Hội nhập quốc tế sẽ khiến Provimi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới, có thể đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh công ty TNHH một thành viên provimi việt nam tới năm 2016 (Trang 47 - 51)

- Việc một số văn bản thay đổi hay có nhiều hạn chế vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng luật.

2.3.1.2 Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục nhanh từ khủng hoảng toàn cầu. Sau khi tăng trưởng 5,3% trong năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2010, mạnh nhất trong 3 năm. Việc trì hoãn rút đi chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ bất chấp kinh tế phục hồi mạnh đã khiến Việt Nam đương đầu với khá nhiều khó khăn trong thời gian gần đây.

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng GDP % 6.23 5.32 6.78 5.89

Thu nhập bình quân USD 1,024 1,064 1,175 1,256

Lạm phát % 19.09 6.88 11.75 18.58

Tăng trưởng tín dụng % 20.79 37.74 29.89 13.00 Tỷ giá VNĐ/USD VNĐ/USD 17,486 18,435 19,500 20,800

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Nhận xét: bảng 2.12 thể hiện một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam đạt được trong thời gian qua, chỉ số về tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người tăng đều cho các năm là những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, tuy nhiên chỉ số về lạm phát và tỷ giá ngoại tệ gây khó khăn cho kinh doanh sản xuất trong nước.

Bảng 2.13: Chi tiêu bình quân theo nhân khẩu/ tháng

ĐVT: ngàn VNĐ

Năm Tổng chi tiêu

Chia ra Đời sống Ăn uống Không phải ăn uống Khác 2002 293,7 269,1 152,5 116,7 24,6 2004 396,8 359,7 192,5 167,2 37,2 2006 511,4 460,4 242,9 217,5 51 2008 792,5 704,8 373,4 331,5 87,6

2010 1.210,7 1.138,5 601,7 536,9 72,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhận xét: từ bảng thống kê 2.13 thu nhập và chi tiêu bình quân của các hộ ta cũng nhận thấy chi dùng cho ăn uống ngày càng tăng cao.

(Nguồn: Thống kê của tác giả)

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tăng giá điện từ năm 2009 - 2011

Nhận xét: trên biểu đồ 2.3 chỉ số giá điện liên tục tăng qua các năm, cho thấy áp lực chi phí sản xuất và giá thành sản xuất liên tục tăng qua các năm gây khó khăn rất lớn cho công ty, trong bài toán cân đối giữa giá thành và lợi nhuận kinh doanh.

(Nguồn: Thống kê của tác giả)

Nhận xét: theo biểu đồ 2.4 ta nhận thấy, tỷ giá ngoại tệ VND/USD liên tục tăng cao qua các năm, việc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao lợi nhuận, tuy nhiên nguồn nguyên liệu sản xuất của công ty với 80% là nhập khẩu, vì vậy việc tăng tỷ giá sẽ làm tăng chi phí giá thành cho các sản phẩm, gây khó khăn cho công ty.

Thuận lợi:

- Tăng trưởng kinh tế luôn cao theo các năm.

- Thu nhập bình quân và chi tiêu cho cuộc sống ngày càng được cải thiện.

Khó khăn:

- Chi phí sản xuất tăng cao (xăng, điện…). - Tỷ giá ngoại tệ và lãi suất cao.

2.3.1.3 Yếu tố về văn hóa xã hội

Việt Nam là một đất nước mang đậm sắc thái của văn hóa phương Đông với 54 dân tộc phân bố trên nhiều vùng khác nhau của tổ quốc, mỗi dân tộc có những đặc trưng về tôn giáo, tín ngưỡng lối sống khác nhau. Đồng thời mỗi vùng miền trên đất nước đều có những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng. Nắm bắt được điều này thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nhóm khách hàng khác nhau.

Dân số: trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, bao gồm: nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,1%; nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41% thuộc nhóm quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Dân số đông và xuất thân từ nông nghiệp lớn sẽ là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn và tạo môi trường thuận lợi cho chăn nuôi phát triển.

Đặc tính của ngành chăn nuôi là phát triển chủ yếu ở nông thôn, do đó thị trường của thức ăn chăn nuôi cũng chủ yếu phát triển ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên với tốc đô thị hóa cao như hiện nay thì tương lai sẽ có những ảnh hưởng hạn

chế nhất định tới sự phát triển của ngành chăn nuôi từ đó ảnh hưởng không tốt đến ngành. Trong đó nguồn nhân lực của ngành cũng sẽ là vấn đề cần tính toán dự báo trong thời gian tới.

Bảng 2.14: Tình hình lao động trong cơ cấu ngành

Năm

Nông lâm nghiệp thủy sản Phi nông lâm nghiệp thủy sản Nông nghiệp% Lâm nghiệp% Thủy sản% Công nghiệp% Xây dựng% Thương nghiệp% Dịch vụ% 2002 55,7 0,4 3,0 12,6 4,3 10,3 13,8 2004 51,7 0,3 3,1 13,9 5,1 10,5 15,4 2006 49,2 0,4 3,1 14,1 5,3 11,3 16,5 2008 47,2 0,6 3,1 14,7 5,6 11,2 17,7 2010 41,3 0,6 2,6 17,8 6,7 12,0 19,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Nhận xét: bảng 2.14 cho thấy cơ cấu lao động dịch chuyển từ các hoạt động liên quan tới nông nghiệp sang các hoạt động khác. Bước chuyển biến này có thể gây ảnh hưởng tới việc thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành, nếu không đầu tư công nghệ kỹ thuật, máy móc trang thiết bị phù hợp thì nguy cơ bị hạn chế tăng trưởng của ngành là có thể xảy ra.

Ngoài ra, theo Đại học Nông Lâm TP. HCM thì hàng năm nhu cầu kỹ sư chăn nuôi thú y, thủy sản, kỹ sư cơ khí rất cao ở các doanh nghiệp tuy nhiên số lượng đào tạo hàng năm không tăng cao mà có xu hướng giảm qua các năm, thông qua số lượng thí sinh dự thi và theo học các ngành này. Vì vậy trong tương lai vấn đề thu hút nguồn nhân lực sẽ là bài toán cho công ty Provimi trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh công ty TNHH một thành viên provimi việt nam tới năm 2016 (Trang 47 - 51)