Không gian cô lập tách biệt

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 84 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.1. Không gian cô lập tách biệt

Mỗi nhân vật trong Rừng Nauy và Biên niên ký chim vặn dây cót là một ốc đảo nhỏ cô đơn trên biển cả cuộc đời đầy bão táp. ở đó mỗi con ngời sở hữu một thế giới tinh thần với những nỗi đau và hoài ức của riêng mình. Khi rơi vào nỗi cô đơn cùng cực, khao khát nhng vô vọng, đau đớn do những ám ảnh nhức nhối trong quá khứ, thất bại trong cuộc hành trình hóa giải bi kịch đời mình họ tự tạo dựng một bức tờng ngăn cách với thế giới lựa chọn cho mình một không gian hoàn toàn cô lập với thế giới xung quanh thu mình trong cái tôi nội cảm.

Trong tiểu thuyết H.Murakami, cảnh tập nập, ồn ào của không gian - xã hội chỉ lớt nhanh qua tâm trí ngời đọc, Hanki cũng không dụng công miêu tả không gian sinh hoạt trong những gia đình đầm ấm và sung túc, ông lựa chọn cho nhân vật bi kịch của mình những không gian riêng, cô lập với thế giới: những căn phòng nhỏ tăm tối, không gian ở ngoại ô thành phố, những nơi hẻo lánh xa xôi…

Hình ảnh những căn phòng khép kín cô độc chính là sự hiện diện chủ yếu của dạng thức không gian này. Tách khỏi không gian rộng lớn, bụi bặm thành phố, trốn chạy số phận bản thân mình, lìa xa gia đình, Naoko lựa chọn một “căn phòng vùng ven đô thôn dã phía Tây Tokyo. Căn phòng nhỏ gọn gàng và thiếu r- ờm rà tới mức chỉ có mấy đôi tất phơi ở phía góc phòng gần cửa sổ là cho thấy một cô gái đang sống ở đó”. Ngời chọn không gian này để không ai có thể tìm ra mình: “Bởi vì những ngời ở nhà sẽ không ai tìm đến đây. Ai cũng nghĩ mình phải ở một chỗ nào đó sành điệu hơn”. Đóng chặt cánh cửa cuộc đời không tiếp xúc với ngoại giới, Naoko ôm ấp và gặm nhấm nỗi đau của riêng cô. Trong cái đêm tháng sinh nhật lần thứ 20 đó, không gian căn phòng tràn ngập một nỗi đau đớn một ám ảnh của quá khứ trở thành căn phòng của hồi ức. Chính vì ở trong căn phòng ấy nên Naoko cảm nhận thấm thía và sâu sắc nỗi cô đơn, sự ám ảnh uẩn ức đang trào dần ra bủa vây lấy cơ thể mình. Cảm giác cô độc lạnh lẽo vì vậy càng thấu suốt, càng tái tê.

Căn phòng Toru cũng là một phiên bản thứ hai của không gian cô độc. Nó ở “mãi ngoại ô Kichijoj”, “một ngôi nhà độc lập hẳn hoi và nó đứng một mình trong góc của một khu đất rộng rãi, cách khu nhà chính một dãy vờn bỏ hoang [16, 436]. Giữa sự hoang vu và cô độc kỳ lạ ấy của không gian - căn phòng nh chỉ dành cho những chiêm nghiệm riêng của cậu: “Căn phòng tôi dành riêng cho Naoko và trong ký ức đều đã đóng cửa cài then, đồ đạc phủ vải trắng, bậu cửa sổ phủ đầy bụi”, “phần lớn thời gian trong ngày tôi ở tụt trong căn phòng ấy” [16, 499]. Đóng chặt cửa hay chính là khép lại tâm hồn mình để chiều chiều lại nhìn thiên nhiên chìm dần trong bóng tối, cảm giác trống rỗng, cô đơn và cảm thức về sự tàn tạ của cuộc sống, sự xói mòn trong con ngời ngày càng trở nên sâu sắc.

Căn phòng của Midori là căn phòng ảm đạm và chứa đầy bóng tối nh chính cuộc đời cô: “Bên trong cửa hàng tối om. Tôi lần mò tìm đờng vào tới chân cầu thang ở phía sau Nội thất ngôi nhà tối và ảm đạm. Đó là một gian… phòng có ánh sáng lờ mờ lọt vào từ cửa sổ” [16, 138]. Đó cũng là một căn phòng lặng im, đơn độc và lãnh lẽo: “Mùi giấy cũ tràn ngập cửa hàng tối om khiến cảm giác lạnh lẽo trống rỗng khi lần đầu tiên tôi đến đây lại càng thêm sâu sắc. Nơi này giống một cái vỏ tàu hoang phế ngoài biển”. Ngôi nhà hay chính cõi lòng cô đang mốc lên, rỉ ra và lạnh lẽo, tù túng?

Căn phòng của Kasahara và gia đình Toru Okada cũng là một không gian hoang sơ và cô độc, cuộc sống thu lại vào những sinh hoạt gia đình trong căn nhà ấy. Ngôi nhà hoang bí ẩn cũng gợi cho ngời ta cảm nhận rất đặc biệt về một ám ảnh siêu hình nào đó. “Đó là một căn nhà hai tầng trông cũng mới, nhng mấy cánh cửa chớp bằng gỗ trông lại quá cũ kỹ, chấn song bên ngoài các cửa sổ trên tầng hai phủ đầy gỉ sét ”. Căn nhà bí ẩn đó chính là sự ẩn tàng cho những bí ẩn… của cuộc sống, đó là nơi chứa cái giếng thần kỳ để Tom khám phá cuộc sống, cũng là nơi anh thực hiện sứ mệnh sửa chữa sự méo mó cho mọi ngời.

H.Murakami hết sức tài tình khi miêu tả những không gian cô lập phù hợp với bi kịch và tính cách của từng nhân vật. “Không gian cô độc” trong tác phẩm là không gian giàu ý nghĩa vừa là nơi để con ngời sống, sinh hoạt, vừa là nơi

dung chứa những nỗi đau, nỗi cô đơn trong bi kịch con ngời. Không gian cô đơn dàn trải khắp nơi nh chính nỗi cô đơn bàng bạc đang bao trìm cả thiên truyện.

Tiêu biểu nhất cho không gian tách biệt ấy là nhà nghỉ Ami. Nằm ở ngoại ô thành phố nhà nghỉ là sự đối lập hoàn toàn với xã hội văn minh xô bồ, ồn ào d- ới thành phố. “Nơi tôi xuống xe không có gì hết, không nhà, không ruộng, chỉ có một cái biển đánh dấu trạm đỗ xe, một con suối nhỏ và bắt đầu của lối mòn. Con suối chảy dọc theo mép trái của lối mòn” [16, 182]. Những bãi cỏ xanh trải dài vô tận, tuyết phủ, rừng núi bao quanh Ami là một không gian hết sức đẹp và… yên bình. Nhng sự tách biệt của nó với thế giới khiến nó trở thành một ốc đảo đơn độc của những linh hồn cô độc. Nơi đây họ có cách thức sinh hoạt tập thể nh một mô hình “công xã thu nhỏ”, nguyên tắc sống của họ là hoàn toàn chân thực, cởi mở, cảm thông và “giúp đỡ lẫn nhau”. Nhng ở nơi đó họ vẫn là những thế giới riêng biệt và cô độc, tuyệt vọng. Không gian cô độc của Ami chính là biểu tợng đầy ám ảnh về sự cô đơn lạc lõng của con ngời trong cuộc sống hiện đại cũng nh khát vọng vợt thoát, trốn tránh của họ trớc nỗi đau của chính mình.

Hình ảnh cái giếng xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm tợng trng cho những khoảng không gian nhỏ bé, trống rỗng và ngập đầy bóng tối. Đó là khoảng không gian giàu tính biểu tợng thể hiện thế giới tinh thần đầy hỗn loạn và tăm tối của con ngời. Đáy giếng là khoảng không gian tách biệt hoàn toàn để ngời ta có dịp nhận thức rõ hơn về sự cô đơn của chính mình để ngời ta soi tỏ đ- ợc cái tôi bản ngã.

Có thể nói không gian cô lập, tách biệt là không gian xuất hiện phổ biến trong sáng tác H. Murakami nói chung, Rừng Nauy và Biên niên ký chim vặn

dây cót nói riêng trở thành một tiếng nói ngầm cho những nhức nhối trong bi

kịch con ngời hậu hiện đại.

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w