Những thay đổi trong kiến trúc nhà cửa, làng bản

Một phần của tài liệu Biến đổi đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc thái ở huyện anh sơn (tỉnh nghệ an) từ 1963 đến 2008 (Trang 91 - 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Những thay đổi trong kiến trúc nhà cửa, làng bản

Làng bản: Làng bản ngời Thái trớc đây thờng tập trung ở trên đồi ở đầu nguồn các khe suối lớn nh đã trình bày ở chơng I.

Nhng hiện nay họ đã định c một nơi không còn sống du canh du c nữa thậm chí còn sống xen kẽ lẫn với ngời Kinh. Mỗi bản hiện nay không chỉ có từ 30 - 40 nóc nhà mà có những bản lên tới 100 nóc nhà, nh ở bản Vĩnh Kim, Bản Bộng đặc biệt từ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Anh Sơn nhiệm kỳ 1963-1968 đã nêu lên các chủ trơng, biện pháp để vận động đồng bào định c, xoá bỏ tập tục du canh, du c phát rừng làm rẫy [32, 8].

Hiện nay đồng bào dân tộc Thái sống tập trung ở 8 xã với 18 bản, với chính sách mới của huyện đồng bào đã chọn nơi định canh cố định xây dựng nhà cửa kiên cố có quy hoạch theo từng xã. Nhà của đồng bào không định canh ở gần khe suối, mà còn đợc xây dựng ở vùng bán sơn địa, vùng đồi núi thấp.

Nhà cửa: Trớc đây nói đến đồng bào dân tộc thiểu số là ngời ta nghĩ ngay đến nhà sàn còn bây giờ do điều kiện quỹ đất đai ngày càng hạn hẹp, rừng bị tàn phá nhiều, thiên tai địch hoạ liên tiếp diễn ra nên nhà nớc đã ban bố các lệnh cấm phá rừng vì thế việc khai thác gỗ gặp nhiều khó khăn nên phần lớn đồng bào ngời Thái đã chuyển sang ở nhà ngói mới xây trệt theo kiểu ngời Kinh để tiện cho sinh hoạt. Qua khảo sát hầu hết tất cả các bản nh: bản Khe Trằng Thợng, Khe Trằng Hạ, bản Cao Vều, Bản Vĩnh Kim thì hiện nay số dân bản chiếm ở nhà trệt chiếm tỷ lệ lớn.

Theo thống kê ở bản Vĩnh Kim hiện nay chỉ còn lại 10 sàn/ 130 hộ bản Làng Bộng chỉ còn 40 nhà sàn/180 hộ, Bản Khe Trằng chỉ có 30/ 70 hộ. Trong số nhà sàn đó thì số nhà sàn truyền thống chiếm tỷ lệ rất thấp.

Vật liệu: Vật liệu để làm nhà sàn gồm hiện nay chủ yếu là: gỗ các loại, tre, mét, ngói, ngói cừa, mái tôn... Để làm một ngôi nhà đồng bào ngời Thái th- ờng chuẩn bị trong rất nhiều năm.

- Dụng cụ: Thông thờng là rìu, ca, đục, dao, búa, kê dây, bào.

- Dựng nhà: Đối với ngời Thái việc dựng một ngôi nhà ở đâu rất quan trọng, tuy nhiên ngày nay việc ấy không còn do họ quyết định nữa nhất là trong cuộc sống định c hiện nay, quỹ đất hạn hẹp song cũng chính vì thế mà việc chọn vị trí ngôi nhà trở nên hết sức quan trọng. Bởi ngôi nhà đối với họ không chỉ là nơi quần tụ của gia đình, mà còn là nơi sinh sống của nhiều thế hệ ngời Thái trong một ngôi nhà đó. Do vậy mà kiến trúc nhà, chất lợng vật liệu làm nhà đợc họ rất quan tâm.

Để dựng nhà họ phải chọn giờ tốt, ngày tốt làm các lễ cúng bái tổ tiên. Nhà sàn của ngời Thái ngày nay từ 1986 -2008 vẫn đợc cấu tạo chia thành 3 gian nh trớc gọi là gian 1, gian 2, gian3.

Song cách cấu trúc của nhà đổi khác theo đời sống mới thể hiện qua sơ đồ cấu trúc nh sau:

1. Vẫn là nơi đặt bàn thờ tổ tiên 2. Nơi đặt gờng chiếu để ngủ 3. Buồng ngủ cho con cái 4. Cầu thang

5. Chỗ ra vào.

Khác nữa đó là trớc đây lợp mái nhà bằng lá thì bây giờ lợp ngói đỏ, cột trớc đây cột chôn thì bây giờ cột kê có chiều cao từ 4 - 5m. Các mối liên kết chủ yếu dựa vào các mộc nhân tạo. Trớc đây thờng là loại nhà nửa kèo nửa cột ngày nay giữa kèo cột đã có sự tách rời riêng biệt. Nhà có 2 tầng trớc đây thờng tầng trên cách tầng dới 1 -5m, thế nay khoảng cách từ 3 - 4m. Tầng trên vẫn là nơi sinh hoạt của ngời nhng tầng dới không còn là nơi ở của gia súc, gia cầm nữa mà có thể là nơi để cất các dụng cụ lao động hoặc khung dệt vải, cầu thanh

lên sàn trớc đây thờng là 2 cầu thang thì nay chỉ một cầu thang đi dọc theo sàn nhà.

Trong nhà không còn sự phân biệt rõ ràng giữa nam và nữ thể hiện rõ nhất là mỗi nhà chỉ có một cái bếp ở gian trong, không còn gian bếp giành cho nam giới nữa.

Nhà sàn mới bây giờ thờng 3 gian, vẫn thờ 2 loại mà là ma làng và ma xó. Trong nhà vẫn đợc chia làm các buồng nh xa song không còn mang nặng tính cổ truyền. Ví dụ ngày nay ngời Thái có thể trong 1 gian có cả bố mẹ và con cái ngủ cùng...

Trớc 1985 thông thờng ngời Thái có tục cấm triệt ngời lạ vào các phòng riêng nếu không đợc chính chủ nhân mời vào song ngày nay tục lệ đó có phần mờ nhạt, khách đến nhà ngời Thái vẫn có thể ăn ngủ bình thờng cùng với họ.

Trớc đây họ còn có tục khách không đợc ngủ dọc theo đòn dông của nhà, không đợc mắc màn màu trắng nhng ngày nay ngời ta có thể nằm theo ý thích và trong điều kiện nền kinh tế thị trờng hiện nay đang xam nhập sâu vào mọi mặt của đồng baò ngời Thái thì màn của họ không chỉ là màu trắng và còn có hoa văn rất đẹp.

Sàn nhà vẫn làm bằng ván, mái nhà lợp ngói hoặc Prô không còn lợp tranh nh trớc đây nữa, các mái nhà hiện có lan can và hoa văn rất đẹp. Vẫn còn thiết kế chạn bếp để làm kho chứa ngũ cốc, nhng ngày nay ngời Thái vẫn dùng các vật dụng mua bán trao đổi nh thùng Phi, thùng nhôm, sập gụ để đựng thóc lúa tránh gián, chuột, mối mọt,...

Bếp trên nhà sàn ngời Thái gần nh lúc nào cũng đỏ lửa. Song từ những năm 90 lại nay do nạn chặt phá rng gỗ khan hiếm nên việc tìm đủ gỗ để làm một nhà sàn nh vậy là rất tốn kém đòi hỏi nhiều thời gian, nên hiện nay đa số đồng bào dân tộc Thái chủ yếu dùng nhà gạch.

Cách bài trí cũng có các loại bàn thờ giống nh nhà sàn nhng không có các phòng riêng biệt nữa.

Theo thống kê số lợng nhà sàn ngời Thái năm 1963 và năm 2000 nh sau: Tên bản Nhà sàn cũ Nhà sàn mới Nhà trệt % Bản ồ ồ 5 17 72 Bản Cao Vêu 4 12 38 Bản Bộng 6 34 101 Bản khe trằng 6 36 45 Bản Kẻ may 1 7 70

(Nguồn: UBND huyện, phòng Dân tộc huyện-Tài liệu lu tại phòng Dân tộc)

Câu trúc nhà ở thay đổi, kéo theo cả những thay đổi trong nếp nghĩ, phong tục thờ cúng, cách bài trí bàn thờ, để bếp lửa truyền thống. Chẳng hạn tr- ớc đây 100% hộ gia đình ngời Thái có một bếp lửa đun củi ngay gian nhà giữa để vừa nấu nớng, vừa sởi ấm vào mùa đông, nhng bây giờ 100% hộ gia đình ng- ời Thái dùng kiềng 3 chân, bếp lửa đa xuống nhà ngang. Từ năm 2005 đến nay số hộ gia đình ngời Thái dùng bếp ga tăng nhanh, chiếm tỷ lệ 30-40%. Hoặc cách bố trí cầu thang của nhà sàn cũng có nhiều thay đổi so với nhà sàn truyền thống …

Một phần của tài liệu Biến đổi đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc thái ở huyện anh sơn (tỉnh nghệ an) từ 1963 đến 2008 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w