến lược phát triển thị trường những nơi xa thành phố.

O3: Chiến lược phát triển thị trường quốc tế.

O5: Chiến lược phát triển thị trường xuất nhập khẩu.

Các thách thức – T

1. Có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước cùng

Chiến lược thâm nhập thị trường (S2, T2)

hoạt đông tai TP Cần Thơ. 2. Công nghệ ngân hàng do tập đoàn tài chính lớn đầu tư vào ngân hàng.

thị trường khu vực đông dân cư.

T2: Chiến lược thâm nhập thị trường vào các nhà tư, tập đoàn tài chính lớn.

Trong ba chiến lược phát triển sản phẩm mà SHB Cần Thơ sử dụng được thì khả thi nhất là chiến lược phát triển sản phẩm dành cho thành phần dân cư do SHB Cần Thơ có khách hàng là thành phần dân cư rất lớn nên chiến lược này sẽ hợp lý hơn. Còn chiến lược phát triển sản phẩm dành cho khách hàng đã gắn bó lâu năm với ngân hàng (S3) và chiến lược phát triển sản phẩm dùng để thanh toán quốc tế (O3) nếu sử dụng thì không khả thi do S3 chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng và O3 do khả năng thanh toán quốc tế chưa tốt nên không thích hợp để áp dụng vào thời điểm này. Đối với chiến lược phát triển thị trường thì do khách hàng tại SHB là vốn huy động từ thành phần tổ chức kinh tế có tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nên việc phát triển hai thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu mà hai thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu thường là thành phần kinh tế sử dụng nên việc sử dụng hai chiến lược này là không phù hợp. Vì vậy chiến lược phát triển thị trường những nơi xa thành phố là hợp lý nhất.

Cuối cùng là chiến lược thâm nhập thị trường thì với SHB Cần Thơ đang được khách hàng là thành phần dân cư tin tưởng rất cao thì SHB Cần Thơ nên tiếp tục thâm nhập vào thị trường khu vực đông dân cư. Còn thâm nhập thị trường các nhà đầu tư, tập đoàn tài chính (T2) thì cần phải đầu tư rất nhiều về công nghệ ngân hàng mới dành được sự tin tưởng từ khách hàng này. Vì thế với thời điển hiện nay là chưa phù hợp để sử dụng chiến lược T2.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn và hoạt động của ngân hàng, SHB Cần Thơ nên sử dụng các chiến lược trên gồm chiến lược phát triển sản phẩm (S2) và chiến lược phát triển thị trường (W3) cùng với đó là nên kết hợp với chiến lược thâm nhập thị trường (S2).

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)