Tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 58 - 59)

Tài khoản này được khách hàng mở ra nhằm mục đích hưởng lãi, do đó thể hiện tính ổn định về thời gian và đòi hỏi mức trả lãi cao cho khách hàng mở tài khoản. Với sự ổn định của nguồn vốn này đã giúp cho ngân hàng tận dụng tối đa vào cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác mà không cần phải dự trữ quá nhiều.

Với đặc điển trên thì khách hàng sẽ chọn cách giử tiền có kỳ hạn để được hưởng lãi cao hơn. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu như sau: tỷ trọng của tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn luôn ở mức rất cao và tăng đều qua các năm lần lượt là 99,88%; 99,9%; 99,9%.

Về tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm (TGTK) không kỳ hạn đang có xu hướng giảm. Do tỷ trọng của TGTK không kỳ hạn chiếm một phần rất nhỏ nên sự tăng hay giảm của nó không ảnh hưởng nhiều đến biến động của tổng TGTK. Năm 2010 TGTK tăng 44.027 triệu đồng, tương ứng tăng 5,78% so với năm 2009. Năm 2011, TGTK tăng 1.891 triệu đồng, tương ứng tăng 0,23% so với năm 2010.

TGTK chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, là nguồn thu nhập của chính khách hàng gửi tiền nên nó tương đối ổn định qua các năm. TGTK tăng lên phản ánh mức sống người dân ngày càng được nâng cao, nền kinh tế phát triễn và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Sự gia tăng của TGTK là do ngân hàng đã có nhiều chính sách và điều chỉnh lãi suất hợp lý và cạnh tranh so với các NHTM khác, đưa ra nhiều kỳ hạn cũng như lãi suất tiền gửi, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi tư phía dân cư. Có được kết quả như thế là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt của ban giám đốc; sự nổ lực của cán bộ, nhân viên góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt như hiện nay.

Tiền gửi của dân cư là nguồn vốn tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Đồng thời, nó lại mang tính ổn định lâu dài nên Ngân hàng cần tiếp tục đưa ra các chiến lược để khai thác nguồn vốn đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu “ Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ ” (Trang 58 - 59)