Phòng quan hệ khách hàng

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 43 - 46)

Phòng quan hệ khách hàng có 3 người: Trưởng phòng, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

+ Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triễn quan hệ khách hàng; + Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm buôn bán, tài trợ thương mại, dịch vụ);

+ Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triễn quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng;

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng;

+ Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý;

+ Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro;

+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định;

+ Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của khách hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng;

+ Tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch phát triễn quan hệ khách hàng; + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm;

+ Tiếp nhận, triễn khai, phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của SHB. Phối hợp với các đơn vị liên quan đề nghị SHB hổ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng và những sản phẩm dịch vụ của SHB cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và lợi ích mà khách hàng được hưởng;

+ Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; + Xây dựng kế hoạch, biện pháp hổ trợ bán sản phẩm;

+ Triễn khai kế hoạch thực hiện bán hàng;

+ Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn;

+ Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định; + Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro;

+ Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của SHB; + Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng;

+ Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký;

+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng quản trị tín dụng quản lý.

3.2.2.3 Phòng tín dụng

Phòng tín dụng có 2 người: Trưởng phòng, chuyên viên hổ trợ tín dụng - Hổ trợ tín dụng:

+ Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ, hợp lệ và hợp pháp của tài liệu, hồ sơ tín dụng/cho vay… có liên quan;

+ Trực tiếp tham gia việc soạn thảo các tài liệu, văn bản, hợp đồng,… có liên quan đến việc cho vay/bảo lãnh, giải ngân; các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, quy định/qui trình nội bộ của Ngân hàng theo yêu cầu; + Cập nhật, quản lý và lưu giữ thông tin về hạn mức tín dụng, chi tiết món vay/bảo lãnh, hồ sơ/tài liệu liên quan đến tín dụng/tài sản bảo đảm;

+ Thực hiện các công việc/nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của cấp trên. - Tái thẩm định:

+ Tham mưu tư vấn trong việc xây dựng, triễn khai, quản lý và hoàn thiện các chính sách, công cụ để thực hiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Thực hiện việc thẩm định, phê duyệt tín dụng trong phạm vi được ủy quyền;

+ Tái thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm đối với các hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết theo quy định của Ngân hàng;

+ Phân tích và báo cáo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng;

+ Phối hợp với Ban lãnh đạo Khối xây dựng chính sách tín dụng của hệ thống. + Tư vấn và đề xuất với Ban lãnh đạo Khối các biện pháp kiểm soát việc thực thi các chính sách tín dụng trong công tác thẩm định và tái thẩm định trên toàn hệ thống;

+ Tư vấn các công tác triễn khai thực hiện chính sách phê duyệt tín dụng trong toàn hệ thống;

+ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhân viên trong nghiệp vụ thẩm định tín dụng; + Chỉ đạo công tác giám sát tuân thủ thực hiện các điều kiện tín dụng do các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.2.4 Phòng ngân qu

Phòng ngân quỹ có 2 người: Trưởng phòng và nhân viên ngân quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, ngân quỹ như: quản lý nghiệp vụ thu chi tiền mặt, quản lý hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện chế độ xuất nhập kho…

3.2.2.5 Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng có 3 người: Trưởng phòng, kiểm soát viên, giao dịch viên

+ Trực tiếp quản lý tài sản và giao dịch với khách hàng.

+ Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch vụ phát sinh theo quy định của Nhà nước và của SHB; phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

+ Chịu trách nhiệm kiểm tra pháp lý tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; thực hiên đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mỗi hoạt động giao dịch với khách hàng; thực hiện đầy đủ các biên pháp kiển soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.

3.2.2.6 Phòng kế toán

Phòng kế toán có 2 người: Trưởng phòng, chuyên viên kế toán tài chính

Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các quy trình thủ tục về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, cụ thể:

+ Thực hiện việc theo dõi hạch toán kế toán – tài chính cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, chế đọ báo cáo kế toán, lập và phân tích báo cáo tài chính,…

+ Thực hiên kiểm tra các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để nhanh chóng phát hiện những sai sót và kiến nghị với Ban giám đốc kịp thời sữa chữa, bổ sung.

3.2.2.7 Phòng quản lý và xử lý nợ

Phòng quản lý và xử lý nợ có 2 người: Trưởng phòng và nhân viên xử lý nợ Nghiên cứu đánh giá hồ sơ nợ quá hạn do các chi nhánh chuyển lên dưới gốc độ pháp lý. Đưa ra đề xuất hướng hoàn thiện hồ sơ ( nếu có thiếu sót);

Tiếp xúc khách hàng ( bên vay, bên bảo đảm..) để tìm hiểu tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, thực trạng tài sản bảo đảm để đánh giá nguồn trả nợ, khả năng thanh toán của tài sản bảo đảm cùng sự hợp tác và thiện chí giải quyết khoản nợ với ngân hàng;

Trình phương án xử lý nợ: nêu thuận lợi, khó khăn và đề xuất phương án xử lý nợ có hiệu quả khác và các vấn đề khác;

Triễn khai phương án xử lý nợ đã được Ban giám đốc phê duyệt. Tổng hợp báo cáo tình hình giải quyết các khoản nợ do mình phụ trách cho người quản lý trực tiếp để người quản lý trực tiếp báo cáo cấp có thẩm quyền của Ngân hàng. Thực hiện các công việc khác do người quản lý trực tiếp giao.

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)