PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO CÁC LOẠI TIỀN

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 70)

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu do đó luồng ngoại tệ v ào trong nước ngày càng tăng. Vì vậy mà Ngân hàng

cần phân tích nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ để thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác huy động vốn từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời và vạch ra giải pháp huy động vốn trong tương lai.

Bảng 8: VỐN HUY ĐỘNG THEO NỘI TỆ - NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG

NĂM 2009 – 2010 (Đvt: triệu đồng) Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Khoản mục Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%) 1) Nội tệ 1.002,877 99,23 1.150,630 99,30 995.377 99,10 144.753 14,73 (155.253) (13,50) 2) Ngoại tệ 7.782 0,77 8.154 0,70 9.958 0,65 0.372 4,70 1.804 22,12 Tổng VHĐ 1.010,659 100 1.158,784 100 1.004,417 100 148.125 16,65 (154.367) (13,32)

(Nguồn: Phòng Kế toán SHB Cần Thơ)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2009 2010 2011 Nội tệ Ngoại tệ Tổng VHĐ

Hình 9: Vốn huy động phân theo Nội tệ - Ngoại tệ

Triệu đồng

Thông qua bảng trên ta thấy, vốn huy động bằng nội tệ của Chi nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009 và có tốc độ tăng chưa nhanh. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động so với ngoại tệ và từ năm 2009-2011 luôn đạt trên 99%. Nguyên nhân là do lãi suất USD liên tục tăng trong điều kiện chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) trong nước tăng cao đã tạo áp lực cho lãi suất huy động bằng VND tăng lên nhằm tạo khoảng cách lãi suất giữa VND và USD, hạn chế sự dịch chuyển tiền gửi của khách hàng từ VND sang USD. Một nguyên nhân khác cũng khá quan trọng làm cho lãi suất huy động vốn của các NHTM trong thời gian qua tăng lên là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm níu giữ và thu hút khách hàng gửi tiền, việc tăng lãi suất dường như không dựa trên cơ sở cung - cầu vốn, mà căn cứ bởi nhiều lý do khác, đặc biệt là lý do cạnh tranh để giữ thị phần. Hơn nữa điều này cho thấy, công tác huy động vốn bằng nội tệ rất được chú trọng đầu tư, phát triển và khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là khách hàng trong nước, kết quả đã mang lại nguồn vốn huy động lớn cho Chi nhánh. Như vậy Chi nhánh huy động bằng nội tệ là chủ yếu còn huy động bằng ngoại tệ thì chỉ mới được bắt đầu trong mấy năm gần đây và chưa được chú trọng lắm nên vốn huy động bằng đồng ngoại tệ chưa cao. Cụ thể là: năm 2010 vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 8.154 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và tăng so với năm 2009 là 372 triệu đồng. Điều này cho thấy vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2010 của chi nhánh có dấu hiệu tăng dần. Sang năm 2011 vốn huy động bằng ngoại tệ tiếp tục tăng so với năm 2010 với tốc độ là 22,12% nhanh gấp 4,7 lần so với năm 2010 (4,7%). Với hệ thống Western Union phát triển khá mạnh vì thế khách hàng khi nhận tiền xong có thể gửi lại luôn. Đây là một dấu hiệu tốt, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để tìm ra các biện pháp làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ. Bởi vì, tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong dân cư vẫn rất lớn và trong các năm gần đây, nước ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nên lượng Kiều hối chuyển về nước là rất lớn. Bên cạnh đó, nhờ vào một lượng lớn các mặt hàng thủy sản được xuất khẩu nên đây là nguồn tiềm năng tốt để Ngân hàng có thể huy động vốn. Ngoài ra, kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, do đó được nhiều nhà kinh tế thế giới quan tâm đầu tư: Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc,…

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1 Nguyên nhân và tồn tại

Qua quá trình phân tích ta nhận thấy, mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoạt động của mình nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế tồn tại.

● Về cơ cấu các loại vốn huy động

Qua những phân tích về cơ cấu các loại vốn huy động, ta thấy khoản mục Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm, đặc biệt là khoản mục tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khoản mục này chiếm tỷ trọng trên 99% trong khoản mục tiền gửi tiết kiệm và có xu hướng tăng đều qua các năm. Điều này cũng khá dễ hiểu vì lãi suất huy động của khoản mục này tương đối cao và lại tập trung chủ yếu vào đối tượng huy động là dân cư, vì thế ngân hàng cần đưa ra các chiến lược để khai thác nguồn vốn đầy tiềm năng này. Còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và khoản mục này lại có xu hướng giảm nên cần có giải pháp thích hợp để tăng tiền khoản mục này. Năm 2010 TGTK tăng 44.027 triệu đồng, tương ứng tăng 5,78% so với năm 2009; năm 2011 tăng 1.891 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 0,23% là do Ngân hàng đã có nhiều chính sách và điều chỉnh lãi hợp lý và cạnh tranh với các ngân hàng khác; đưa ra nhiều kỳ hạn lãi suất tiền gửi; đa dạng hóa các hình thức trả lãi; khuyến mãi; tiết kiệm dự thưởng. Đối với tiền gửi thanh toán thì chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ khoảng 19,6 đến 30,5%. Với TGTT có kỳ hạn, năm 2010 giảm 27.869 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 14,10%, năm 2011 tiếp tục giảm xuống 75.083 triệu đồng, tương ứng giảm 44,25%. Đối với TGTT không kỳ hạn, năm 2010 tăng 131.967 triệu đồng so với năm 2009; đến năm 2011 giảm xuống

81.175 triệu đồng, tương ứng giảm 44,20%. Nguyên nhân của sự giảm này là do mặt bằng giá cả thay đổi theo hướng tăng cao, người dân và doanh nghiệp phải dự trữ tiền mặt để thanh toán. Như vậy, Ngân hàng sẽ phải có những chiến lược để tăng nguồn tiền này.

● Về chi phí vốn huy động

Trong hoạt động của hầu hết các ngân hàng thì hoạt động huy động vốn rất quan trọng. Vì thế, để có thể huy động được nhiều tiền nhưng chi phí cho hoạt động này thấp nhất có thể là một câu hỏi làm đau đầu các nhà quản trị. Qua phân tích ta thấy, chi phí vốn huy động của ngân hàng SHB Cần Thơ luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 8,2; năm 2010 là 17,5 và năm 2011 29,5. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát gia tăng; thâm hụt thương mại và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho việc huy động vốn rất khó khăn. Bên cạnh đó, lãi suất đầu vào cao cũng góp phần làm tăng thêm chi phí cho hoạt động này. Cụ thể, lãi suất đầu vào lần lượt là 10,3%; 21,2%; 14% trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2011 lãi suất là 14% chính là do NHNN ban hành Thông tư số 30/2011/TT- NHNN. Như vậy trong thời gian tới, có thể dự đoán được chi phí này sẽ giảm do NHNN đã bắt đầu có những chính sách trần lãi suất đối với các ngân hàng. Qua đó có thể thấy tình hình huy động vốn sẽ rất khó khăn, Ngân hàng cần có những chiến lược huy động để làm sao cho chi phí vốn huy động không quá cao, như vậy thì lợi nhuận sẽ tăng lên.

● Về vốn huy động

Nguồn vốn huy động của SHB Cần Thơ không biến động quá lớn, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng ngồn vốn của Ngân hàng; từ 70 – 85%. Năm 2010, vốn huy động tăng 148.125 triệu đồng, tương ứng tăng 14,7% so với năm 2009. Năm 2011, nguồn vốn này giảm 154.367 triệu đồng, tương ứng giảm 13,32% so với năm 2010. Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy Ngân hàng SHB Cần Thơ đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn, mặc dù nguồn vốn này giảm trong năm 2011 nhưng trong tình thế kinh tế bất ổn như hiện nay để đạt được điều này là không phải ngân hàng nào cũng làm được. SHB Cần Thơ cần tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

● Đối với vốn huy động phân theo kỳ hạn

Năm 2010 tiền gửi không KH tăng 127.866 triệu đồng, tương ứng tăng 228,03% so với năm 2009. Nguyên nhân là do sự phát triễn của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng tiếp cận với công nghệ hiện đại (thanh toán bằng chuyển khoản) đã góp phần làm tăng tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn lại giảm do (2010 – 2011) giá cả mặt hàng tăng mạnh, các doanh nghiệp rút tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như sự tăng lên của lãi suất tiền gưi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong các năm tiếp theo chi nhánh cần có biện pháp tăng cường nguồn vốn huy động này lên. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng, năm 2011 tăng 6.505 triệu đồng so với năm 2010; tương ứng tăng 0,67% chậm hơn gấp 3,15 lần so với năm 2010. Qua đó cho thấy tuy tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm nhưng chưa thực sự mạnh. Phân tích sâu hơn ta thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do chi nhánh đã có sự điều chỉnh các chính sách lãi cũng như ưu đãi, đa dạng hóa các kỳ hạn gửi. Vì thế, ngân hàng cần tiếp tục phát huy đồng thời cũng cần có giải pháp làm tăng tiền gửi không kỳ hạn. ● Đối với vốn huy động phân theo đối tượng gửi

Tiền gởi dân cư của chi nhánh đều tăng qua các năm, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2010 tăng 51.921 triệu đồng, tương ứng tăng 6,78%; năm 2011 tăng 6.541 triệu đồng, tương ứng tăng 0,8%. Có được kết quả khả quan như vậy là do bên cạnh các hình thức huy động vốn phong phú, chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: khuyến mãi bằng tiền, hiện vật cho khách hàng nhân dịp tết, lễ lớn, lãi suất khuyến mãi cho khách hàng, …chi nhánh còn luôn xem lợi ích khách hàng là trên hết. Còn tiền gửi từ các TCKT, năm 2010 so với năm 2009 tăng 96.204 triệu đồng tương ứng tăng 39,26%. Nguyên nhân do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đạt nhiều kết quả khả quan, thu được lợi nhuận cao cùng với sự đi lên của nền kinh tế tỉnh Cần Thơ. Tuy nhiên, sang năm 2011 lại giảm 160.908 triệu đồng tương ứng giảm 47,15%. Nguyên nhân do giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đều tăng nên các doanh nghiệp tăng nhu cầu vốn hơn là cung vốn. Do vậy để có vốn phục cho quá trình kinh doanh của mình các

doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sử dụng hình thức giao dịch là Séc bảo chi để thanh toán tiền hàng tạm thời làm cho lượng tiền gửi này giảm đi.

● Đối với vốn huy động phân theo Nội tệ - Ngoại tệ

Do lãi suất USD cùng với chỉ số CPI đều tăng đã tạo áp lực cho lãi suất huy động bằng VND tăng lên nhằm tạo khoảng cách lãi suất giữa VND và USD. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm giữ thị phần cũng làm cho lãi suất huy động tăng lên. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động bằng nội tệ tăng 144.753 tỷ đồng; tương ứng tăng 14,73% so với năm 2009. Sang năm 2011 thì giảm 155.253 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,50% so với năm 2010. Sự giảm sút này một phần do sự tăng lên của vốn huy động bằng ngoại tệ trong năm 2011 Đối với vốn huy động bằng ngoại tệ, năm 2010 tăng 372 triệu đồng so với năm 2009; năm 2011 tăng 1.804 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục của vốn huy động bằng ngoại tệ là do trong các năm gần đây nước ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài nên lượng kiều hối chuyển về nước là tương đối lớn. Bên cạnh đó, kinh tế đất nước đang trên đà phát triễn và hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, cho nên lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng lên là tương đối dễ hiểu.

5.1.2 Phương hướng huy động vốn của Ngân hàng SHB Cần Thơ

- Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng SHB Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên, sự gia tăng này là do tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng liên tục, còn khoản mục tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì đã giảm liên tục trong năm 2010-2011. Vì vậy cần có giải pháp huy động kịp thời, thích hợp cho tiền gửi tiết kiệm, trong đó cần đặc biết chú trọng đến khoản mục tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh đó, SHB Cần Thơ cũng nên có giải pháp để cải thiện tiền gửi thanh toán, vì khoản mục này cũng đang có xu hướng giảm. Trong đó, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn đang giảm liên tục (trái ngược hoàn toàn đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn).

- Mặt khác, chi phí cho công tác huy động vốn của SHB Cần Thơ là khá cao và liên tục tăng lên mặc dù lãi suất đầu vào đã giảm còn 14% năm 2011. Mặc dù lợi nhuận của SHB Cần Thơ tăng đều qua các năm nhưng do chi phí huy động vốn vẫn

còn cao nên lợi nhuận du tăng nhưng chưa mạnh. Vì thế, Chi nhánh cần có biện pháp để giảm chi phí này xuống mức thấp nhất có thể trong thời gian tới.

- Trong giai đoạn 2009 – 2011, tiền gửi có kỳ hạn của SHB Cần Thơ liên tục tăng, vì vậy chi nhánh tiếp tục đưa ra những chính sách lãi suất hợp lý để nguồn tiền này tăng thêm trong thời gian tới. Đồng thời, cũng cần chú ý đến tiền gửi không kỳ hạn vì nguồn vốn này giảm mạnh trong năm 2011.

- Chi nhánh luôn quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng, rèn luyện phong cách giao dịch văn minh, tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng. Do đó, không những giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới. Với dân số khoảng 1.209.192 người tính đến hết năm 2011, Cần Thơ là một trong những thành phố đông dân nhất Việt Nam ( hiện tại là thành phố đông dân thứ 4 tại Việt Nam ). Đây tiếp tục sẽ là nguồn vốn tiềm năng để SHB Cần Thơ thu hút vốn. Bên cạnh đó, chi nhánh cần tiếp tục khai thác vốn huy động từ các TCKT. Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như donh nghiệp nước ngoài mở rộng kinh doanh tại Cần Thơ ( nền kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ) thì đây cũng sẽ là một nguồn vốn đầy tiềm năng và SHB Cần Thơ cần quan tâm nhiều hơn.

- Trong tổng nguồn vốn huy động của SHB Cần Thơ, vốn huy động bằng nội tệ luôn có tỷ trọng rất cao, còn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy trong thời gian tới, SHB Cần Thơ cần có kế hoạch, chiến lược để tăng vốn cũng như tỷ trọng của vốn huy động bằng ngoại tệ nhưng vẫn đảm bảo sự gia tăng của vốn huy động bằng nội tệ.

5.1.3 Cơ hội và thách thức

Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng SHB Cần Thơ, những tồn tại thì ma trận SWOT sẽ thể hiện những chiến lược mà ngân hàng SHB Cần Thơ có thể thực hiện được.

Bảng 9: MA TRẬN SWOT

SWOT

Những điểm mạnh – S

1. Mạng lưới hoạt động tập trung ở khu vực đông dân cư.

2. Là ngân hàng uy tín,

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)