- Phần hai: gồm 3 câu hỏi nhằm thu thập thông tin chung bao gồm: Thông tin về ngành học; Thông tin về học lực; Thông tin về thời gian gặp giáo
TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà trường
Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục có kế hoạch hỗ trợ các buổi hội thảo của các Khoa để từ đó khơi gợi những đề tài, ý tưởng mới để sinh viên hình thành nên các đề tài nghiên cứu của mình. Mặt khác, nhà trường cần xem xét để hỗ trợ thêm mức kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị của sinh viên vì đối với sinh viên nguồn kinh phí tự có cho hoạt động nghiên cứu khoa học rất hạn hẹp. Có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với những sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.
Hiện nay thường từ năm học thứ 3 trở đi sinh viên mới bắt đầu tiếp cận với hoạt động nghiên cứu, nghĩa là thời gian dành cho nghiên cứu khoa học chỉ khoảng một năm, trong khi vào cuối khóa sinh viên phải bận rộn với việc thi kết thúc môn và đi thực tập. Phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều tìm việc làm và không tiếp tục theo đuổi nghiên cứu khoa học, dẫn tới có những công trình khoa học trở nên dở dang. Vì vậy, để có những công trình khoa học có chất lượng, nhà trường nên thu hút khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ đầu khóa. Nếu ngay từ những năm đầu sinh viên được làm quen với môi trường khoa học, được trang bị kiến thức vững vàng, cộng thêm sự định hướng tốt từ các giảng viên, họ sẽ có nhiều thời gian để theo đuổi đề tài yêu thích và như thế sẽ có những công trình có chất lượng hơn.
Nhà trường cần khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hơn nữa cho các hoạt động của câu lạc bộ về nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ giảng viên cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo và yêu thích nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khối kinh tế Trường Đại học Lạc Hồng. Tác giả đã đề xuất một số kiến nghịgiải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên để ngày một hoàn thiện hơn như sau:
Giải pháp kiến nghị ưu tiên thứ nhất là các giải pháp tác động tới sinh viên nghiên cứu khoa học. Các giải pháp này bao gồm: những định hướng về nghiên cứu khoa học trong sinh viên, sinh viên cần có sự chuẩn bị để biết được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, tổ chức định kỳ các buổi hướng dẫn xử lý số liệu cho sinh viên;
Giải pháp kiến nghị ưu tiên thứ hai là các giải pháp về môi trường học tập: nhóm giải pháp này sẽ giúp hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học, thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học sinh viên để giúp hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng phát triển hơn;
Giải pháp kiến nghị ưu tiên thứ ba là các giải pháp về cơ quan thực tập: nhà trường nên tiếp cận tốt với các doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học có hiệu quả, tăng thêm thời gian làm nghiên cứu khoa học và giải pháp để đề tài nghiên cứu của sinh viên có thể ứng dụng vào thực tế của cơ quan thực tập;
Giải pháp kiến nghị ưu tiên cuối cùng là giải pháp về giáo viên hướng dẫn. Trong nhóm giải pháp này khi sinh viên gặp thắc mắc có thể liên lạc với giáo viên hướng dẫn dễ dàng hơn và được giáo viên hướng dẫn phản hồi nhanh chóng hơn, sinh viên sẽ được Khoa phân giáo viên hướng dẫn đúng chuyên môn cho từng đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ định hướng cho sinh viên chọn đề tài, giới hạn nội dung cho sinh viên khi nghiên cứu.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà trường nhằm mang lại môi trường học tập, nghiên cứu khoa học tốt nhất cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Các kiến nghị được đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khối kinh tế, với mục đích cuối cùng là nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của Đất Nước nói chung và ngành Giáo dục, Đào tạo nói riêng, Trường Đại học Lạc Hồng với hơn 14 năm hình thành và phát triển, cho đến nay Trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương cũng như cả nước. Các hoạt động đào tạo không ngừng đổi mới, nâng cao và phát triển, những thành tựu về hoạt động đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ được thực hiện ngày càng nhiều và hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai công việc không thể tách rời nhau. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động chủ yếu của Trường Đại học Lạc Hồng. Hoạt động này gắn chặt với hoạt động đào tạo, có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Đối với sinh viên, tham gia nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động giúp sinh viên nắm rõ hơn về nội dung lý thuyết đồng thời tích lũy những kiến thức thực tế và biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế. Đây cũng là một trong những vấn đề mấu chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhằm góp phần phát triển Nhà trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù tác giả đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt đề tài của mình. Nhưng đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung để xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khối kinh tế và đánh giá các nhân tố đó ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khối kinh tế Trường Đại học Lạc Hồng. Để từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khối kinh tế Trường Đại học Lạc Hồng. Rất mong sự góp ý của quý thầy/cô và các bạn.