e) Mức độ rủi ro
2.2.5.3. Năng lực quản trị điều hành ngân hàng
Cơ cấu tổ chức, quản lý của TPB bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc (Xin xem phụ lục 6)
TPB áp dụng cấu trúc hoạt động theo hướng phân chia theo từng khối nghiệp vụ cụ thể có chức năng và nhiệm vụ chuyên trách trực tiếp giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của NH vừa linh động lại vừa sâu sát hỗ trợ kịp thời với những động thái trên thị trường.
Năng lực quản lý: Trình độ và năng lực quản lý luôn được TPB đặc biệt chú trọng. Với việc thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ quản lý giỏi ở các NH khác và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, đến nay đội ngũ cán bộ quản lý của TPB toàn bộ là những người có trình đại học trở lên, năng động, nhạy bén với thị trường, có tư duy cởi mở. Đây là một lợi thế để tiếp cận và ứng dụng các công nghệ NH hiện đại, cập nhật những kiến thức, kỹ năng quản lý mới trong điều hành kinh doanh của NH.
Trong năm 2010, TPB đã bổ nhiệm Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc mới đều là những người được đào tạo chuyên ngành từ nước ngoài trở về, có thâm niên công tác dài trong các NH có quy mô lớn, nhạy bén với thị trường và có tầm nhìn chiến lược. Đồng thời TPB cũng đã có sự tách biệt rạch ròi giữa bộ phận quản lý và bộ phận quản trị (HĐQT và ban Tổng Giám đốc) nhằm làm tăng tính minh bạch và niềm tin của cổ đông.
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc đã được toàn thể cán bộ nhân viên NH tín nhiệm cao, điều này nói lên sự thống nhất, đồng thuận cao trong toàn hệ thống. Ngoài ra, TPB đã tạo được một môi trường giao tiếp “mở” giữa ban điều hành với toàn thể nhân viên nên đã tạo ra bầu không khí gần gủi, đoàn kết trong các cấp quản lý và nhân viên để phấn đấu vì mục tiêu phát triển chung của NH.
Đối với cấp quản lý, TPB đã thực hiện theo hai cơ chế tiền lương đó là: lương “cứng” và lương “mềm” dựa vào kết quả kinh doanh tại các đơn vị. Điều này đã thu hút được nhiều cán bộ quản lý giỏi từ các NH khác.