Tìm về thiên nhiên

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 57 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1.1Tìm về thiên nhiên

Trong cảm thức truyền thống của ngời dân phơng Đông thiên nhiên có sự gắn bó và mối tơng liên kì lạ với thế giới tâm hồn con ngời. Thiên nhiên không đơn thuần là một thực thể vô tri mà nó có khả năng đồng cảm sâu sắc và chuyên chở nhiều cung bậc cảm xúc nhiều quan niệm của con ngời.

Khi những bi kịch trong tâm hồn ngày càng trở nên nhức nhối hơn, con ngời không còn chịu nổi sức ép của vòng quay số phận việc tìm một nơi tạm lánh cho tâm hồn là nhu cầu bức bách và thiên nhiên chính là lựa chọn của con ngời.

Đó là thiên nhiên biết đồng cảm và xẻ chia những vấn vơng khúc mắc trong tâm tởng, thúc giục lòng suy t khơi dậy những rung động vi tế nội tâm con ngời, đó còn là một tấm thảm tinh thần nơi lu giữ kí ức và xúc cảm con ngời. Bớc vào thế giới tiểu thuyết H.Murakami ta bắt gặp những khoảng không gian, những cảnh sắc quen thuộc của Nhật Bản: rặng núi, cánh đồng hoa, tàu cao tốc lớt đi giữa bầu trời và mặt biển xanh chói lọi, màu trắng xóa của tuyết trên khu nhà nghỉ Ami, những rặng núi xanh thẳm...Sống trong nỗi cô đơn tuyệt vọng những ám ảnh đau đớn con ngời khao khát vợt thoát ra khỏi sự tù túng của chính mình bằng cách rộng mở lòng ra với thiên nhiên rộng lớn và khoáng đạt. Bớc ra khỏi những căn phòng tù túng của cuộc đời mình những mảnh đời buồn vui lẫn lộn trong tiểu thuyết Haruki Murakami đợc nâng đỡ, bao bọc trong mối giao hòa với thiên nhiên.

Thiên nhiên là cái nôi êm để lu giữ những kí ức êm đẹp của con ngời. Sau 18 năm hồi tởng lại mối tình đầu thiên nhiên của những ngày xa xa vẫn hiện về vẹn nguyên trong kí ức: “tôi ngửi thấy cả mùi cỏ, cảm thấy gió mơn man trên mặt, nghe thấy tiếng chim kêu”[16, 24]. Đồng cỏ “đợc tắm rửa sạch sẽ bằng những ngày ma nhẹ nhàng mùa hạ, những rặng núi xanh thắm rõ ràng hẳn lên. Làn gió nhẹ tháng mời thổi đung đa những ngọn cỏ trắng cao đến lút đầu ngời. Một dải mây dài lửng lơ vắt ngang vòm trời xanh im phăng phắc” [16, 25]. Đứng trớc cảnh sắc thanh bình lòng ngời trở nên nhẹ nhàng hơn họ sẵn sàng chia sẻ và chiêm nghiệm về cuộc đời mình và thiên nhiên chính là ngời bạn đồng hành cùng lắng nghe những tâm sự thầm kín ấy. Nhà nghỉ Ami có một không khí tĩnh lặng và bình yên vô cùng : những dải nắng nhạt lửng lơ trên rặng đồi, khu rừng và căn phòng nhỏ tràn ngập ánh trăng, lũng sông rộng rãi có những ngọn núi bao quanh, nông trang xanh tơi trải khắp bốn phía, con sông ven đờng chói chang và trong trẻo... nó hoàn toàn đối lập với không gian chật hẹp, xô bồ đầy bụi bặm trong thành phố. Thiên nhiên nhà nghỉ Ami chính là nơi “ẩn dật” của những con ngời méo mó và thiếu khuyết trong tâm hồn nhằm xoa dịu nỗi đau trong lòng. Nhng thiên nhiên có đủ sức xoa dịu những bi kịch chất chồng ấy không? Đó là

một liều thuốc linh diệu khiến con ngời tìm lại đợc niềm tin vào cuộc sống hay chỉ là sự trốn tránh tạm thời trong vô vọng?

Reiko vẫn phải âm thầm đấu tranh với nỗi cô đơn của chính mình, cô độc chơi những bản đàn buồn vọng vang lại từ quá khứ; Naoko tởng nh tìm đợc nơi xóa đi ám ảnh về những cái chết trong quá khứ nhng càng ngày căn bệnh của nàng càng trở nên trầm trọng, thiên nhiên bình yên không đủ xoa dịu một cuộc đời đầy biến động nàng từ giã cuộc đời để lại sau lng đồng cỏ mênh mang hoài niệm.

Kasahara May là một trái tim cô độc để xoa dịu vết thơng đó cô ẩn mình trong căn nhà vắng vẻ trong ngõ cụt, hoà mình trong thiên nhiên khu vờn hoang, vẫn đau đớn cô tìm về miền quê vùng núi xa xôi, tránh xa hoài niệm và đô thị ồn ào náo nhiệt trò chuyện với “dân vịt” để tìm sự ấm áp và hạnh phúc cho mình. Tìm về thiên nhiên để hóa giải bi kịch nhng chính khi đối diện với thiên nhiên con ngời càng cảm nhận thấm thía hơn nỗi cô đơn, bất lực và nhỏ bé của chính mình.

Thiên nhiên không chỉ là ngời đồng hành và sẻ chia tâm sự với con ngời mà còn hòa nhập nó với bản thể của con ngời, thanh lọc những mất mát và ô uế trong tâm hồn họ.

Nhân vật của H.Murakami đã nhiều lần khỏa thân trớc thiên nhiên để thỏa mãn khát khao đợc tan mình trong thế giới, đợc siêu thoát tách mình khỏi nỗi đau và uẩn ức tinh thần trong bề bộn cuộc sống. Theo cách nhìn truyền thống loã thể là một kiểu trở lại trạng thái nguyên sơ, trở lại điểm trung tâm. Nó gắn với quan niệm thẩm mĩ của ngời Nhật về vẻ đẹp thuần khiết trong sự giao hòa tuyệt đối với thế giới xung quanh. Một cơ thể mong manh của cô bé đồng trinh 16 tuổi, một thân hình hoàn mĩ của cô gái vừa tròn 20, Naoko và Kasahara May đều tắm đẫm ánh trăng. Trong đêm trăng trên nhà nghỉ Ami vẻ đẹp thánh thiện và nguyên sơ của Naoko hoà cùng ánh trăng dịu nhẹ, hành động trong vô thức mà cũng là có ý thức, dờng nh lúc đó ý thức cô đang phiêu du trong chốn h vô bất định nào đó. Hành động của Naoko là để thể hiện sự trởng thành và cố gắng thay

đổi của nàng, cũng là sự giao hòa thân xác với thiên nhiên tìm sự an ủi khi nỗi đau dâng lên đến tột cùng.

Đêm trăng ngày ấy Kasahara May cũng cởi hết quần áo, ngồi xuống sàn chìa từng bộ phận cơ thể cho nó tắm dới ánh trăng. Trăng trở thành lớp bảo vệ vô hình bao bọc lấy sự bé nhỏ và cô đơn của kiếp ngời, chia sẻ khao khát của con ngời đợc hòa cái bản thể của mình vào thiên nhiên. ánh trăng cũng trở thành xúc tác để cô bé đối diện soi rọi vào chính cõi lòng mình thông qua chiếc bóng. Vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng cũng nh nỗi đau của con ngời đang tan ra hòa cùng ánh trăng kì diệu kia tạo nên một không gian đầy thơ mộng đậm màu sắc bi cảm. Dấu ấn của triết lí Thiền trên con đờng giải thoát con ngời khỏi bể khổ, thuyết đốn ngộ và siêu thoát cũng thể hiện đậm nét ở khát vọng siêu thăng của con ngời vợt thoát khỏi thực tại tìm thiên nhiên và ở sự đối diện của con ngời với chính bản thể bên trong mình.

Tìm về thiên nhiên là con đờng vô vọng của con ngời, đó không phải là con đờng chính để hoá giải bi kịch số phận. H.Murakami cũng không dành nhiều tâm huyết cho những trang viết về thiên nhiên nhng hình ảnh những con ngời cô độc ôm ấp nỗi đau của riêng mình đối diện với thiên nhiên khao khát giao cảm trong tuyệt vọng vẫn là một ám ảnh trong lòng ngời đọc buộc họ phải suy ngẫm một cách nghiêm túc về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Bi kịch của người hầu hiện đại trong rừng nauy và biên niên ký chim vặn dây cót của h murakami (Trang 57 - 60)