QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO Ở

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

2009 – 2011

3.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO Ở

TỪNG GIAI ĐOẠN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM 3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

3.3.1.1. Tiền kế hoạch

Kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu khách hàng về các nội dung như: tình hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động, đối thủ cạnh tranh của khách hàng, chế độ chính

sách của đơn vị,…

Để đạt được những hiểu biết đó, kiểm toán viên có thể quan sát trực tiếp tại đơn vị, tiến hành phỏng vấn hoặc đề nghị phía khách hàng cung cấp những thông

tin cần thiết. Dựa trên những thông tin có được, kiểm toán viên sẽ phân tích sơ bộ để từ đó xây dựng kế hoạch kiểm toán.

3.3.1.2. Lập kế hoạch

Nội dung của kế hoạch bao gồm:

- Xác định mức trọng yếu kế hoạch và đánh giá rủi ro kiểm toán;

- Xác định phạm vi chuẩn mực kiểm toán áp dụng và các vấn đề kế toán

quan trọng;

- Lập chương trình kiểm toán gồm: thời gian kiểm kê hàng tồn kho, thời

gian thực hiện kiểm toán, nhân sự thực hiện kiểm toán từng phần hành gồm cả

hàng tồn kho, kế hoạch phát hành dự thảo BCTC và phát hành BCTC đã kiểm

toán.

3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.3.2.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm bốn bước:

Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, nếu là năm đầu tiên thì khi tiếp xúc với đơn vị, các kiểm toán viên phải mất nhiều

thời gian để tìm hiểu kỹ các quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ của đơn vị, cơ

cấu tổ chức của doanh nghiệp, các quy định về kiểm soát nội bộ tại doanh

nghiệp, các quy định về trình tự và sơ đồ hạch toán, hệ thống kế toán. Để đạt được những hiểu biết trên thì kiểm toán viên cần phải sử dụng các công cụ như:

Bảng câu hỏi, Bảng tường thuật, Lưu đồ….Tuy nhiên, ở những năm tiếp theo thì công việc thu thập thông tin sẽ nhẹ nhàng hơn do các kiểm toán viên có thể sử

dụng hồ sơ kiểm toán năm trước và chỉ cập nhật thêm những thay đổi của năm

nay.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán,

kiểm toán viên sẽ có những đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị. Đây là

cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan.

Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm này dùng để đánh giá xem hệ thống kiểm soát nội bộ đã được

thiết lập có được vận hành hữu hiệu trong thực tế hay không. Những thử nghiệm

kiểm soát bao gồm: phỏng vấn; kiểm tra; quan sát; và thực hiện lại các thủ tục

Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Từ kết quả thực hiện các thử nghiệm trên, giúp kiểm toán viên đánh giá lại

mức rủi ro kiểm soát cho khoản mục hàng tồn kho. Khi đánh giá lại, kiểm toán

viên sẽ nhận ra những điểm yếu để mở rộng các thử nghệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.

3.3.2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng chứng

minh mức độ trung thực và hợp lý của số liệu kế toán. Thử nghiệm cơ bản được

chia thành hai loại: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

* Thủ tục phân tích

So sánh giữa năm nay và năm trước (giải thích biến động nếu có) của các

số liệu:

+ Số dư hàng tồn kho (TP, NVL, bán TP, SPDD,…) theo từng chủng

loại sản phẩm.

+ Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ theo từng loại sản phẩm.

+Giá thành đơn vị sản phẩm theo từng chủng loại sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo yếu tố chi phí (NVL, tiền lương, chi phí sản xuất chung).

+ Lãi (lỗ) gộp.

+ Giá trị hàng tồn kho bị lỗi thời.

+ Dự phòng giảm giá hàng tổn kho.

Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, vẽ quy trình lưu chuyển NVL, thành phẩm…

* Thử nghiệm chi tiết

Liệt kê và đối chiếu các số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, cân đối kế

toán, sổ cái hàng tồn kho, báo cáo nhập – xuất – tồn…

Đối chiếu số phát sinh Có của các tài khoản tồn kho với các tài khoản liên

quan để kiểm tra và phát hiện các nghiệp vụ bất thường

Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua NVL, CCDC, bán TP, TP, hàng hoá trên sổ chi tiết tài khoản 152, 153, 154, 155, 156 …(Kiểm tra chứng từ gốc: hoá đơn,

hợp đồng, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho, thẻ kho…)

+ Đối với TP, SPDD: Kiểm tra bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm, đối

chiếu bảng tính giá thành với các tài khoản liên quan, kiểm tra phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm (căn cứ giá thành kế hoạch, giá bán, căn cứ theo định

mức NVL, nhân công …), kiểm tra cách tính đơn giá TP tồn kho cuối kỳ (PP

kiểm kê định kỳ), kiểm tra cách tính SPDD, kiểm tra phương pháp đánh giá hàng

tồn kho (theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền);

+ Đối với nguyên vật liệu: Kiểm tra phương pháp đánh giá hàng tồn kho (theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền), kiểm tra việc phân bổ chi phí mua hàng vào giá trị hàng tồn kho.

Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

+Kiểm tra giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có thấp hơn chi phí hay không;

+Kiểm tra cách tính dự phòng hàng tồn kho có phù hợp với qui định

hiện hành không.

 Kiểm kê

 Thu thập danh sách hàng tồn kho do đơn vị gởi hoặc giữ hộ cho bên thứ ba

 Kiểm tra việc khoá sổ hàng tồn kho có đúng niên độ

 Phỏng vấn HTK đang hiện hữu có do người mua đặt trước hay

không.

 Kiểm tra khoản bảo hiểm hàng hoá.

Xem xét các thông tin thu thập từ sổ kế toán có đầy đủ chưa để công bố

trong báo cáo tài chính (xin tham khảo danh mục kiểm tra các công bố trong báo

cáo tài chính).

3.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thực hiện

thủ tục phân tích lần cuối nhằm củng cố thêm sự hiểu biết của mình trước khi đưa ra kết luận. Kết quả của thủ tục phân tích này được ghi vào Bản ghi nhớ

hoàn tất kiểm toán, trong Bản ghi nhớ này kiểm toán viên sẽ tập trung thảo luận các bút toán điều chỉnh chưa được Ban Giám đốc công ty khách hàng đồng ý (tuy

nhiên Ban Giám đốc công ty khách hàng đã chấp thuận phần lớn các bút toán điều chỉnh). Các thủ tục phân tích trong giai đoạn này thường là:

- So sánh báo cáo tài chính của niên độ này so với niên độ trước.

- Tiến hành tính toán các chỉ số tài chính, đưa ra những nhận xét, đánh giá

về tình hình tài chính của đơn vị, đưa ra những lưu ý nếu có đến các đối tượng sử

CHƯƠNG 4:

HOÀN THIỆNQUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI

CÔNG TY ABC

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH HÀNG – CÔNG TY ABC 4.1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty

- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của Công ty là: 77.500.000.000 đồng (Bảy mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng).

- Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch

vụ.

- Ngành nghề kinh doanh :

+ Sản xuất mua bán hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

+ Mua bán một số hàng nông súc sản, các mặt hàng phục vụ nuôi trồng

thủy sản.

+ Nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên nhiên vật liệu,

vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.

+ Nuôi trồng thủy sản

+ Dệt may công nghiệp

+ Nhà hàng ăn uống; Khách sạn; siêu thị

+ Vân tải hàng hóa đường bộ

4.1.2. Năm tài chính và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Niên độ kế toán của Công ty: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào

ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND)

4.1.3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán : Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư sửa đổi, bổ sung.

- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán & và chế độ kế toán Việt

dẫn của Bộ Tài chính ban hành và các quy định theo chế độ kế toán Việt Nam. BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý về tình hình tài chính, kết

quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp; việc lựa chọn số liệu và thông tin cần phải trình bày trong bản Thuyết minh BCTC được thực hiện theo

nguyên tắc trọng yếu quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày Báo Cáo Tài Chính”.

- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của

Công ty là: Nhật ký chung.

4.1.4. Các chính sách kế toán về hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc (-) trừ dự phòng giảm giá và dự phòng cho hàng tồn kho lỗi thời, mất phẩm chất. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái

hiện tại.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

. Đối với thành phẩm áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ;

. Đối với vật tư, hàng hoá áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập khi giá trị thuần có thể thực

hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá

bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng

ước tính. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của

hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

4.1.5. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay

Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp; được ghi nhận như

khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ khi chi phí này phát sinh từ các

khoản vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ điều kiện quy định

Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong

kỳ: Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho

mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hóa trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp. Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh

trong kỳ đó.

4.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY AISC ĐƯỢC ÁP

DỤNG TẠI CÔNG TY ABC

4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Đây là năm đầu tiên Công ty AISC ký hợp đồng kiểm toán với Công ty ABC

nên các công việc trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được Công ty AISC tiến

hành rất chặt chẽ.

4.2.1.1. Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng và thu thập thông tin sơ

bộ

* Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng: Công ty ABC đã gửi thơ mời kiểm toán đến Công ty AISC.

Qua thơ mời kiểm toán của Công ty ABC đã thể hiện mục đích mời

công ty AISC kiểm toán cho toàn bộ Báo cáo tài chính của công ty nhằm xác

nhận độ trung thực, hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính, đồng thời đóng góp ý kiến để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Riêng đối với khoản mục hàng tồn kho thì nhằm mục đích:

- Xác nhận thông tin về số dư hàng tồn kho thực tế của đơn vị và giá trị

hàng tồn kho được thể hiện trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán là có thể thực

hiện được.

- Chứng minh công ty đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành về

hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm.

- Điểm đặc biệt quan trọng là kết quả kiểm toán khoản mục hàng tồn kho đối với Ban giám đốc công ty và cơ quan chủ quản sẽ là căn cứ để đánh giá

Đối với Công ty AISC thì luôn luôn đề cao mục tiêu hướng tới là nhằm

thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là công việc của kiểm toán viên trong hầu hết các cuộc kiểm toán là kiểm toán viên dựa trên các chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam để làm căn cứ đưa ra

ý kiến, phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng nhưng cũng đảm bảo hợp lý rằng báo

cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.

* Kiểm toán viên tiến hành tiếp xúc trực tiếp cá nhân bên trong đơn vị:

- Thông qua nhân viên trong công ty:

Phần lớn các cá nhân được phỏng vấn xin ý kiến đánh giá về tình hình sản xuất của công ty thì kiểm toán viên được xác nhận rằng hoạt động sản xuất

của công ty luôn ổn định, công nhân được quan tâm và được nhận nhiều ưu đãi từ phía công ty.

- Thông qua bộ phận kế toán:

Kiểm toán viên đánh giá hầu hết các nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn và có năng lực kinh nghiệm, có tinh thần làm việc tích cực và có nhiều năm gắn bó với công ty.

- Thông qua ban lãnh đạo của công ty:

Giám đốc trực tiếp điều hành công ty là người có trình độ Thạc sỹ về

Quản trị kinh doanh (bên cạnh đó ông có bằng trung cấp về chính trị và ông là

Đảng viên), có năng lực làm việc, có kinh nghiệm quản lý và điều hành công ty. Mối quan hệ giữa các thành viên trong ban giám đốc là thân ái, hữu nghị và gắn

bó.

Kết luận:

Qua những thông tin trên do kiểm toán viên thu thập được về tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng, Công ty AISC đã quyết định đồng ý thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng - Công ty ABC.

Nhận xét:

Nhìn chung thì việc tìm hiểu khách hàng trước khi ký hợp đồng được

về khách hàng luôn được thực hiện nhanh chóng và tương đối chính xác nhưng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)