nâng cao năng lực tài chính, là nền tảng để đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng các dịch vụ mới; đồng thời với tính chất đa chủ sở hữu sẽ đem lại cho các cổ đông các quyền lợi đi kèm với nghĩa vụ, là yếu tố tạo ra cơ chế giám sát hiệu quả, nâng cao năng lực hoạt động quản trị, hợp lý hóa bộ máy tổ chức.
Kêu gọi cổ đông là NHNNg góp vốn là giải pháp khả thi trong giai đoạn hiện nay, Một mặt khắc phục nhược điểm cả ba cổ đông chính của TPB đều không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, một mặt tận dụng cơ hội các NHNNg đã hoặc sẽ đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều, thông thường các NHNNg sẽ chọn đầu tư vốn vào một NHTM trong nước để làm cơ sở cho họ thăm dò, thâm nhập và phát triển thị trường. Thu hút vốn từ NHNNg là cơ sở để TPB tiếp cận được phương pháp quản lý, quản trị NH hiện đại; học tập được kinh nghiệm kinh doanh cũng như được chuyển giao công nghệ hiện đại.
Tăng vốn từ lợi nhuận để lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ưu điểm của biện pháp này là giúp TPB không phụ thuộc vào thị trường vốn cũng như không và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ bên ngoài và là cách tăng vốn bền vững nhất. Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Khi áp dụng biện pháp này để tăng vốn, thì TPB có lợi thế là chỉ trả mức lãi suất thấp, thậm chí có thể thấp hơn cả lãi suất tiết kiệm (Thường dưới 10% năm) và chủ động trong việc quyết định thời gian, tỷ lệ chuyển đổi tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình nhưng khó khăn là thương hiệu TPB còn quá mới mẻ thì việc phát hành trái phiếu cũng khó thu hút được nhà đầu tư.
Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động NH chưa tương ứng, trình độ quản lý của NH không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là TPB còn phải xác định được mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm vừa đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của NH.