Chi nhánh SHB Cần Thơ được đặt tại 138, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi. Quận Ninh Kiều,Thành phố Cần Thơ với Quyết định thành lập Số 0014/NH/GP ngày 13/11/1993 và ngày khai trương hoạt động là 12/12/1993.
Hiện nay SHB Cần Thơ có 8 phòng giao dịch trên các quận, huyện của Thành phố Cần Thơ với tổng số nhân sự là 66 người. Cụ thể như sau:
Bảng 1: CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CỦA SHB TẠI TP CẦN THƠ
Phòng giao dịch Năm thành lập Số nhân sự
1. Phòng giao dịch Phong Điền 1993 9
2. Phòng giao dịch Phan Đình Phùng 1999 9 3. Phòng giao dịch Trần Phú 2000 8 4. Phòng giao dịch Xuân Khánh 2001 8 5. Phòng giao dịch Thạnh An 1998 8 6. Phòng giao dịch Bình Thủy 2004 8 7. Phòng giao dịch Thạnh Quới 1998 8 8. Phòng giao dịch Thốt Nốt 2007 8 (Nguồn: Phòng hành chính SHB Cần Thơ) 3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của SHB Cần Thơ 3.1.3.1 Sản phẩm tiền gửi
Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp: là loại tiền gửi được hưởng lãi suất không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, bao gồm các loại tiền gửi bằng VNĐ, USD, EUR…
Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu để hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại tiết kiệm VNĐ, USD, EUR.
Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi được dử dụng với mục đích để gửi hoặc rút tiền mặt bất cứ lúc nào, hoặc nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến, gồm các loại hình tiết kiệm VNĐ, USD, EUR.
Tiết kiệm dự thưởng: tùy vào điều kiện hoạt động và từng thời điểm, SHB có thể áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng, khi đó người gửi tiền không những được hưởng tiền lãi từ khoản tiền gửi mà còn có cơ hội trúng thưởng may mắn.
Các chứng chỉ tiền gửi có liên quan: là các loại hình tiết kiệm khác mà ngân hàng cung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khách hàng.
3.1.3.2 Sản phẩm cho vay
Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp: là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Cho vay đầu tư: SHB cho khách hàng vay nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư những dự án lớn.
Cho vay tiêu dùng: là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, đóng học phí du lịch,… Cho vay mua bất động sản: là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng, sữa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, thanh toán tiền mua bất động sản.
Cho vay du học: là tài trợ vốn cho tổ chức cá nhân để cho một hay nhiều cá nhân khác có nhu cầu du học tại chổ hay du học ở nước ngoài.
Cho vay sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do SHB phát hành: là tài trợ vốn cho khách hàng có số dư tiết kiệm, số tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp.
Cho vay phát triễn kinh tế nông nghiệp: là tài trợ cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp.
Cho vay thấu chi: là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của khách hàng mở tại SHB không đủ số dư cần thiết để thanh toán.
Cho vay cán bộ - công nhân viên: là hình thức tài trợ vốn cho các cá nhân là cán bộ công nhân viên (CBCNV) dưới hình tức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác CBCNV.
3.1.3.3 Dịch vụ chuyển tiền
• Chuyển tiền trong nước: thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việ Nam:
- Chuyển tiền trong cùng hệ thống; - Chuyển tiền ngoài hệ thống;
- Chuyển tiền ngân hàng liên kết dịch vụ.
• Chuyển tiền ra nước ngoài: thực hiện các dịch vụ nhằm hổ trợ khách hàng chuyển tiền, ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào mục đích công tác, thanh toán tiền hàng, du học, …
• Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của khách hàng đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài cho người thân thông qua các công ty kiều hối, công ty chuyển tiền hoặc trực tiếp vào tài khoản ngoại tệ của SHB.
3.1.3.4 Sản phẩm bảo lãnh
Là việc ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng với nhiều loại hình sau:
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: đảm bảo khả năng và kế hoạch thực hiện hợp đồng của khách hàng nếu hợp đồng được ký kết.
• Bảo lãnh dự thầu: SHB cam kết bảo lãnh cho doanh nghiệp đang chuẩn bị tham gia vào đợt đấu thầu, cam kết thực hiện nghĩa vụ của khách hàng trong việc tham gia đấu thầ trong các dự án, giúp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện và uy tín lớn khi tham gia vào một giao dịch đấu thầu mà việc phải có bảo lãnh của ngân hàng là bắt buộc theo yêu cầu của chủ thầu.
• Bảo lãnh thanh toán: Bảo lãnh với bên thứ ba về việc cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
• Bảo lãnh vay vốn: SHB phát hành bảo lãnh cho bên thứ ba khác về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ, hoặc không trả nợ đầy đủ đúng hạn.
• Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu: SHB cam kết với cơ quan thuế (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho khách hàng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho cơ quan thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chính thức của cơ quan thuế về số thuế phải nộp.
• Bảo lãnh hoàn tạm ứng: cam kết thanh toán phần ứng trước khách hàng đã nhận được trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng ký kết.
• Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá: một lĩnh vực hạt động của ngân hàng nhằm hổ trợ cho công ty phát hành của mình, hoặc chủ sở hửu phát hành hoặc phân phối các chứng từ có giá ( cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi, …) bằng việc thỏa thuận mua bán chứng khoán để bán lại hoặc bán chứng khoán thay mặt người phát hành hay người chủ sở hữu.
• Ngoài ra SHB còn tiến hành thực hiện bảo lãnh quốc tế: Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) và Thư bảo lãnh (Letter of Guarantee), SHB cam kết với đối tác nước ngoài của doanh nghiêp về việc thực hiện hợp đồng, dự thầu, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, … trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các nghĩa vụ thỏa thuận.
3.1.3.5 Dịch vụ thẻ
Thẻ ghi nợ Solid card của SHB, là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và an toàn, hiện đại, tiện ích với nhiều dịch vụ gia tăng. Khách hàng gửi tiền vào thẻ và sử dụng bằng tiền của mình. Ngoài ra chủ thẻ Solid Card SHB có thể sử dụng dịch vụ thấu chi trên thẻ.
3.1.3.6 Dịch vụ thanh toán
• Dịch vụ thanh toán trong nước; • Dịch vụ thanh toán quốc tế; • Chuyển tiền bằng điện (T/T); • Nhờ thu;
• Tín dụng chúng từ,…
3.1.3.7 Các sản phẩm dịch vụ khác
• Kinh doanh ngoại tệ: nhận thu đổi các loại ngoại tệ của khách hàng vãng lai, mua bán các loại ngoại tệ trên tài khoản của khách hàng khi có yêu cầu, thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;
• Chi trả lương CBCNV: nhận tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế để thanh toán tiền lương co CBCNV theo thời gian nhất định hàng tháng;
• Dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking: cung cấp dịch vụ, thông tin của khách hàng, tài khoản của khách hàng và các loại thông tin liên quan cho khách hàng thông qua hệ thống internet và điện thoại;
• Dịch vụ ngân quỹ: là việc SHB thực hiện việc kiểm đếm các loại tiền cho khách hàng, cất, giữ hộ cho khách hàng, kiểm định và cất trữ các loại tài sản (vàng, bạc), các loại giấy tờ có giá, thu đổi tiền;
• Thu chi hộ tiền bán hàng: thay mặt khách hàng làm nghiệp vụ thu nhận, kiểm đếm, phân loại, vận chuyển,… và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền thanh toán cho đối tác của khách hàng;
• Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ: phục vụ nhu cầu của khách hàng về đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận thông ua sự biến động của tỷ giá các loại ngoại tệ;
• Hổ trợ du học: tư vấn du học, xác định năng lực tài chính, cung cấp tín dụng du học, chuyển tiền ra nước ngoài, tiết kiệm tích lũy giáo dục,…
• Ngoài ra, SHB còn cung cấp các dịch vụ: tư vấn đầu tư, nhận ủy thác đầu tư, quản lý tài sản,chiết khấu, mua bán chứng từ có giá và các dịch vụ khác của ngân hàng trong khuôn khổ qy định của NHNN.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SHB chi nhánh Cần Thơ
3.2.2 Chức năng của các phòng ban
3.2.2.1 Ban giám đốc
Ban giám đốc có 2 người: Giám đốc và Phó Giám đốc - Giám đốc:
+ Chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của chi nhánh.
+ Là người điều hành quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, là người ra quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay.
BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc Phó giám đốc P. Khách hàng doanh nghiệp P. Kế toán tài chính P. Hành chính quản trị P. GIAO DỊCH P. GIAO DỊCH XUÂN KHÁNH P. GIAO DỊCH PHAN ĐÌNH PHÙNG P. GIAO DỊCH TRẦN PHÚ P. Hổ trợ tín dụng P. Tái thẩm định P. Thanh toán quốc tế P. Khách hàng Cá nhân P. Dịch vụ khách hàng P. QL & XL Nợ CVĐ P. Ngân quỹ Tổ công nghệ thông tin Tổ thẻ Tổ Marketing P. GIAO DỊCH P. GIAO DỊCH P. GIAO DỊCH P. GIAO DỊCH
+ Chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đại diện trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả cho ngân hàng cấp trên.
- Phó giám đốc:
+ Là người hổ trợ và tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của ngân hàng.
+ Phụ trách công tác kế toán ngân quỹ - dịch vụ ngân hàng. + Giải quyết những vấn dề được giám đốc giao phó, ủy quyền.
3.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng
Phòng quan hệ khách hàng có 3 người: Trưởng phòng, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
+ Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triễn quan hệ khách hàng; + Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm buôn bán, tài trợ thương mại, dịch vụ);
+ Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triễn quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng;
+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng;
+ Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý;
+ Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro;
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định;
+ Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của khách hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng;
+ Tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch phát triễn quan hệ khách hàng; + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm;
+ Tiếp nhận, triễn khai, phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của SHB. Phối hợp với các đơn vị liên quan đề nghị SHB hổ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng và những sản phẩm dịch vụ của SHB cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và lợi ích mà khách hàng được hưởng;
+ Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; + Xây dựng kế hoạch, biện pháp hổ trợ bán sản phẩm;
+ Triễn khai kế hoạch thực hiện bán hàng;
+ Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn;
+ Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định; + Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro;
+ Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của SHB; + Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng;
+ Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký;
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng quản trị tín dụng quản lý.
3.2.2.3 Phòng tín dụng
Phòng tín dụng có 2 người: Trưởng phòng, chuyên viên hổ trợ tín dụng - Hổ trợ tín dụng:
+ Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ, hợp lệ và hợp pháp của tài liệu, hồ sơ tín dụng/cho vay… có liên quan;
+ Trực tiếp tham gia việc soạn thảo các tài liệu, văn bản, hợp đồng,… có liên quan đến việc cho vay/bảo lãnh, giải ngân; các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, quy định/qui trình nội bộ của Ngân hàng theo yêu cầu; + Cập nhật, quản lý và lưu giữ thông tin về hạn mức tín dụng, chi tiết món vay/bảo lãnh, hồ sơ/tài liệu liên quan đến tín dụng/tài sản bảo đảm;
+ Thực hiện các công việc/nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của cấp trên. - Tái thẩm định:
+ Tham mưu tư vấn trong việc xây dựng, triễn khai, quản lý và hoàn thiện các chính sách, công cụ để thực hiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Thực hiện việc thẩm định, phê duyệt tín dụng trong phạm vi được ủy quyền;
+ Tái thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm đối với các hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết theo quy định của Ngân hàng;
+ Phân tích và báo cáo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng;
+ Phối hợp với Ban lãnh đạo Khối xây dựng chính sách tín dụng của hệ thống. + Tư vấn và đề xuất với Ban lãnh đạo Khối các biện pháp kiểm soát việc thực thi các chính sách tín dụng trong công tác thẩm định và tái thẩm định trên toàn hệ thống;
+ Tư vấn các công tác triễn khai thực hiện chính sách phê duyệt tín dụng trong toàn hệ thống;
+ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhân viên trong nghiệp vụ thẩm định tín dụng; + Chỉ đạo công tác giám sát tuân thủ thực hiện các điều kiện tín dụng do các cấp có thẩm quyền phê duyệt.