Nỗi ám ảnh cuả những khoảng "chân không"

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 54 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4 Nỗi ám ảnh cuả những khoảng "chân không"

H.Murakami đợc mệnh danh là “nhà văn của những khoảng chân không”. Tràn ngập các sáng tác của ông là những quặn đau của con ngời khi đối diện với chính sự trống rỗng và h vô trong lòng mình. Trong hai thiên tiểu thuyết 17 lần từ trống rỗng, khoảng trống vang lên là 17 lần tiếng lòng sâu thẳm của con ngời đợc đánh thức thúc giục họ vơn lên kiếm tìm bản ngã lấp đầy những lỗ hổng đó. Tác phẩm của ông trở thành những nỗi ám ảnh siêu hình dai dẳng, những dấu ấn kì lạ, chính là bởi bên trong nhân vật của ông luôn có một lực đẩy lớn nhất: “lực đẩy về phía h vô, về khoảng trống và về sự trống không đầy hoan lạc” (Jonh Updike). Những “khoảng – chân – không” là những khoảng không gian không chứa vật thể đợc ẩn dụ để thể hiện sự trống trải, méo mó và những ẩn ức tinh thần không thể lý giải trong tâm hồn con ngời. Đó còn là cảm giác bất tri về hiện thực, khó lý giải của những ám ảnh trong h vô - tiềm thức mà con ngời không sao thấu thị đợc.

Nguyên nhân của những khoảng trống ấy là vì con ngời không minh định đợc những xoay vần của cuộc sống xung quanh, vì họ đánh mất niềm tin lý tởng trớc sự trống rỗng trong lòng mình và đặc biệt khi cái tôi bản ngã đích thực của

họ cha đợc khai phá, cảm giác về phần khuyết thiếu, bất toàn của mình ngày càng tăng thì đó là khoảng trống lớn nhất, khó lấp đầy nhất.

Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Haruki đều ôm ấp trong lòng một khoảng rỗng không nh vậy và sau những mất mát trong cuộc đời, những chấn thơng tâm lý thì khoảng chân không đó càng rộng ra, xâm chiếm cai trị trong thế giới tâm hồn họ.

Trớc hết, đó là khoảng trống của những mất mát tình yêu, tình bạn và lý t- ởng để lại. Sau cái chết của Kizuki, Toru mất đi khả năng nhìn nhận sự sống, mất đi lý tởng cuộc đời khoảng trống bắt đầu xuất hiện. Sau những tháng ngày mong mỏi không nhận đợc th phúc đáp của Naoko, Toru tởng nh “cái gì bên trong mình đã rơi mất và chẳng gì đến lấp cho tôi chỗ trống ấy trong lòng" [16, 95]. Những ngời lựa chọn cái chết nh đáp lại sự trống rỗng của mình vào khoảng chân không chung của vũ trụ, còn ngời sống tiếp tục ở lại và chiến đấu với nó.

Sự trống rỗng trong lòng ngời không chỉ bởi những mất mát trong cuộc đời, mà nảy sinh từ cảm giác bất lực trớc sự méo mó của bản thân mình mà không sao lí giải, không sao thoát ra đợc. Nhiều câu hỏi đạt ra nhức nhối trong tác phẩm: Tại sao em lại làm thế? Cái gì đã tớc nó khỏi tôi? Vì sao? Bản chất của nó là gì? Tại sao có sự thay đổi đó? Cái gì đó đã bị thoát ra ngoài vào ngày cái tôi mới sinh ra bởi bàn tay nhơ nhớp cảu hắn? Cả quãng đời sau này của Creta chính là trống rỗng khi không tìm đợc câu trả lời cho những hoài nghi đó.

Naoko cũng bị chế ngự bởi một thế lực vô hình trong khoảng không nào đó. Nàng không nhận thức đợc sự tồn tại của mình, không điều khiển đựoc bản thân, không hiểu những gì ngời ta nói, ngời ta làm ở xung quanh, không nói đựoc điều mình cần nói chỉ thấy rằng: “bọn mình đều là loại kì dị méo mó và… đang chết đuối cả - mình với Kizuki và Reiko” [16, 268].

“Murakami từ lâu đã bị ám ảnh bởi những thực tại quanh co trong những địa tầng của thể xác và tâm lý và tại nhân tĩnh tại của cuốn tiểu thuyết tầng tầng lớp lớp nhất của ông là một mệnh bất di bất dịch: mang tới ý nghĩa cho sự vô nghĩa”. Phát hiện ra khoảng trống trong lòng ngời H.Murakami đi vào miêu tả

đồng thời cũng tìm ra câu trả lời cho thực tại ấy nhng rồi cuối cùng con ngời vẫn phải chấp nhận sự bất toàn và phi lý của cuộc sống và con ngời.

Sự trống rỗng và sự sợ hãi của con ngời còn bởi cảm giác kỳ lạ khi đối mặt với một thế lực vô hình bên trong mình. Họ luôn luôn có cảm giác con ngời mình bị phân tách ra và đấu tranh với nhau, một thế giới tâm hồn hỗn loạn và bất khả giải.

Kasahara May luôn sợ hãi khi ngồi trong lòng giếng sâu và tăm tối bởi cô nhận ra một cái gì đó bên trong mình đang càng lớn dần ra, cảm thấy cái vật gì đó đang lớn dần lên và sẽ xé toang cơ thể mình. “Chính khi đó em thực sự sợ, cha bao giờ trong đời em sợ đến thế. Cái gì đó ở bên trong em, cái vật trăng trắng, kinh tởm ấy nó đang chiếm lĩnh dần, chiếm lĩnh em, ngốn dần thân thể em”. Cô nhận ra rằng: “ Mỗi ngời sinh ra trên đời này đều có một cái gì đó riêng biệt nằm sâu bên trong ngời đó. Và cái đó dù là gì đi nữa trở thành một nguồn nhiệt điều khiển mỗi con ngời từ bên trong”. Và khi “cái đó” trở nên hỗn loạn nó đẩy con ngời xuống vực sâu của rỗng không đau đớn khiến họ hành động một cách vô thức thậm chí điên rồ [16, 373 - 372]. Với Kasahara May “ Thế giới có vẻ hoàn toàn trống rỗng đối với em. Mọi thứ đều có vẻ giả tạo” [17, 374].

Hàng loạt những dấu hiệu bí ẩn và phi lý của thực tại nh: “căn phòng mơ” cuộc chiến ảnh hởng tới thực tại, vết bầm, cái giếng kì lạ, khả năng siêu việt của con ngời, Kano Creta đi qua ý thức ngời khác, sự xuất hiện kì lạ của Creta trong phòng Toru Okada, sự phân thân của ngời đàn bà bí ẩn Đó chính là những yếu… tố phi lý diễn ra xung quanh con ngời khiến con ngời ngày càng hoang mang và chìm sâu vào khoảng trống vô thức.

Cái giếng trong hai tác phẩm đã trở thành hình ảnh biểu tợng độc đáo và sâu sắc về cuộc nhân sinh. Cái giếng hay là lỗ hổng sâu thẳm bên trong nơi ý thức con ngời không dò lên đợc? Giếng cạn hay là cảm giác trống rỗng, vô định của kiếp ngời? Sự tăm tối của nó cũng là hiện thân của một thực tại với nhiều ẩn số là bóng đêm bao trùm số phận con ngời.

Có thể nói ám ảnh về những “khoảng chân không” trở thành một bi kịch đau đớn nhất của con ngời. Phải có một con mắt nhìn tinh tế, khả năng nắm bắt

tâm lý của một chuyên gia tâm lí bậc thầy, Haruki mới có thế biểu đạt đợc chính xác những ám ảnh mơ hồ nh vậy trong thế giới nội tâm phức tạp của con ngời

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w