2009 – 2011
3.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
3.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở:
Kiểm toán viên đánh giá khả năng sai sót, đưa ra mức trọng yếu ban đầu,
thực hiện các thủ tục phân tích cần thiết để xác định thời gian của cuộc kiểm toán
và mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.
3.2.2.2. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
Mục đích là giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính pháp lý, ảnh hưởng tới các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chủ yếu là phỏng vấn và thu thập các thông tin:
Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các quy định ...
Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của năm hiện hành và một vài
năm trước.
Biên bản họp cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên ...
Các hợp đồng và các cam kết quan trọng khác...
3.2.2.3. Thực hiện các thủ tục phân tích:
Các thủ tục phân tích nhằm đánh giá sự biến động các số liệu trên sổ sách
kế toán qua các năm. Các thủ tục này được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán
và thường được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán.
3.2.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán (AR):
Mức độ rủi ro được đánh giá theo kinh nghiệm của kiểm toán viên và thông
Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào báo cáo tài chính;
Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố
Mô hình rủi ro kiểm toán:
AR = IR x CR x DR
Trong đó:
AR: Rủi ro kiểm toán
CR: Rủi ro kiểm soát
IR: Rủi ro tiềm tàng
DR: Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng theo mô hình:
Bảng 3: MA TRẬN RỦI RO PHÁT HIỆN
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro tiềm tàng
Cao Trung bình Thấp
Cao Thấp Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao
(Nguồn: Công ty TNHH AISC năm 2011)
3.2.2.5. Xác định mức trọng yếu:
Trong bước này kiểm toán viên chủ yếu xác định mức rủi ro tiềm tàng và khi lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục kiểm toán viên cần chú ý rằng rủi ro
tiềm tàng thường xảy ra nhiều đối với cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát
sinh. Mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau,
mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.
Trọng yếu bao gồm:
Trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính (PM)
Trọng yếu cho từng khoản mục (TE)
Bảng 4: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ PM
Thương mại 0,5 – 1 % Doanh thu
Dịch vụ 3 – 10% Lợi nhuận trước thuế Công ty đầu tư, sản xuất 1 – 2% Tổng tài sản
(Nguồn: Công ty TNHH AISC năm 2011)