Phân tích chi phí vốn huy động

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 59 - 62)

Vốn huy động được xem là nguồn vốn huy động chính, nó chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, vì vậy vốn huy động cũng có chi phí cao nhất trong ba loại chi phí về nguồn vốn. Theo dõi sự biến động của một số chỉ tiêu liên quan đến chi phí huy động vốn qua các năm có thể giúp ngân hàng ước lượng tương đối về chi phí nguồn vốn sử dụng trong tương lai.

Bảng 4: CHI PHÍ LÃI BÌNH QUÂN VÀ LÃI SUẤT ĐẦU VÀO CỦA

SHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN (2009 – 2011)

(Đvt: triệu đồng)

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chi từ lãi 82.795 203.135 296.554

Chi từ lãi + ngoài lãi 109.574 246.865 354.697

Vốn khả dụng 1.012.167 1.138.438 1.145.355

Tổng vốn huy động 1.010.659 1.158.784 1.004.417

Chi phí lãi bình quân (%) 8,2 17,5 29,5

Lãi suất đầu vào (%) 10,3 21,2 14

(Nguồn: Phòng kế toán SHB Cần Thơ) - Chi phí lãi bình quân: (Chi phí lãi / Tổng vốn huy động)

Chỉ số này cho thấy mức phí mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn huy động. Do đó, chỉ số này càng thấp càng tốt. Ta thấy chỉ số này đang có xu hướng tăng. Trong năm 2009, chi phí lãi bình quân là 8,2% cho thấy: muốn huy động được 100 đồng thì ngân hàng phải trả 8,2 đồng chi phí lãi. Tương tự cho năm 2010, chi phí lãi đã tăng lên là 17,5%; năm 2011 con số nầy lại tăng lên tới 29,5%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế bất ổn, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn và thách thức; Việt Nam phải gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triễn quá nóng; lạm phát gia tăng; thâm hụt thương mại và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM làm cho việc huy động vốn ngày càng khó khăn. Một trong những biện pháp để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài đó là tăng lãi suất. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng lên rất nhiều, do đó SHB Cần Thơ cũng không ngoại lệ.

- Lãi suất đầu vào: Trong công tác huy động vốn thì việc tính lãi suất đầu vào cũng là một phần rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp cho ngân hàng theo dõi động thái của chi phí nguồn vốn theo thời gian mà còn cho ngân hàng biết được chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư vào lĩnh vực nào để có hiệu quả. Qua bảng trên ta thấy rằng năm 2009 lãi suất đầu vào của ngân hàng là 10,3% và tăng lên 21,2% vào năm 2010. Sự tăng mạnh này là do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho công tác huy động vốn của ngân hàng phải tốn thêm nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, lãi suất đầu vào năm 2011 lại giảm xuống còn 14% do vào cuối tháng 9 thì NHNN ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN. Năm 2009, phải đối mặt với lạm phát tăng cao do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây ra khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Ngân hàng phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến cho càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của ngân hàng. Vì thế các ngân hàng trở nên chặt chẽ hơn trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ít, làm tăng chi phí cho ngân hàng. Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm ngăn chặn lạm phát bao gồm: tăng tỷ lệ bắt buộc; phát hành tín phiếu; tăng lãi suất; nới lõng biên độ tỷ giá để VNĐ tăng giá so với USD… Các công cụ này triễn khai nhằm thu hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Nhưng đồng thời, điều này cũng làm cho chi phí huy động của ngân hàng tăng cao.

Đến năm 2010, tình hình kinh tế vẫn diễn biến theo chiều hướng bất ổn,lạm phát vẫn tiếp tục diễn ra. Cho nên, dù vốn huy động của SHB Cần Thơ vẫn tăng nhưng chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động cũng tăng lên đáng kể, gấp 2,45 lần so với năm 2009.

Sau năm 2010, với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lõng chính sách tiền tệ và hổ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2010 đầu năm 2011. Lãi suất tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi NHNN bất ngờ cho phép các NHTM được áp dụng lãi suất thỏa thuận. Tình trạng lạm phát cao khiến cho không ít người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an

toàn cao hơn như USD, Vàng và Bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)