với sự biến động của thị trường, dễ làm cho giá thành sản phẩm biến động theo.
Bộ phận kinh doanh phải giám sát chặt chẽ thông tin thị trường cùng với sự nhạy
bén của mình để có quyết định đúng đắn trong việc nhập nguyên liệu về khối lượng và thời điểm cũng như việc dự trữ hàng hóa tồn kho.
Tăng cường công tác bán hàng, mở rộng bán hàng ở những thị trường mới để chiếm thêm thị phần như những vùng sâu, vùng xa đang phát triển (các huyện ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu…), đẩy mạnh bán các mặt hàng chủ lực của
công ty như gas bình (lớn, nhỏ), gas rời sẽ tăng doanh thu nhanh hơn, đồng thời tăng chiết khấu, hoa hồng cho các đại lý cấp dưới để kích thích tăng chỉ tiêu bán hàng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu.
Siết chặt chi phí đầu ra, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp, giới hạn mức chi cho phép để hạn chế những khoản chi phí không
cần thiết như các khoản chi phí vận chuyển, chi phí đi lại của nhân viên bán
hàng, chi phí điện thoại,…
Định kỳ kiểm tra, kiểm kê, đánh giá lại tài sản để có biện pháp xử lý thích
hợp, phát hiện hư hỏng thì phải kịp thời sữa chữa hoặc nhượng bán, thanh lý
những tài sản có chi phí sử dụng cao, không mang lại hiệu quả hay không còn sử
dụng được để thu hồi vốn đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị mới.
Xây dựng đội ngũ kinh doanh và cán bộ kỹ thuật vững chuyên môn thông qua việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên, khuyến khích cán bộ, công nhân viên đơn vị tự trau dồi thêm kiến thức, không
ngừng rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ. Có chính sách khen thưởng cho các cá nhân
và tập thể phòng ban có đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của
công ty.
Tìm tòi nghiên cứu hướng phát triển mới, mở rộng loại hình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh như: bất động sản, tài chính – ngân hàng, chứng khoán nhằm
không ngừng nâng cao lợi nhuận và uy tín cho công ty.
6.2.2. Đối với Nhà Nước
Cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp cần hiểu rõ những phương hướng phát triển của nền kinh tế ở hiện tại hay trong tương lai, để doanh
nghiệp có thể nắm rõ những thay đổi của nền kinh tế hội nhập hiện nay, từ đó có
những chuẩn bị kịp thời để vừa tận dụng cơ hội và vừa hạn chế được những mặt
hạn chế. Tạo ra môi trường kinh doanh công bằng giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhà nước cần phải tạo điều kiện để tạo ra sự liên kết giữa các ngành, nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành trước xu thế hội nhập hiện nay.
Cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty có thương hiệu uy tín trên thị trường như: đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại,
chuyển giao công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất, đóng gói sản phẩm, nới rộng
khuôn khổ pháp lý, hỗ trợ công tác quảng bá thương hiệu, nhằm thu hút nhiều đối
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh, La Xuân Đào (2000). Giáo trình kế toán phân tích. Nhà xuất bản Thống Kê
2. Phan Đức Dũng (2007). Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Thống Kê
3. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). Quản trị tài trính. Tủ sách Đại học Cần Thơ
4. Nguyễn Ngọc Thơ (2002). Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh
tế TP.HCM.
5. Vũ Xuân Tiền (2003). Quản trị tài chính kế toán doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đvt: nghìn đồng
TÀI SẢN 2005 2006 2007
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 21.077.881 23.898.687 27.298.165 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 343.821 1.139.791 2.230.956 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 343.821 1.139.791 2.230.956
1- Tiền 343.821 1.139.791 2.230.956
2- Các khoản tương đương tiền