Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 49 - 51)

2009 – 2011

3.3.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.3.2.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm bốn bước:

Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, nếu là năm đầu tiên thì khi tiếp xúc với đơn vị, các kiểm toán viên phải mất nhiều

thời gian để tìm hiểu kỹ các quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ của đơn vị, cơ

cấu tổ chức của doanh nghiệp, các quy định về kiểm soát nội bộ tại doanh

nghiệp, các quy định về trình tự và sơ đồ hạch toán, hệ thống kế toán. Để đạt được những hiểu biết trên thì kiểm toán viên cần phải sử dụng các công cụ như:

Bảng câu hỏi, Bảng tường thuật, Lưu đồ….Tuy nhiên, ở những năm tiếp theo thì công việc thu thập thông tin sẽ nhẹ nhàng hơn do các kiểm toán viên có thể sử

dụng hồ sơ kiểm toán năm trước và chỉ cập nhật thêm những thay đổi của năm

nay.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán,

kiểm toán viên sẽ có những đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị. Đây là

cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan.

Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm này dùng để đánh giá xem hệ thống kiểm soát nội bộ đã được

thiết lập có được vận hành hữu hiệu trong thực tế hay không. Những thử nghiệm

kiểm soát bao gồm: phỏng vấn; kiểm tra; quan sát; và thực hiện lại các thủ tục

Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Từ kết quả thực hiện các thử nghiệm trên, giúp kiểm toán viên đánh giá lại

mức rủi ro kiểm soát cho khoản mục hàng tồn kho. Khi đánh giá lại, kiểm toán

viên sẽ nhận ra những điểm yếu để mở rộng các thử nghệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.

3.3.2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng chứng

minh mức độ trung thực và hợp lý của số liệu kế toán. Thử nghiệm cơ bản được

chia thành hai loại: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

* Thủ tục phân tích

So sánh giữa năm nay và năm trước (giải thích biến động nếu có) của các

số liệu:

+ Số dư hàng tồn kho (TP, NVL, bán TP, SPDD,…) theo từng chủng

loại sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ theo từng loại sản phẩm.

+Giá thành đơn vị sản phẩm theo từng chủng loại sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo yếu tố chi phí (NVL, tiền lương, chi phí sản xuất chung).

+ Lãi (lỗ) gộp.

+ Giá trị hàng tồn kho bị lỗi thời.

+ Dự phòng giảm giá hàng tổn kho.

Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, vẽ quy trình lưu chuyển NVL, thành phẩm…

* Thử nghiệm chi tiết

Liệt kê và đối chiếu các số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, cân đối kế

toán, sổ cái hàng tồn kho, báo cáo nhập – xuất – tồn…

Đối chiếu số phát sinh Có của các tài khoản tồn kho với các tài khoản liên

quan để kiểm tra và phát hiện các nghiệp vụ bất thường

Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua NVL, CCDC, bán TP, TP, hàng hoá trên sổ chi tiết tài khoản 152, 153, 154, 155, 156 …(Kiểm tra chứng từ gốc: hoá đơn,

hợp đồng, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho, thẻ kho…)

+ Đối với TP, SPDD: Kiểm tra bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm, đối

chiếu bảng tính giá thành với các tài khoản liên quan, kiểm tra phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm (căn cứ giá thành kế hoạch, giá bán, căn cứ theo định

mức NVL, nhân công …), kiểm tra cách tính đơn giá TP tồn kho cuối kỳ (PP

kiểm kê định kỳ), kiểm tra cách tính SPDD, kiểm tra phương pháp đánh giá hàng

tồn kho (theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền);

+ Đối với nguyên vật liệu: Kiểm tra phương pháp đánh giá hàng tồn kho (theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền), kiểm tra việc phân bổ chi phí mua hàng vào giá trị hàng tồn kho.

Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

+Kiểm tra giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có thấp hơn chi phí hay không;

+Kiểm tra cách tính dự phòng hàng tồn kho có phù hợp với qui định

hiện hành không.

 Kiểm kê

 Thu thập danh sách hàng tồn kho do đơn vị gởi hoặc giữ hộ cho bên thứ ba

 Kiểm tra việc khoá sổ hàng tồn kho có đúng niên độ

 Phỏng vấn HTK đang hiện hữu có do người mua đặt trước hay

không.

 Kiểm tra khoản bảo hiểm hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem xét các thông tin thu thập từ sổ kế toán có đầy đủ chưa để công bố

trong báo cáo tài chính (xin tham khảo danh mục kiểm tra các công bố trong báo

cáo tài chính).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 49 - 51)