PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015 (Trang 27 - 30)

HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG 2.1.1. Thông tin chung về ngân hàng 2.1.1. Thông tin chung về ngân hàng

Tên: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Tên viết tắt: TPB

Đăng ký kinh doanh số: 0102744865 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, Lô B2, Cụm sản xuất TTCN và CNN, Phường Dịch

Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Logo:

Điện thoại: (84.4) 37688 998 Fax: 04.37688979 Website: www.tpb.com.vn

2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

TPB chính thức thành lập tháng 5/2008 bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare).

TPB mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, cộng đồng doanh nghiệp những dịch vụ tài chính hiệu quả, tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ cao. Chỉ sau 3 năm thành lập, TPB đã hoạt động có lãi. Từ năm 2010, TPB hoàn thành tăng VĐL 3.000 tỷ đồng. Một số mốc phát triển quan trọng của TPB:

- Năm 2008: Khai trương 02 CN mới; Nhận giấy phép thành lập và triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube (tháng 5); Khai trương và ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (tháng 6); Chính thức tham gia mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam - SmartLink và Ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7 (tháng 8); Ra mắt dịch vụ e-Banking (tháng 10); Nhận chứng chỉ ISO 9001: 2000 (tháng 12)

- Năm 2009: Khai trương 03 CN mới; Kết nối hệ thống chuyển mạch quốc gia BanknetVN (tháng 2); Tăng VĐL lên 1.250 tỷ đồng (tháng 5)

- Năm 2010: Khai trương 03 CN mới; Tăng VĐL lên 2.000 tỷ đồng (tháng 8) và 3.000 tỷ đồng (tháng 12)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Đến hết năm 2010 TPB có 8 CN với tổng cộng 29 điểm giao dịch phân bổ tại các địa bàn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TpHCM, Cần Thơ. Nhìn chung quy mô TPB còn nhỏ nên cơ cấu tổ chức, quản lý khá đơn giản, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc (Xem hình minh họa tại phụ lục 6)

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng, Đại hội đồng

cổ đông có quyền quyết định tất cả các vấn đề trọng đại của TPB

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị TPB, có toàn quyền nhân danh TPB để quyết

định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của TPB, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông

- Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động TPB nhằm đánh giá chính xác hoạt

động kinh doanh, thực trạng tài chính của TPB. Ban kiểm soát của TPB có từ 3 thành viên, trong đó có Trưởng ban kiểm soát, 1 thành viên chuyên trách và 1 thành viên không chuyên trách

- Ban Tổng giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và 03 Phó tổng giám đốc (phụ trách các

khối Thị trường vốn, Quản Lý rủi ro và Phụ trách khu vực phía Nam)

- Bộ máy giúp việc ban Tổng giám đốc gồm: Hội đồng xử lý rủi ro; Hội đồng Tín

dụng; Hội đồng sản phẩm chính sách; Hội đồng đầu tư; Khối thị trường vốn, Khối quản lý rủi ro, Trung tâm thanh toán, trung tâm Công nghệ thông tin, Phòng quản trị nguồn lực, Phòng PR & Marketing; Phòng Pháp chế tuân thủ, Phòng định chế tài chính; Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, văn phòng đại diện miền Nam.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 - 2010

Tổng tài sản của TPB tăng đều qua các năm, bình quân hàng năm tổng tài sản tăng gần 10.000 tỷ đồng và kết thúc năm 2010, tổng tài sản đã đạt được 20.889 tỷ đồng.

Tổng huy động có sự tăng trưởng đáng kể, gần như năm sau gấp đôi năm trước. TPB chú trọng mảng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của TPB giai đoạn 2008 - 2010

Đvt: tỷ đồng

STT Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng tài sản 2.418 10.728 20.889

2 VĐL 1.000 1.250 3.000

3 Huy động 1.171 7.982 16.544

4 Tín dụng 275 3.192 5.224

5 Lợi nhuận sau thuế 50 128 161

Nguồn: BCTN TPB năm 2010

Tổng dư nợ có sự tăng trưởng khá tốt, TPB chú trong phát triển mạnh cho vay trong giai đoạn đầu thành lập. Chất lượng tài sản và quản lý rủi ro ở mức độ tốt. Cụ thể hết năm 2010, nợ xấu toàn hàng chiếm tỷ lệ 0,02% tổng dư nợ cho vay. TPB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 18%.

Tổng lợi nhuận sau thuế của TPB tăng trưởng đều đặn qua các năm, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận của TPB luôn nhỏ hơn 10% là số không cao do TPB mới trong giai đoạn đầu gia nhập thị trường NH còn gặp rất nhiều khó khăn

Về quản trị rủi ro: Khối quản trị rủi ro và bộ phận hỗ trợ khác đã ban hành và hoàn thiện các quy định, chính sách, hạn mức nhằm giảm thiểu các rủi ro trong NH, đã có bộ phận theo dõi, quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, thanh khoản và đối tác.

Cơ cấu lại dư nợ theo hướng hợp lý hơn: TPB không chú trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp lớn và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; không tập trung phát triển cho vay trung dài hạn, mà phát triển khoản tín dụng ngắn hạn. TPB cũng chú trọng phát triển các dịch vụ NH hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của NH.

Lành mạnh hóa tài chính: TPB đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, áp dụng các chuẩn mực quốc tế. TPB liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo.

Công nghệ NH: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp phần mềm lõi các phần mềm chuyên ngành quản lý hoạt động NH: FinnOne; MIS, EISO, Topgun, quản trị rủi ro hệ thống, quản lý an

ninh bảo mật thông tin.

Tiếp tục khẳng định vị trí NH công nghệ hàng đầu thông qua các dich vụ NH điện tử trên e-Banking, m-Banking cùng nhiều tiện ích khác

Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của TPB với các nguyên tắc ứng xử, quy chuẩn đạo đức là kim chỉ nam cho hoạt động. “TPB có thể non

trẻ hơn các NH khác, nhân viên TPB có thể thiếu kinh nghiệm hơn các NH khác, nhưng sự trong sạch của từng con người TPB là tuyệt đối” - phát biểu của chủ tịch HĐQT Lê Quang Tiến trong BCTN 2009 của TPB

2.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.2.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật. 2.2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật.

a) Chính trị

Trước tình hình chính trị trên thế giới có những diễn biến phức tạp, thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ở nước ta trong đó có các NHTM an tâm đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015 (Trang 27 - 30)