Sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015 (Trang 55 - 57)

Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, TPB đã từng bước hoàn thiện các SP, DV ngân hàng truyền thống và phát triển các dịch vụ NH hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Năm 2010, TPB đã triển khai một số sản phẩm nổi bật như sau:

Huy động vốn: “Gửi tiền tích điểm”, “hai năm TPB - tri ân khách hàng”, “tiết kiệm

dự thưởng”, “tiết kiệm mừng ngày quốc tế phụ nữ”, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm đa lộc, Tiết kiệm điện tử, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm An Khang, tiết kiệm An Thịnh,…

1,172 16,545 275 3,193 5,225 7,982 0 5,000 10,000 15,000 20,000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Huy động Cho vay Đvt: tỷ đồng

Hình 2.9: Vốn huy động và dư nợ tín dụng của TPB giai đoạn 2008 - 2010

Cho vay khối khách hàng doanh nghiệp: Cho vay thấu chi; Cho vay vốn lưu động; Cho vay đầu tư tài sản cố định; Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng; Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; Tài trợ nhập khẩu; Tài trợ dự án,...

Cho vay khối khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể: Tín chấp tiêu dùng; Thấu

chi; Vay mua ô tô; Vay mua nhà; Vay thế chấp tiêu dùng; Vay kinh doanh; Vay du học; Vay chứng khoán; Vay cầm cố chứng từ có giá,…

Đối với dịch vụ TTQT: ngay từ khi ra đời TPB đã tham gia mạng SWIFT để thanh toán nhập khẩu, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, chuyển tiền TTQT,…

Tuy nhiên việc triển khai tiếp nhận hồ sơ TTQT mới chỉ đến các CN và cũng thực hiện tập trung tại Hội sở. Mức thu phí TTQT trong năm 2010 đạt 0,8 triệu USD tăng hơn gấp đôi so với năm 2009 nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng lớn của thị trường này.

Dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ khác: việc áp dụng phần mềm NH lõi (core banking) đã cho phép TPB đảm bảo xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, cho phép khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi rút tiền nhiều nơi, đảm bảo các giao dịch được thực hiện thông suốt và tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng. Các dịch vụ e-Banking, m-Banking cũng được phát triển và đã đem lại một số thuận lợi nhất định cho khách hàng trong việc truy vấn thông tin và xem số dư tài khoản qua Interenet, điện thoại di động.

Đối với dịch vụ thẻ thanh toán: Hiện TPB đã phát hành hơn 18.000 thẻ ATM. Hệ thống thẻ ATM của TPB đã liên kết được với tất cả hệ thống thẻ ATM ở Việt Nam và khách hàng rút tiền hoàn toàn miễn phí

Về SP, DV của TPB còn một số hạn chế sau:

- Chủ yếu tập trung vào các SP, DV truyền thống là dịch vụ huy động và cho vay thông thường có thế chấp bằng bất động sản. Các sản phẩm cho vay thế chấp/cầm cố bằng động sản, cho vay tín chấp chưa được đẩy mạnh.

- Chất lượng SP, DV chưa có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù tên gọi của sản phẩm rất khác nhau nhưng nhìn chung lợi ích của khách hàng nhận về cũng tương tự nhau vì thế nên khách hàng chưa thực sự cảm nhận được sự đa dạng sản phẩm của TPB

- Các SP, DV ngân hàng bán lẻ, dịch vụ NH hiện đại như các sản phẩm phái sinh, cung cấp dịch vụ ngoại hối, bao thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng trong nước và quốc tế,… chưa phát triển

- Chưa xác định được đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu nên các sản phẩm còn dàn trải, chưa có sản phẩm chiến lược, sản phẩm chưa gắn liền thương hiệu NH, chưa tạo cho khách hàng sự “tự hào”, “sành điệu”, “thời thượng” khi sử dung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)