Cơ cấu nguồn vốn của NHTM

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 26 - 33)

a. Vốn chủ sở hữu (VCSH)

VCSH hay còn gọi là vốn tự có của ngân hàng là bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các qũy dự trữ và một sô nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Trung ương.

Theo quyết định 03/2007/QĐ-NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN VCSH của ngân hàng được xác định như sau:

Vốn cấp 1:

- Vốn điều lệ ( vốn đã được cấp ); - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; - Quỹ dự phòng tài chính;

- Quỹ đầu tư phát triễn nghiệp vụ; - Lợi nhuận không chia.

Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài ản cố định cảu tổ chức tín dụng.

Vốn cấp 2:

- 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật;

- 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư ( kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật;

- Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thõa mãn những điều kiện sau:

+ Có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;

+ Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

+ Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được NHNN chấp nhận bằng văn bản;

+ Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kêt quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

+ Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tât cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;

+ Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

- Các công cụ nợ khác thõa mãn các điều kiện sau:

+ Là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong mọi trường hợp chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tât cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;

+ Có kỳ hạn ban đầu tói thiểu trên 10 năm;

+ Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

+ Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kêt quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

+ Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản;

+ Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày kết thúc hợp đồng và được điều chỉnh một lần trong suốt thời hạn của khoản vay.

- Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro.

Vốn điều lệ (VĐL): VĐL là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM khi đi vào hoạt động. VĐL của ngân hàng là do các chủ sở hữu của ngân hàng đóng góp và phụ thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng, chẳng hạn như ngân hàng quốc doanh do ngân sách Nhà nước cấp, các NHTM cổ phần do các cổ đông đóng góp, ngân hàng liên doanh thì do các bên liên doanh đóng góp, ngân hàng nước ngoài thi do 100% vốn của nước ngoài bỏ ra…Mức vốn điều lệ và phương thức đóng góp VĐL của các ngân hàng được ghi trong điều lệ hoạt động của từng ngân hàng và được Ngân hàng Trung ương phê duyệt.

Mức VĐL của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng, song nhìn chung không được thấp hơn mức vốn pháp định mà chính phủ qui định. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của các NHTM có thể tăng thêm VĐL của mình nhưng phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương.

Mặc dù VĐL chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nhưng nó có ý nghĩa trong việc có hay không một ngân hàng vì nó căn cứ pháp lí để thành lập ngân hàng, là một chỉ tiêu phản ánh qui mô hoạt động của NHTM, và chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn của một ngân hàng. Các nhà kinh tế cũng đã xác định được VCSH của ngân hàng có các chức năng như sau:

+ Chức năng bảo vệ người gửi tiền; + Chức năng hoạt động ngân hàng;

+ Chức năng điều chỉnh hay VCSH góp phần thõa mãn yêu cầu củ cơ quan quản lý ngân hàng.

Các quỹ dự trữ: Các quỹ của NHTM được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định.

Theo qui định của luật các tổ chức tín dụng, hàng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ sau:

+ Quỹ dự trữ bổ sung VĐL được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng. Mức tối đa của quỹ do chính phủ quy định;

+ Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triễn nghiệp vụ ngân hàng…các quỹ này cũng được trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật; Các quỹ dự trữ sau khi được trích lập các NHTM được sử dụng theo mục đích lập quỹ. Tuy nhiên, khi số tiền của quỹ chưa sử dụng đến thì các NHTM có thể tạm thời huy động tho nguyên tắc hoàn trả làm nguồn vón kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động, các NHTM được quyền sử dụng nguồn vốn này làm vốn để kinh doanh.

b. Vốn huy động

Luật các tổ chức tín dụng co quy định: ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và cac loại tiền gửi khác.

Thực tế ở Việt Nam, các NHTM có các hình thức huy động vốn sau đây: - Huy động vốn tiền gửi

Tiền gửi là số tiền của khách hàng tại ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Tiền gửi huy động của ngân hàng được chia theo nhón khách hàng.

Tiền gửi của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế

Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền tại ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức sau:

+ Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch)

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, và ngân hàng phải thõa mãn yêu cầu đó của khách hàng.

Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình. Đối với loại tiền gửi này khách hàng không có mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như ủy nhiệm chi. ủy nhiệm thu, séc… Tuy nhiên, ở Việt Nam các ngân hàng cngx thực hiện các khoản lãi suất cho loại tiền gửi này.

Về phía ngân hàng, dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo vốn cho ngân hàng. Nhưng đối với bộ phận vốn này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra liên tịc nên ngân hàng phải thường xuyên dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + Tiền gửi theo kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có sự về các loại thời hạn và thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp.

Theo quy định, khách hàng gửi tiền theo thời hạn chỉ được rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra nhưng không được hưởng lãi suất, hoặc chỉ được hưởng một lãi suất thấp hơn, thông thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Đối với ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn đem lại cho ngân hàng nguồn vốn rất ổn định vì ngân hàng biết trước được thời điểm khách hàng sẽ rút tiền ra. Chính vì vậy, ngân hàng có thể chủ động sử dụng tối đa nguồn tiền này để sinh lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. Vì vậy, để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Ngân hàng còn áp dụng lãi suất càng cao cho loại tiền gửi có kỳ hạn càng dài để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn.

Tiền gửi của nhóm khách hàng là cá nhân và hộ gia đình Bao gồm:

+ Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định.

Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân hàng. Đối với ngân hàng, hình thức tiền gửi này tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường là nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. + Tài khoản tiền gửi cá nhân: là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký sec, hoặc sử dụng ch loại thẻ thanh toán. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người hướng đến sử dụng càng nhiều các tiện ích xã hội cung cấp, và trong đó thì các tiện ích mà ngân hàng đem lại chi khách hàng càng được cá nhân quan tâm nhiều hơn. Chẳng hạn như thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động vào tiền điện thoại, tiền điện tiền nước… mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng.

+ Tiền gửi khác: ngoài 2 loại tiền gửi trên, các NHTM còn có các khoản tiền gửi sau:

• Tiền gửi vốn chuyên dụng;

• Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác; • Tiền gửi của kho bạc Nhà nước.

Tóm lại, nguồn vốn huy động tiền gửi đối với các NHTM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh. Ngân hàng huy động được vốn cũng có nghĩa là ngân hàng có thể tận dụng đực vốn giá rẻ để cho vay đầu tư. Ngoài ra, nguồn thông tin từ tiền gửi của khách hàng còn giúp ngân hàng thấu hiểu được điều kiện kinh tế của người dân, để từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trở lại cho công chúng một cách có hiệu quả. Ngoài ra việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa trong việc lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Vốn huy động bằng các chứng từ có giá (GTCG)

GTCG là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.

Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn trong thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.

GTCG ngắn hạn: là GTCG có thời hạn đến một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các GTCG ngắn hạn khác.

GTCG dài hạn: là GTCG có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các GTCG dài hạn khác.

Huy động bằng các loại GTCG , ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn vào ngân hàng với thời gian ngắn. Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư, đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với ngân hàng, nguồn vốn có được từ việc phát hành GTCG thì rất ổn định nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát hành GTCG khi đa có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt là khi phát hành GTCG phải được NHNN phê duyệt.

c. Vốn đi vay Bao gồm:

Vay của các tổ chức tín dụng

Tình trạng thiếu vốn hay thừa vốn của một ngân hàng ở một thời điểm nào đó là hiện tượng hết sức bình thường. Vì có những lúc nguồn vốn huy động vào ít, không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thì buộc ngân hàng phải đi vay các ngân hàng khác. Trường hợp ngược lại thì huy động nhiều nhưng đầu ra hạn

chế, khi đó ngân hàng có thể cho các ngân hàng khác vay để hạn chế chi phí trả lãi. Ưu điểm của nguồn vốn đi vay giúp ngân hàng tận dụng được nguồn vốn lớn trong

thời gian ngắn nhưng nhược điểm là phải trả lãi suất cao hơn vốn huy động. Vay của Ngân hàng Trung ương

Trong vai trò là người điều hành chính sách tiền tẹ quốc gia, Ngân hàng Trung ương cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với cac ngân hàng trung gian. Vì vậy, khi có nhu cầu, các NHTM sẽ được Ngân hàng Trung ương cho vay vốn. Gồm các hình thức sau đây:

+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;

+ Chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn; + Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các CTCG. Nguồn vốn hình thành trong thanh toán

Từ việc tổ chức thực hiện thanh toán cho doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng cũng có thể huy động được bộ phận vốn đáng kể từ những quy định ký quỹ trong thanh toán.

Trong quá trình thực hiện thanh toán qua ngân hàng giữa các khách hàng, NHTM huy động được vón tiền tệ nhàn rỗi dưới các hình thức sau:

Do chênh lệch giữa thời điểm trích tài khoản của người phải trả và thời điểm ghi có cho người thụ hưởng.

Trong quá trình thanh toán, có một số hình thức thanh toán phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng.

Nguồn vốn khác

Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tận dụng các nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài rợ của chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triễn kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)