Giới thuyết bi kịch con ngời hậu hiện đại

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2 Giới thuyết bi kịch con ngời hậu hiện đại

“Bi kịch” trớc hết là tên một thể của loại hình kịch : “Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà đợc giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn diễn…

ra trong tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thờng chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy t và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng”[9, 18]. Nhân loại tìm thấy ở các tác phẩm bi kịch những gì khủng khiếp mà cái ác có thể gieo rắc áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trớc sức mạnh tàn bạo của nó. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật thờng có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con ngời. Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính ngời ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống và cái bất tử cộng đồng.

Trong tiến trình phát triển của văn học, thời hiện đại khái niệm “bi kịch” còn đợc phát triển theo chiều hớng khác thể hiện một trạng huống tâm lí, đặc điểm tính chất của số phận, của thời đại. Đó là sự bất mãn đau đớn thậm chí mất mát của con ngời trong cuộc đời mâu thuẫn, phức tạp: mâu thuẫn thời đại của những yếu tố phát triển và yếu tố kìm hãm sự phát triển của xã hội. Mâu thuẫn những phạm trù đối lập bên trong con ngời, mâu thuẫn của con ngời và thực tại môi trờng xung quanh.

Bi kịch thân phận con ngời và thời đại đã trở thành vấn đề trung tâm xuyên suốt các sáng tác văn học hiện đại và hậu hiện đại. Đó là bi kịch của lời nguyền cô độc cho cả dòng họ trong Trăm năm cô đơn; bi kịch của con ngời cô đơn trên hành trình vô vọng kiếm tìm cái tôi đích thực, tìm kiếm cái đẹp quá khứ đã mất trong tiểu thuyết Kawabata; bi kịch của nỗi ám ảnh quá khứ, lạc lõng trong hiện tại của con ngời thời hậu chiến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975; bi kịch của cái tôi thơ mới trong hành trình khẳng định mình và tìm kiếm con đ- ờng giải thoát Bi kịch trong văn học đ… ợc thể hiện nhiều dạng thức và cung bậc khác nhau. Mỗi thời đại mỗi thế hệ mang trong mình những bi kịch khác nhau nhng tất cả đều đau đớn và nhức nhối.

Trong dòng chảy văn học Nhật Bản đơng đại Haruki Murakami là một trong những cây bút đi đầu tinh tế và dũng cảm trong việc đi sâu khai thác bi kịch con ngời hậu hiện đại. Ngồn ngộn trong các sáng tác của ông là những con ngời đầy bi kịch đang rên xiết quằn quại trong sự tuyệt vọng và nỗi cô đơn tới cùng cực, nỗi đau của những uẩn ức tinh thần, bóng ma quá khứ và những ám

ảnh siêu hình không thể giải toả đợc. Bằng tất cả sức sống và khát vọng của mình họ vơn lên dấn thân trên con đờng giải thoát bi kịch và kiếm tìm chân lí, khẳng định cái tôi nhng mãi mãi không tìm đợc đích đến. Lựa chọn cái chết- thể xác và tinh thần con ngời trong tiểu thuyết H.Murakami chấm dứt bi kịch cuộc đời mình theo một phơng cách đầy ám ảnh.

Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “con ngời hậu hiện đại” là vì: Thứ nhất con ngời trong hai thiên tiểu thuyết này đợc khắc hoạ bằng bút pháp hậu hiện đại của một nhà văn hậu hiện đại bậc thầy – H. Murakami. Thứ hai, dù con ngời đợc miêu tả ở đây là ngời Nhật Bản lấy bối cảnh là những năm 60, 80 thế kỉ XX – thời gian mà chủ nghĩa hậu hiện đại cha thực sự lan rộng ra toàn cầu nhng tâm thức hậu hiện đại đã in dấu ấn của nó một cách sâu sắc lên xã hội Nhật và con ngời Nhật bấy giờ. Thứ ba, đây là vấn đề có tính siêu thời gian: Bi kịch con ngời trong tiểu thuyết H.Murakami là một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối không chỉ của những năm 60, 80 trong bối cảnh tác phẩm, cũng không chỉ là thời gian khi nhà văn sáng tác mà vợt xa hơn thế nó là vấn đề của hôm nay và ngày mai, của cả xã hội hiện đại và hậu hiện đại, của nớc Nhật và của toàn thế giới.

Bi kịch con ngời hậu hiện đại chính là tâm điểm nhức nhối nhất đau đớn nhất trong tác phẩm H.Murakami. Qua đó ngời đọc không chỉ bị ám ảnh bởi những nỗi đau, nỗi buồn của Nhật Bản mà còn mang đến những thông điệp sống, thông điệp yêu có ý nghiã thời đại và nhân văn sâu sắc.

2.2 Những biểu hiện của bi kịch con ngời hậu hiện đại trong trong

Rừng NauyBiênniên kí chim vặn dây cót

Thế giới tinh thần là thế giới phức tạp và nhiều tầng bậc, cảm xúc và tâm trạng của con ngời là những đối tợng khó nắm bắt và phân tách rạch ròi. Bi kịch con ngời hậu hiện đại là tổng hoà, phức hợp của những nỗi đau bất khả giải trớc tác động của những xoay vần thời đại vì vậy phân tách những biểu hiện của nó mang tính chất tơng đối. Đọc tiểu thuuyết H. Murakami ngời đọc bị ám ảnh bởi nỗi đau bi kịch của con ngời: sự tuyệt vọng mất niềm tin vào tình yêu, lí tởng; nỗi cô đơn cùng cực, sự ám ảnh của nỗi đau quá khứ và cảm giác trống rỗng bất lực trớc sự méo mó của chính bản thân mình.

2.2.1 Sự đổ vỡ lí tởng, niềm tin

Là tấm gơng phản chiếu trung thành những nhức nhối và biến động thời đại, tiểu thuyết Haruki Murakami tái hiện cả một thế giới tinh thần phức tạp của đời sống trẻ Nhật Bản những năm cuối thế kỉ XX, cũng là của giới trẻ Nhật Bản hôm nay và tất cả các nớc trên thế giới. Cuộc khủng hoảng ấy không chỉ là sự đau đớn của linh hồn và thân xác phải vợt ngỡng ngây thơ mà còn là sự thất vọng lớn lao trớc những biến đổi “ngu xuẩn” của thời cuộc. Các tác phẩm gây ấn tợng về một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện về niềm tin, lí tởng. Nơi đó con ngời, tuổi trẻ đang bơ vơ lạc lõng không có điểm tựa cùng quá khứ, càng không biết định hớng trong tơng lai. Sự bất an trong cuộc sống đơng đại trở thành nỗi ám ảnh thờng trực con ngời quằn quại trong bi kịch tình yêu và thân phận với những câu hỏi đầy nhức nhối: Ta là ai trong cuộc đời này? Ta sống để làm gì? Ta phải sống nh thế nào? Ta sẽ đi về đâu? Mỗi câu hỏi là mỗi nhức nhối gắn với từng mảnh đời riêng của các nhân vật. Mỗi nhân vật mang một nỗi niềm, một uẩn ức riêng hòa chung vào trong bức chân dung bi kịch thời đại.

Kizuki sinh ra và trởng thành trong một gia đình giàu có, cha là một y sĩ nổi tiếng. Anh là ngời rất công bình chu đáo, có năng khiếu nói chuyện, “rất giỏi thủ những vai trung tâm”. Trong các cuộc nói chuyện “Cậu biết phân phát những lời nhận xét và đùa bỡn một cách công bằng cho cả Naoko và tôi, cẩn thận không để đứa nào cảm thấy bị bỏ rơi cậu biết cách theo dõi … và điều chỉnh không khí xung quanh từng giây một”. “Khi trò chuyện với Kizuki ta cảm thấy mình là con ngời thú vị với một cuộc sống đặc biệt thú vị” [16, 60]. Thế nhng một diễn giả thông minh và đầy năng lực nh thế lại không hớng tài năng của mình ra cuộc sống mênh mông bên ngoài, cậu không quảng giao mà thu mình lại trong quan hệ bộ ba bé nhỏ. Thông minh nên Kizuki dễ dàng nhận thấy sự đen bạc vô nghĩa và phi lý của xã hội và cũng nhận ra nỗi trống trải cố hữu trong lòng mình. Hiểu cuộc sống thất vọng vì cuộc sống Kizuki ra đi không để lại dòng tuyệt mệnh nào. Dờng nh đó là dấu chấm cuối cùng cho hàng loạt câu hỏi trong cuộc đời Kizuki- dấu chấm của sự ra đi đầy câm lặng.

Naoko là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm – hình tợng đầy ám ảnh về nỗi cô đơn và tuyệt vọng của con ngời. Nàng là một cô gái mảnh mai, yếu ớt từng bị dày vò bởi nhiều nỗi đau, mất mát trong cuộc đời. Cái chết của ngời chị gái và bạn trai đã khiến Naoko mắc phải một căn bệnh kì lạ - một dạng thức tâm thần lúc nào cũng sợ hãi, mất khả năng điều khiển mình. Nàng sống mà không biết mình đang sống, không biết mình sẽ đi về đâu. Kizuki ra đi nh lấy đi một phần con ngời nàng, sợi dây duy nhất kết nối nàng với cuộc sống bên ngoài đã đứt Naoko mất điểm tựa tình yêu, mất hết lí tởng. Nàng bỏ học, sống tại viện điều dỡng và kết thúc cuộc đời vô nghĩa của mình trong rừng sâu.

Nagasawa là một điển hình khác của giới trẻ Nhật Bản đại diện cho những con ngời nh lạc về từ một hành tinh xa lạ : quên quá khứ , quên gia đình, xa rời truyền thống, không lí tởng chỉ xem sự thỏa mãn những khát vọng riêng thú vui vật chất làm mục đích tối cao của cuộc đời. Nổi tiếng giàu có thông minh, Nagasawa đi học nh đi chơi, đợc toàn điểm tốt có khả năng sẽ trở thành một chính khách tầm cỡ và kế thừa bệnh viện lớn của cha trong tơng lai. ở Nagasawa có một phẩm chất tự nhiên nào đó hấp dẫn mọi ngời khiến mọi ngời phải tôn trọng mình, phải đi theo mình: “Hắn biết phải làm đầu đàn nh thế nào, biết đánh giá tình thế, biết ra những mệnh lệnh vừa chính xác lại lịch thiệp khiến ngời khác phải tuân thủ. Trên đầu hắn lơ lửng một vòng sáng tiết lộ quyền lực của hắn giống nh một vầng hào quang của thiên thần và chỉ nhìn thấy thế cũng đủ làm ngời ta khiếp sợ con ngời siêu việt này”[16,75]. Tởng nh cuộc đời của Nagasawa sẽ trải đầy hoa hồng thành công và hạnh phúc nhng ngay trong con ngời u việt đang đặt mình bên trên đời sống kia cũng ẩn tàng những bi kịch thân phận con ngời. Trong nhân cách của Nagasawa có những cái cực kì mâu thuẫn hắn rất tử tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi ngời nhng cũng có thể nhẫn tâm và đểu cáng không kém, hắn có ớc mơ nghiêm túc trở thành một chính khách nhng lại rất thích rợu, ham gái. “Hắn vừa là một đạo kinh hồn cao thợng tuyệt vời vừa là một hạng rác rởi cống rãnh vô phơng cứu chuộc. Hắn có thể vẫn xốc tới nh một vị lãnh tụ lạc quan trong khi chính con tim hắn đang khô héo giữa một đầm lầy cô độc” [16, 77] Hắn sống trong cõi địa ngục đặc biệt của riêng mình nhng không ai có thể

nhìn thấy những đau đớn của tâm hồn hắn trong chốn tối tăm, sâu thẳm ấy. Trong Nagasawa tồn tại hai con ngời đối lập luôn đấu tranh với nhau một bên là khao khát khẳng định mình, một bên là nỗi tuyệt vọng chán chờng trớc thực tại. Bằng trí thông minh và sự tinh tế của mình Nagasawa nhận thức đợc sự rối ren của đời sống, cậu ta không bao giờ thoả mãn với những gì mình đang có, thả mình vào những cuộc ăn chơi chác tác những cuộc “săn bò lạc” đầy sắc màu nhục dục không hẳn vì những ham muốn xác thịt mà với cậu đó là sự giải phóng năng lợng thừa, tận dụng những cơ may và là sự chốn chạy cuộc sống vô nghĩa lí bên ngoài.

Toru Wantanabe là hình tợng nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm kết nối và hiển hiện những mảnh đời khác nhau, những bi kịch số phận con ngời thông qua cuộc hành trình của mình. Cậu đang sống một cuộc đời tẻ nhạt không hiện tại, không tơng lai rời bỏ gia đình đi học xa để trốn tránh kí ức. Cuộc đời Toru Wantanabe luôn bị ám ảnh bởi những câu hỏi lớn: “Không biết mình đang ở đâu trong cái thế giới này?”[16, 63], “Tôi chẳng bao giờ biết chắc mình đang ở đâu” “Tôi lên mái nhà với chai whisky và tự hỏi không biết cuộc đời mình đang đi về đâu” [16, 98] Nó vang lên theo suốt chặng đ… ờng đời của Toru và cho tới tận cuối tác phẩm những câu hỏi hoang mang bất lực ấy vẫn tiếp tục vang lên khắc khoải hơn, day dứt hơn cắn sâu vào trái tim ngời đọc: “tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Tôi không biết một tý gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang l- ớt nhanh qua mắt tôi chỉ là những hình nhân đang bớc đi về nơi vô định nào chẳng biết. Tôi gọi Midori, gọi mãi từ giữa ổ lòng lặng ngắt của chốn vô định ấy” [16, 529]. Những dòng độc thoại nội tâm dày đặc của Toru Wantanabe đã mở ra thế giới phức tạp đầy sống gió và chất chứa nhiều nối đau của cậu.

Nếu Kizuki, Naoko đại diện cho lớp thanh niên rời bỏ cuộc sống bởi không tìm thấy niềm tin lí tởng thì Toru Wantanabe lại là đại diện cho lớp thanh niên tuy mất niềm tin lí tởng nhng còn bám trụ lại với cuộc đời để chiến đấu với nỗi đau của chính mình cố gắng mò mẫm trong bóng tối tìm ra con đờng đi cho tơng lai. Không giống nh những thanh niên háo hức vào đại học để thực hiện mơ ớc cuộc đời, Toru Wantanabe “Nộp đơn vào một trờng đại học ở Tokyo, một loại

trờng không phải học gì nhiều cũng thi vào đợc và đỗ mà chẳng thấy vui mừng gì hết” [16, 63] . Cậu đi học đại học chỉ để trốn chạy nỗi đau bản thân với quan điểm sống hết sức tiêu cực: “không coi chuyện gì ở đời là quan trọng nữa và thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân và tất cả mọi chuyện”. Với Toru ớc mơ khát vọng tơng lai là những thứ hết sức xa vời bởi bên trong cậu có một cục khí vón đặc một cách mơ hồ luôn ám ảnh. Cậu luôn đấu tranh chống lại thái độ coi trọng mọi sự ở đời, bi quan, tuyệt vọng và không tin vào giá trị của cuộc đời với cậu “coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lí”. Mắc kẹt trong mối mâu thuẫn nghẹt thở đó, luẩn quẩn không lối thoát Toru không thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời, không biết đi đâu về đâu.

Nhân vật trong Rừng Nauy đều là những con ngời trẻ tuổi, thông minh, tài năng, trung thực họ luôn khao khát đ… ợc là chính mình sống bằng con ngời bản nguyên chứ không phải sự sao chép bầy đoàn, dới sự kìm kẹp của xã hội. Họ là những ngời lữ khách trên con đờng kiếm tìm bản thân, lạ chọn lí tởng và con đ- ờng đi cho mình nhng bất lực. Họ mãi mãi ở lại tuổi thanh xuân khi bất ngờ kết thúc cuộc đời mình, mất tích không một lời gửi gắm, hay có ngời thì ở lại tiếp tục vật lộn với cuộc sống. Dù con trai hay con gái, ngời giàu có thông minh tơng lai sáng lạng nh Nagasawa hay ngời không mơ ớc, hoài bão nh Toru, hay ngời có ớc mơ nhng bất lực nh Quốc Xã ...tất cả đều lạc bớc vào thế giới tăm tối của niềm tuyệt vọng, bơ vơ trớc cuộc đời. Bi kịch mất lí tởng của con ngời vì vậy càng trở nên nhức nhối hơn, đau đớn hơn.

Yêu thơng không đợc đáp đền, khát khao nhng vô vọng, đắm đuối tới rối bời lo âu. Rừng Nauy là cả một thế giới lồng ghép của nhiều mất mát của con ngời trẻ tuổi Nhật Bản. Tiếp tục nguồn cảm hứng ấy Biên niên kí chim vặn dây

cót tiếp tục cất lên tiếng nói mất phơng hớng của con ngời.

Qua tác phẩm của mình Haruki Murakami đã nắm bắt đợc cảm giác trống rỗng về linh hồn của những con ngời cùng thế hệ với mình, khám phá những tác động tiêu cực của Nhật Bản vào lý tởng, niềm tin của con ngời. Biên niên kí

chim vặn dây cót khiến ngời ta nghĩ tới cái rùng mình của nớc Nhật trong một

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w