c) Hoạt động xúc tiến, truyền thông
2.3.1. Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Tiên Phong
Các yếu tố chính: Nguồn vốn (VCSH + vốn huy động); Mạng lưới kênh phân phối; nguồn nhân lực, công nghệ, Chất lượng dịch vụ, Hoạt động marketing.
Hầu hết các yếu tố chính mang tính chất quyết định trong chuỗi giá trị của TPB còn khá yếu, cụ thể như sau:
Tài chính: Nguồn VCSH của TPB còn khá nhỏ bé so với mặt bằng chung của ngành; hiện tại thì vốn điều lệ của TPB cũng mới đáp ứng mức tối thiểu do NHNN quy định là 3.000 tỷ đồng; vốn huy động thị trường 2 của TPB có tỷ lệ khá lớn (43,5%) cho thấy mức độ tự chủ của TPB còn rất thấp.
Mạng lưới kênh phân phối: là yếu tố yếu của TPB vì đến cuối năm 2010 TPB mới có 29 điểm giao dịch rất khó để thu hút được với khách hàng, đặc biệt là đối với sản phẩm chuyển tiền vì khách hàng thích giao dịch tại các ngân hàng cùng với đối tác của họ để được chuyển tiền nội bộ vừa rẻ lại nhanh chóng.
Nguồn nhân lực của TPB còn thiếu và yếu nghiệp vụ so với mặt bằng chung của ngành NH, nhân viên yếu nghiệp vụ là nhân tố gây cho khách hàng sự hoài nghi về TPB sau khi họ nhận được sự tư vấn từ những nhân viên này.
Các yếu tố được đánh giá tốt như Hoạt động marketing và chất lượng dịch vụ cũng không thực sự vượt trội so với mặt bằng chung trên thị trường NH, chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được và chưa thể được xem như là những thế mạnh của TPB trên thị trường NH
Các yếu tố hỗ trợ: Năng lực ban điều hành, cơ cấu ngân hàng, năng lực nghiên cứu và phát triển, Thiết kế mặt bằng kênh phân phối và sự hỗ trợ từ thương hiệu FPT
Ngược lại với các yếu tố chính, nhóm yếu tố hỗ trợ của TPB lại tương đối tốt. Điều đó được lý giải cho sự ra đời muộn, TPB tiếp thu tất cả những điều tốt đẹp từ các ngân hàng cũ
trên thị trường, để có thể tồn tại và phát triển thì TPB cố gắng làm tốt tất cả những gì có thể làm được ngay trước mắt, sau đó sẽ dần dần khắc phục các mặt yếu để hoàn thiện mình.
Hình 2.11: Chuỗi giá trị của TPB