Giải pháp kìm hãm nợ xấu xuất hiện và gia tăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015 (Trang 78 - 79)

Việc đầu tiên là phải đào tạo đội ngũ nhân viên thẩm định hồ sơ có nghiệp vụ vững vàng bằng cách ở mỗi đơn vị kinh doanh ngoài cán bộ quản lý có nghiệp vụ tốt cần tuyển dụng thêm 1 đến 2 chuyên viên tín dụng là những nhân viên có kinh nghiệm ngân hàng để họ theo sát và kèm những nhân viên mới; Hội sở thường xuyên đào tạo nghiệp vụ tín dụng và các khóa nhận diện xử lý rủi ro.

năm, tuyệt đối không tuyển nhân viên mới và đào tạo lại như hiện nay. Phòng phân tích thường xuyên đưa ra cảnh báo các ngành rủi ro cao để tránh cấp tín dụng.

Để làm “sạch” bảng cân đối kế toán, TPB nên thành lập Công ty mua bán và khai thác tài sản như rất nhiều NHTM hiện đang áp dụng để tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng, chuyển toàn bộ phần nợ xấu đi (cả nội bảng và ngoại bảng).

Công ty chuyên trách xử lý nợ xấu phải hoàn toàn độc lập vớiTPB, có quy mô vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các NH thu hồi vốn. Bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng là biện pháp tích cực vì NH thu được khoản nợ khó đòi và có thể tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực và tài lực vào hoạt động kinh doanh của mình.

Khi xác định nợ xấu, riêng đối với dư nợ xấu để xử lý chuyển ngay sang bộ phận chuyên trách và có cơ chế theo dõi, đồng thời có bộ phận chuyên xử lý nợ xấu tại từng CN, đảm bảo có tối thiểu một cán bộ am hiểu luật pháp chuyên trách.

Thực hiện tốt các biện pháp cơ bản: phát mãi tài sản, yêu cầu bên thứ ba trả nợ thay, hay khởi kiện, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ, bán tài sản cầm cố thế chấp các theo quy định của pháp luật, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

Bên cạnh đó, TPB cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.

3.4.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Theo Michael L.Schnell, chủ tịch ngân hàng thứ nhất của Mỹ, chìa khoá dẫn đến thành công của họ là tuyển chọn được nhân viên thật tốt cho thấy mức độ quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Môi trường bên ngoài có rất nhiều cơ hội như: Thị trường tài chính ngày càng phát triển; Các ngành phụ trợ ngân hàng phát triển mạnh; Nhà cung cấp ngân hàng ngày càng nhiều;… do vậy TPB cần khắc phục một

vài điểm yếu: Nguồn nhân lực trẻ, thiếu kinh nghiệm; Chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa tốt;… để tận dụng các cơ hội trên của thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015 (Trang 78 - 79)