0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa cảm thụ văn học và dạy

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 5 THÔNG QUA DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN (Trang 51 -51 )

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa cảm thụ văn học và dạy

dạy học văn miêu tả

Việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5, phải thống nhất giữa nội dung CTVH và dạy học văn miêu tả. Dạy học văn miêu tả là điều kiện để nâng cao năng lực CTVH cho học sinh, đồng thời CTVH là yếu tố giúp học sinh quan sát tinh tế và sâu sắc hơn.

3.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thơng qua dạy học Tập làm văn miêu tả

3.2.1. Biện pháp xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng cĩ sáng tạo

Khoa học nghiên cứu phương pháp dạy học Tiếng Việt đã được hình thành trên cơ sở ứng dụng thành tựu của các khoa học liên ngành như: Tâm lý học, lịch sử Văn học nghệ thuật, tâm lý sáng tạo văn học nghệ thuật, lý thuyết cảm thụ và tiếp nhận văn học, tâm lý học hoạt động của học sinh…Vấn đề liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật sáng tạo nĩi chung thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học sư phạm, cĩ lẽ trước hết nĩ cĩ mối quan hệ đặc biệt sâu sắc với hoạt động học tập của học sinh.

Cĩ thể nĩi rằng, liên tưởng và tượng tượng cĩ một vai trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động tiếp nhận và cảm thụ văn học, liên tưởng là đầu mối của mọi rung động thẩm mỹ, liên tưởng khơng những lĩnh hội nắm bắt được giá trị bên trong của đối tượng miêu tả, mà cịn mở rộng, đào sâu, hướng cho nĩ phát triển đến mức hồn hảo. Cịn tưởng tượng như là chiếc cầu nối giữa người đọc và người viết, giữa người quan sát và đối tượng miêu tả, tưởng tượng nâng tâm hồn và suy nghĩ của người viết hịa mình với thế giới xung quanh, cĩ năng lực tưởng tượng sẽ mang đến sức sống mãnh liệt, sự phát triển hồn nhiền của các đối tượng mình miêu tả. Nhờ cĩ sự tưởng tượng và liên tưởng đã tạo nên tiếng nĩi, hơi thở, nhịp đập, tâm hồn cĩ sức quyến rũ của những sự vật xung quanh. Vì vậy mà năng lực liên tưởng, tưởng tượng được xem như là biểu hiện và dấu hiệu đặc trưng của năng lực CTVH.

Mặt khác, liên tưởng và tưởng tượng được coi là những phẩm chất tâm lý trong hoạt động cảm thụ văn học. Năng lực cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của quá trình tâm lý, quá trình nhận thức đặc biệt là quá trình tư duy và ngơn ngữ. Hơn nữa, liên tưởng và tưởng tượng cũng là đặc trưng để xác nhận quá trình nhận thức của cá nhân. CTVH là hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của học sinh. Bởi vì khi quan sát cũng phải huy động thao tác liên tưởng, khi viết cũng phải liên tưởng, tái hiện, phải hồi ức và tưởng tượng lại những gì đã nắm bắt được, đĩ như là chất liệu để người viết viết lên được những gì mình quan sát thấy. Sức hoạt động của hồi ức, liên tưởng mạnh bao nhiêu thì thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc và nhạy bén bấy nhiêu, về một phương diện khác, liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo cịn là một năng lực chủ quan, một hình thức phát triển tự thân, bởi vì trong quá trình quan sát và nắm bắt đối tượng học sinh thu nhận được những kiến thức bằng con đường tự khám phá và đĩ là kiến thức vững chắc và đáng tin cậy nhất.

Sử dụng thao tác liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học văn miêu tả sẽ gĩp phần nâng cao được năng lực cảm thụ văn học, bởi vì chính sự liên tưởng và tưởng tượng đã đưa các sự vật và hiện tượng trở nên đẹp hơn, uyển chuyển hơn. Mọi đối tượng miêu tả trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn, tạo hình hài và sức sống cho nĩ. Hơn nữa liên tưởng và tưởng tượng cịn là kết nối, xâu chuỗi các sự vật hiện tượng lại với nhau một cách tự nhiên. Ví dụ trong bài tập đọc “Sắc màu em yêu” (Lớp 5 tập 1)

Em yêu màu đỏ Giọt máu trong tim Lá cờ tổ quốc

Khăn quàng đội viên Em yêu màu xanh Đồng bằng rừng núi Biển đầy cá tơm Bầu trời cao vợi Em yêu màu vàng Lúa đồng chín rộ Hoa cúc mùa thu Nắng trời rực rỡ Em yêu màu nâu Áo mẹ sờn bạc Đất đai cần cù Của rừng bát ngát

Em yêu màu trắng Trang giấy tuổi thơ Đĩa hoa hồng bạch Mái tĩc của bà Em yêu màu đen Hịn than ĩng ánh Đơi mắt bé ngoan Màn đêm yên tĩnh Em yêu màu tím Hoa cà, hoa sim Chiếc khăn của chị Nét mực chữ em Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan Em yêu tất cả

Sắc màu Việt Nam

Nhờ cĩ sự liên tưởng và tưởng tượng tinh tế và cảm xúc sâu lắng, mặc dù khi cịn nhỏ tuổi nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cĩ những vần thơ làm xúc động lịng người:

Đến thăm em, các anh chúc làm thơ Gĩc sân nhỏ bỗng thành nơi tạm biệt Em biết lúc này, giặc Mỹ đang đốt giết Những bé thơ cùng với các đồ chơi

Những mái nhà tranh cùng với tiếng chim vui Những cánh rừng xanh cùng với vầng trăng bạc.

(Trần Đăng Khoa)

Như vậy, cĩ thể nĩi rằng, liên tưởng và tưởng tượng là bước đầu hình thành năng lực CTVH. Vì vậy mà trong quá trình hướng dẫn học sinh quan sát cần phải sử dụng hệ thống câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo. Câu hỏi phát huy liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật là một bộ phận trong hệ thống trong các câu hỏi sáng tạo của quá trình dạy học văn miêu tả, đĩ là những câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào mục đích khai thác phát hiện của đối tượng miêu tả.

Nêu câu hỏi cho học sinh trong quá trình quan sát cĩ ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nĩi cách khác là mở ra tình huống cĩ vấn đề, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu nhận thức. Các câu hỏi nĩi chung và các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nĩi riêng khơng chỉ thể hiện được từng bước phát hiện, khái thác giá trị nghệ thuật của đối tượng miêu tả mà cịn nắm bắt được quy luật phát triển của đối tượng.

Các câu hỏi phải thể hiện được tính Lơgíc kiến thức, tiến trình lĩnh hội được đối tượng miêu tả và khả năng sáng tạo trong hoạt động sáng tác, tiếp nhận thẩm mỹ và CTVH.

Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 qua dạy học văn miêu tả nhằm phát huy liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm bắt được đối tượng miêu tả đầy đủ hơn. Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi này nhằm mục đích khai thác giá trị nghệ thuật của đối tượng miêu tả. Các câu hỏi yêu cầu liên tưởng và tưởng tượng khơng chỉ từng bước phát hiện mà cịn là khả năng sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học ở học sinh. Vì vậy, trong lúc hướng dẫn học sinh miêu tả, giáo viên cần phải sử dụng hệ thống câu hỏi bao gồm các dạng sau:

- Câu hỏi phát hiện - Câu hỏi phân tích - Câu hỏi so sánh

- Câu hỏi khái quát và tranh luận - Câu hỏi vận dụng kiến thức

- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng và tưởng tượng

Tuy nhiên, giáo viên phải sử dụng một cách hài hịa các dạng câu hỏi trên mới tạo điều kiện cho các em hiểu và trả lời được.

Ví dụ: Tiết miêu tả cây cối ở lớp 5, để yêu cầu học sinh tả cây Phượng, chúng ta cĩ thể sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:

1. Em hãy nêu nhận xét của mình lúc đứng xa và đứng gần quan sát cây Phượng? (Từ xa nhìn lại, cây Phượng như một cây Nấm khổng lồ, xịe tán che kín cả một gĩc sân, lúc đứng gần càng cảm nhận được bầu khơng khí mát mẻ tỏa ra từ cây Phượng).

2. Nhìn phía ngồi của cây Phượng, em liên tưởng đến sự phát triển của nĩ như thế nào? (Ngồi thân cây là một lớp da xù xì, nham nhám màu bạc thếch, nhưng ở bên trong cây là một dịng nhựa trắng tỏa khắp nơi tạo nguồn sinh lực dồi dào cho hoa lá cành).

3. Buổi sáng và buổi trưa, hoa và lá Phượng cĩ đặc điểm gì? (Buổi sáng lá Phượng xanh mướt, hoa đỏ tươi. Cịn buổi trưa, lá xanh biêng biếc, năm cánh hoa đỏ thắm rực rỡ).

4. Vào các mùa Phượng thay đổi như thế nào? (Mùa xuân Phượng căng đầy nhựa sống, nhú lên từ khắp thân cành những chồi non mơn mởn, mùa hạ Phượng đỏ rực những chùm hoa tươi thắm, báo hiệu một mùa hè sắp đến)

5. Khi nắng lên hoa Phượng và lá Phượng cĩ những thay đổi như thế nào? (Càng nắng lá Phượng như thu hết những ánh nắng, chỉ cịn lại sự im mát cho các em vui chơi, hoa Phượng lại càng thêm thắm tươi, đỏ rực cả một khung trời đẹp đẽ).

Khi sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng phải xuyên thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi, thể hiện được mối giao cảm giữa người quan sát và đối tượng miêu tả bằng những câu hỏi như sau:

- Liên tưởng được mối liên hệ giữa bản thân và đối tượng miêu tả Tình cảm của em đối với cây Phượng như thế nào?

- Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật

- Tưởng tượng về các khả năng phát triển của đối tượng miêu tả

Em thử tưởng tượng sau một thời gian nữa, cây Phượng trước sân trường sẽ phát triển ra sao?

- Tưởng tượng tâm trạng của bản thân khi lựa chọn một chi tiết nghệ thuật hay một số hình ảnh tiêu biểu của đối tượng miêu tả.

Em thích nhất cây Phượng vì lí do gì?

Mỗi khi mùa Phượng đến tâm trạng của em ra sao?

Muốn hướng dẫn học sinh quan sát nắm bắt được các chi tiết nghệ thuật ở đối tượng miêu tả, giáo viên khơng thể tách riêng các câu hỏi cĩ yêu cầu liên

tưởng, tưởng tượng trong lúc quan sát. Để nhằm phát huy ưu điểm của các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng cần thực hiện một chuỗi cơng việc liên hồn từ dẫn dắt vấn đề, gợi mở giúp học sinh phát hiện, yêu cầu học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…theo mạch tư duy lơgíc cùng với việc khai thác các câu trả lời của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại các nội dung trên sao cho phù hợp để thể hiện được sự cảm nhận các giá trị nghệ thuật.

Cĩ thể nĩi rằng biện pháp xây dựng câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả cĩ thể gĩp phần làm phong phú thêm, sâu sắc hơn hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh.

3.2.2. Trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả

Văn học là loại hình nghệ thuật lấy ngơn từ làm phương tiện thể hiện hay văn học là nghệ thuật sử dụng ngơn từ và ngơn từ là vật liệu chủ yếu của tác phẩm văn học. Vì vậy mà các nhà văn đã rất coi trọng việc dùng từ. L.Tonxtoi cho rằng: “nhà văn là nghệ sỹ của từ”. MacximGorki thì lại nĩi “ngơn ngữ là

yếu tố thứ nhất của văn học”. V.Huygo cĩ một nhận xét rất tinh tế: “mỗi từ là một sinh vật sống mà những ngĩn tay của nhà văn vừa viết nĩ vừa run”.

Chúng ta biết rằng, văn miêu tả cũng là một loại hình sáng tác nghệ thuật, như thế văn miêu tả là dùng lời văn cĩ hình ảnh để làm hiện ra, vẽ ra trước mắt người đọc, người nghe bức tranh cụ thể với cảm xúc sâu sắc về một đối tượng (đồ vật, cây cối, lồi vật, con người…) Vì thế, để thể hiện được khả năng quan sát của mình học sinh phải sử dụng các từ gợi tả, dùng các từ giàu hình ảnh, âm thanh mới cĩ thể phơ diễn được hết vẻ đẹp của các sự vật được miêu tả.

Đối với học sinh tiểu học, vốn sống của các em cịn hạn chế, vốn từ của các em chưa nhiều, các em cĩ thể thấy đẹp, rất thích, nhưng yêu cầu diễn tả lại thì chưa cĩ khả năng nĩi hết được đĩ là do các em chưa cĩ một vốn từ đầy đủ. Vì vậy, trau dồi vốn từ cho học sinh là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong dạy học văn miêu tả. Đây chính là cung cấp thêm cho các em “vật liệu” để các em “xây dựng” nên một bài văn. Cĩ vốn từ, các em miêu tả sự vật hiện tượng đầy đủ hơn, sinh động hơn, diễn đạt được tâm trạng, cảm xúc của mình khi miêu tả đối tượng.

Từ gợi tả cĩ tác dụng khơi gợi được cảm xúc, phát huy được khả năng liên tưởng, tưởng tượng, nếu sử dụng hợp lí sẽ thể hiện được khả năng quan sảt tinh tế hơn. Mặt khác, từ gợi tả kết hợp với cách sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hố, các từ tượng thanh, tượng hình thì khi miêu tả người, sự vật, đồ vật sẽ trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn. Biết sử dụng từ ngữ gợi tả phù hợp để làm văn miêu tả là từng bước nâng cao được khả năng cảm nhận, khả năng cảm thụ văn học sâu sẳc hơn.

Qua thực tế tìm hiểu nội dung chương trình phân mơn Tập làm văn lớp 4- 5 hiện hành, chúng tơi xây dưng bản văn liệu cung cấp vốn từ gợi tả trong văn tả người cho học sinh. Bảng văn liệu này là một ví dụ cụ thể cho việc xây dựng các bảng văn liệu khác trong văn tả cảnh, tả đồ vật, con vật… Bảng văn liệu này sẽ cung cấp cho học sinh một số lượng từ ngữ tương đối phong phú, giúp các em vận dụng để nâng cao khả năng miêu tả, khả năng diễn đạt, tâm tư tình cảm của mình đối với những người xung quanh. Những từ gợi tả trong bảng văn liệu gắn với thực tế quan sát, nĩ thể hiện được các mức độ cảm xúc, sử dụng hợp lý sẽ nâng cao khả năng cảm thụ sâu sắc hơn.

Bảng 7: Bảng văn liệu từ gợi tả trong văn tả người

I. HÌNH DÁNG Thành ngữ

A. Tả bao quát

1. Tuổi tác

- Khoảng mười tuổi, xấp xỉ mười tuổi, độ chừng mười tuổi, áng chừng mười tuổi, chưa đầy mười tuổi, trạc độ mười tuổi.

- Trẻ măng, trẻ trung, non trẻ, búng ra sữa.

- Già lão, già nua, già cả, già dặn, già khọm, già khụ, già yếu.

Tuổi hoa, tuổi thơ, tuổi hồng 2. Tầm vĩc - To lớn, to to, to tướng, mập mạp, bụ bẫm, trịn trĩnh, mập ú, béo phệ, béo tốt, béo nung núc, vạm vỡ, đồ sộ, khổng lồ, to kềnh.

- Cao cao, cao lớn, cao ráo, cao nhịng, cao nghều, cao lêu nghêu, tầm thước, dong dõng, lực lưỡng, cường tráng.

- Nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ bé, nhỏ thĩ, nhỏ xíu, be bé, bé hạt tiêu, bé bỏng, tý hon, tí xíu, roi roi, choai choai, thâm thấp, thấp lùn, lùn tịt, lùn tè,

Gầy cịm, gầy đét, gầy gị, gầy guộc, gầy nhom, gầy yếu, ốm yếu, xương xương, mảnh mai, mảnh dẻ, mảnh khảnh, tiều tuỵ, vàng võ.

To như gấu, oai như hùm, dữ như cọp

Cao như sếu, thấp như vịt

Nhỏ như chim chích

3.Dáng điệu Đường hồng, chững chạc, chậm rãi, khoan thai, nhanh nhẹn, nghiêm nghị,

Yểu điệu thục nữ

nghiêm khang, hùng dũng, tháo vát, hăng say, hăng hái, duyên dáng, yểu điệu, tự nhiên, bình thản, oai phong, hiên ngang.

Chậm chạp, thờ thẫn, uể oải, mệt nhọc, nặng nhọc, lúng túng, hấp tấp, láu táu, luýnh quýnh hí hửng, bẻn lẽn, ngượng nghịu, bỡ ngỡ, uốn éo, điệu đà.

Nhanh như sĩc Đủng đỉnh như chỉnh trơi sơng

4. Cách ăn mặc

- Chỉnh tề, tươm tất, kín đáo, gọn gàng, sạch sẽ, lành lặn, giản dị, đơn sơ, thướt tha, thời trang.

- Xốc xếch, luộm thuộm, lùng thụng, dơ dáy, bẩn thỉu, bĩ sát, diêm dúa, loè loẹt, kiểu cách.

Quần áo : mới tinh, mới toanh, mới nguyên, trắng tinh, thẳng nếp, ngay ngắn, thơm tho, thơm phức, thơm nức. Cũ kĩ, rách mèm, cũ rích, rách rới, nhàu

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 5 THÔNG QUA DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN (Trang 51 -51 )

×